Bệnh sỏi mật và những biến chứng khó lường

Bệnh sỏi mật có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, gây nguy hại khôn lường cho sức khỏe người bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Sỏi mật là bệnh về đường tiêu hóa và là một chứng bệnh rất phổ biến hiện nay. Sỏi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ của cholesterol, do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, billirubin, muối canxi…Trong hệ thống gan mật, sỏi có thể xuất hiện ở nhiều vị trí, nhưng nhiều nhất là trong đường mật, túi mật. Nguyên nhân của những cơn đau quặn mật bên hạ sườn buộc bệnh nhân đi cấp cứu thường do sỏi mật gây ra. Vậy biểu hiện và biến chứng của sỏi mật như thế nào?

Biểu hiện của bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật có nhiều loại, tùy theo vị trí hình thành sỏi mà sỏi mật được phân thành các loại khác nhau như: Sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật, sỏi mật trong gan… Tùy theo vị trí của sỏi mà biểu hiện của bệnh có những đặc điểm khác nhau. Mỗi loại sỏi ngoài những biểu hiện chung của bệnh sỏi mật, chúng cũng có những triệu chứng điển hình.

biểu hiện sỏi mật
Đau, sốt, vàng da, rối loạn tiêu hóa là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sỏi mật.

Các triệu chứng chung của bệnh sỏi mật

     4 triệu chứng phổ biến thường gặp nhất ở các bệnh nhân bị sỏi mật:

  • Đau bụng, mạn sườn: Vị trí đau của sỏi mật ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Có thể là những cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, đau dai dẳng hoặc thoáng qua, tùy theo thương tổn của túi mật. Đặc điểm đau của sỏi mật là cơn đau tăng lên sau ăn, khác với đau dạ dày thường là tăng khi đói. Không kể trường hợp đau dữ dội, cơn đau của túi mật nhiều khi khó phân biệt với đau của các bệnh dạ dày – tá tràng, đại tràng.
  • Sốt: Là biểu hiện khi xảy ra nhiễm trùng ở túi mật, một biến chứng thường gặp của bệnh túi mật, nhất là sỏi hoặc bùn mật.
  • Vàng da: Bệnh sỏi mật ít khi gây vàng da vì túi mật chỉ là bộ phận phụ bên cạnh đường mật chính. Biểu hiện đầu tiên của vàng da là nước tiểu vàng sậm, kế đến là mắt vàng và sau đó là da vàng. Nếu chỉ thấy da vàng mà nước tiểu không vàng thì không phải là chứng vàng da. Vàng da chỉ xuất hiện khi thương tổn ở túi mật quá nặng nên gây tắc nghẽn đường mật chính, như trong trường hợp sỏi túi mật rơi xuống đường mật chính, viêm túi mật cấp gây phù nề ứ trệ đường mật, viêm túi mật mãn gây dính tắc vùng ngã ba túi mật – đường mật, u túi mật xâm lấn đường mật.
  • Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau cấp tính ở túi mật có thể gây buồn nôn và nôn ói. Các trường hợp khác, bệnh nhân có thể cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ. Các triệu chứng này cũng dễ nhầm với bệnh của dạ dày – tá tràng và của đường tiêu hóa.

Các triệu chứng điển hình của từng loại sỏi trong bệnh sỏi mật:

  • Sỏi đường mật trong gan: Triệu chứng chính là cơn đau vùng hạ sườn phải lan ra vai phải hoặc xương bả vai, đau bụng gan thường xảy ra sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, đau nhiều về đêm. Đôi khi xuất hiện đau cả vùng thượng vị (trên rốn) làm cho lầm tưởng cơn đau của dạ dày. Khi đau kèm theo nôn, cơn đau kéo dài từ vài giờ đến vài ngày có thể dẫn dẫn đến sốt cao đột ngột. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp có sỏi mật trong gan nhưng không biểu hiện triệu chứng nào, chỉ khi xét nghiệm mới phát hiện bệnh.
  • Sỏi ống mật chủ: Người  bệnh sỏi ống mật chủ, thường có triệu chứng đau bụng. Khi cơn đau kéo dài thường dẫn đến sốt và rét run. Kế tiếp là vàng da, vàng mắt, đi ra phân bạc màu.
  • Sỏi ngã ba đường dẫn mật: Sỏi ở vị trí này thường gây nên cơn đau bụng dữ dội và cũng có thể dẫn đến tắc mật làm, vàng mắt, vàng da và ra phân bạc màu
  • Sỏi túi mật – cổ túi mật: Ở thể bệnh này bệnh nhân thường đau bụng dữ dội, co cứng vùng hạ sườn phải. Nếu có hiện tượng tắc nghẽn, túi mật ngày càng to dần lên, khi sờ có thể thấy túi mật căng phồng, sờ vào rất đau. Nếu không kịp thời xử trí có thể đưa đến viêm túi mật cấp tính kèm theo sốt cao.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm gây nguy hại không lường cho sức khỏe người bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng của sỏi mật thường rất rõ ràng và gây đau dữ dội cho cơ thể:

  • Bị bệnh sỏi mật lâu ngày dễ gây viêm nhiễm đường dẫn mật và túi mật bởi một số vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn đường ruột như E.coli, Proteus. Nhiễm khuẩn huyết do sỏi làm thủng các đường dẫn mật, gây rò mật, mật chảy vào bên trong ổ bụng như tá tràng, dạ dày đại tràng,… gây biến chứng nguy hiểm, gây viêm tụy cấp hoặc viêm tụy mãn tính kéo dài.
  • Sỏi mật cũng có thể gây nên viêm túi mật cấp tính làm rò rỉ dịch mật gây nên viêm màng bụng cấp tính (viêm phúc mạc- mật). Đây là một biến chứng sỏi mật rất nguy hiểm, phải can thiệp bằng ngoại khoa và nếu không xử trí kịp thời sẽ để lại hậu quả rất nặng nề cho người bệnh, gây sốc nhiễm khuẩn, có thể tử vong.
  • Sỏi mật cũng có thể gây nên ứ nước túi mật gây hiện tượng tắc túi mật mãn tính, kéo dài. Khi sỏi mật làm viêm nhiễm nặng đường dẫn mật, gây ách tắc, ứ mật lâu ngày, dần dần làm ảnh hưởng rất lớn đến nhu mô gan, nhiễm độc gan, tác động xấu đến chức năng của gan và nguy hiểm nhất là làm xơ gan.
  • Viêm đường mật do sỏi cũng rất có nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết – một bệnh nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm dẫn đến áp xe gan đường mật.

Trên đây là các biểu hiện và biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật để mọi người có thể biết và phòng chống kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Khi nghi ngờ bị sỏi mật cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được xác định, tư vấn, điều trị sỏi mật hiệu quả nhất tránh để xảy ra biến chứng. Mặt khác bệnh sỏi mật hay bị tái phát, vì vậy, nên khám bệnh theo định kỳ và đặc biệt là một thời gian sau khi điều trị (theo Tây Y hay Đông Y) cảm thấy có dấu hiệu bất thường như đau bụng, sốt, vàng da xuất hiện lại là phải đi khám bệnh ngay.

Sỏi mật có di truyền không? Gen nào gây bệnh sỏi mật?

Theo nhận định của Giáo sư Tilman Sauerbruch của bệnh viện đại học Bonn: “Bệnh sỏi mật hình thành do 70 – 80 % yếu tố môi trường như chế độ ăn uống, lối sống không khoa học gây nên, phần còn lại là do gen quyết định”. Do đó, tỉ lệ gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh này khá cao. Nghiên cứu trên các cặp song sinh cũng cho thấy yếu tố di truyền làm tăng ngay cơ mắc sỏi mật.

Từ những dự đoán bước đầu, nhóm nghiên cứu Đại học Bonn cùng các đồng nghiệp từ Romania đã tiến hành nghiên cứu trên 178 phụ nữ và nam giới đều bị sỏi mật trong 84 gia đình. Kết quả cho thấy có 21,4 % người bệnh mang một biến thể gen đặc biệt làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh là ABCG8, ở nhóm không mắc bệnh thì chỉ 8,6% có kiểu gen này. Đột biến này có tỉ lệ di truyền lên tới 10% ở các nước Châu Âu.

ABCG8 là một trong các gen tham gia vào quá trình vận chuyển năng lượng và chuyển hóa cholesterol ở tế bào gan, ruột, đại tràng. Đột biến gen kích thích bơm cholesterol hoạt động thường xuyên, liên tục với tốc độ cao, làm giảm hấp thụ cholesterol ở ruột và tăng vận chuyển từ gan vào hệ thống đường mật, gây mất cân bằng thành phần dịch mật, tạo điều kiện cho sự kết tinh cholesterol. Do đó, những người mang gen đột biến ABCG8 sẽ có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn 2 – 3 lần và tăng khả năng tái phát sỏi sau phẫu thuật cắt túi mật.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Y tế Ấn Độ cũng chứng minh sự biến đổi cấu trúc gen apolipoprotein A1 và C3 (thành phần protein trong HDL) cũng gây rối loạn chuyển hóa lipid và tăng nguy cơ sỏi mật.

Dựa trên những kết quả nghiên cứu, giáo sư Lammert tin tưởng rằng trong tương lai sẽ có thuốc tác động lên gen ABCG8 để giảm hoạt động quá mức của bơm cholesterol, nhưng cần thiết phải có các nghiên cứu sâu hơn, vì không chỉ có một gen đột biến tham gia vào cơ chế tạo sỏi mật. Đồng thời, những phát hiện này cũng giúp ích cho quá trình phòng ngừa và điều trị sỏi mật bằng cách xét nghiệm sàng lọc kiểu gen đột biến. Nhưng trước mắt, người bệnh nên có lối sống lành mạnh, luyện tập thường xuyên, chế độ ăn uống khoa học và giải pháp từ thiên nhiên để tránh xa vấn đề bệnh tật, trong đó có bệnh lý đường mật.

Bạn muốn điều trị bảo tồn  tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏiXEM NGAY giải pháp điều trị sỏi không cần phẫu thuật.

?Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

01324/2018/ATTP-XNQC 

 

soimat
soimat