Bệnh sỏi thận và suy thận có mối liên hệ gì?

Sỏi thận là một căn bệnh xảy ra phổ biến hiện nay và là một trong những nguyên nhân chính gây nên suy thận – căn bệnh nguy hiểm đe dọa tới tính mạng con người. Chính vì vậy, mỗi người cần có biện pháp để phòng tránh và ngăn ngừa 2 căn bệnh này. Bên cạnh đó, việc nhận biết bệnh sỏi thận và suy thận ở giai đoạn sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ có giúp đẩy lùi có hiệu quả căn bệnh suy thận.

Sỏi thận là gì?

Phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do lượng nước quá ít (từ việc mất nước do uống ít nước hoặc tập thể thao quá sức), sự thừa khoáng tinh thể trong nước tiểu, hoặc mức khoáng chất phân nhỏ hơn mức bình thường trong nước tiểu. Các khoáng chất như canxi, oxalate, uric axit, Natri, cystine hay phốt-pho kết thành một khối rắn và đó chính là sỏi thận. Sỏi thận cũng có thể ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo.

Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh sỏi thận và loại sỏi thận. Từ đó mới tìm được cách chữa trị tốt nhất và cách phòng tránh. Nếu một người đã từng bị sỏi thận, rất có khả năng sẽ bị hình thành sỏi tiếp. Sỏi tiết niệu có thể gây cản trở cho thận trong việc loại bỏ các chất độc hại. Một viên sỏi trong thận cũng có thể xù xì, lởm chởm hoặc có các cạnh sắc nhọn và có thể làm tổn thương tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến thận bị hỏng và đôi khi gây nên suy thận.

Triệu chứng của bệnh sỏi thận

Khoảng một phần ba dân số bị bệnh sỏi thận, nhưng chỉ một nửa trong số này có triệu chứng. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng, những viên sỏi có thể gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như nhiễm trùng và nghẽn dòng chảy nước tiểu.

Khi những viên sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau đớn dữ dội (đau bụng tiết niệu) xuất hiện sau đó biến mất và thường di chuyển từ một bên của lưng (sườn) đến bụng dưới (bụng). Những triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau lưng, đùi, háng, cơ quan sinh dục
  • Máu trong nước tiểu
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Đau đớn thường xuyên
  • Đi tiểu gấp
  • Đổ mồ hôi

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Mối liên quan giữa bệnh sỏi thận và suy thận

Người mắc bệnh sỏi thận rất dễ dẫn đến bị suy thận. Mối liên hệ này được thể hiện rất rõ ở các biểu hiện của người sỏi thận. Các viên sỏi thận sau khi hình thành do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho sẽ gây ra các triệu chứng thường gặp như đã nêu ở trên (đau lưng, tiểu buốt, tiểu ra máu,…). Khi đó, đường tiểu sẽ dễ dàng và nhanh chóng vị viêm nhiễm nếu không được khắc phục nhanh chóng sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm và dẫn đến suy thận.

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc – môn do thận sinh ra.

Khi bệnh nhân bị suy thận đồng nghĩa với việc chức năng hoạt động của thận đã suy yếu, thậm chí mất chức năng hoạt động sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe người bệnh. Bệnh suy thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động của các cơ quan khác gây ra nhiều bệnh có liên quan và làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Những người bị bệnh sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao.

Xác định được mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi thận và suy thận gây nguy hại tới tính mạng, mỗi người, nhất là những người bị bệnh thận cần sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh để có cách xử lý kịp thời. Cần nhanh chóng đi kiểm tra để xác định chính xác tình trạng bệnh nếu nhận thấy các triệu chứng để có phương pháp điều trị phù hợp là cách tốt nhất.

Hãy thay đổi cách sống để phòng ngừa sỏi thận

Vì hơn một nửa số người đã từng bị bệnh sỏi thận sẽ bị lại, nên cách tốt nhất là chữa trị và tìm cách phòng ngừa sỏi tái phát. Cách phòng ngừa tốt nhất là thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và thói quen tập thể dục.  Những người đã từng bị bệnh sỏi thận nên uống khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày (nếu không bị bệnh gì cần phải hạn chế uống nước). Ngoài ra, nếu bạn đã bị sỏi canxi, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalate, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô-cô-la, chè, rau chân vịt, các loại quả mọng như dâu tây. Ăn kiêng với chế độ ăn ít chất đạm cũng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Một số người bị sỏi thận là do tuyến giáp nhạy quá mức và tiết ra nhiều hóc-môn, cường tuyến giáp cũng làm lượng canxi được giải phóng từ xương ra nhiều, số canxi này sẽ tạo thành sỏi trong thận. Vì vậy để điều trị triệt để có thể phẫu thuật tuyến giáp và sỏi thận sẽ không bao giờ còn nữa.

Bạn cần tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏi và dùng bài thuốc từ dược liệu dân gian, an toàn. XEM NGAY giải pháp điều trị sỏi.

?Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

01324/2018/ATTP-XNQC 
soimat
soimat