Chế độ dinh dưỡng dành cho người suy thận

Bệnh suy thận hiện vẫn luôn là căn bệnh ám ảnh với nhiều người. Tùy vào tình hình kết quả xét nghiệm máu hàng tuần mà người bị suy thận sẽ được bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng kê chế độ ăn uống phù hợp. Bữa ăn hàng ngày cần giảm lượng đạm, muối, photpho và kali dung nạp vào cơ thể.

Với phương pháp thẩm tách có thể được thực hiện bằng cách lọc máu thông quá máy chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân khúc mạc. Bệnh nhân trải qua quá trình thẩm tách cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và lượng calo để phòng ngừa sút cân.

dinh dưỡng suy thận
Suy thận

Chế độ ăn uống cân bằng cho người suy thận

Những người bị suy thận thường được khuyên nên tuân thủ chế độ ăn uống rất cụ thể nhằm làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa thiếu hụt dưỡng chất. Tốt nhất người bệnh nên tìm đến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn hàng ngày hợp lý.

Rất nhiều bệnh nhân ngoài chứng suy thận mạn tính còn bị các bệnh như: Cao huyết áp, tiểu đường và có thể còn bị cả mỡ máu. Thế nên chế độ dinh dưỡng đúng đắn là đều cực kỳ quan trọng. Nếu không kiêng trong ăn uống có thể khiến người bệnh sụt cân và suy kiệt cơ thể.

Kiểm soát lượng đạm nạp vào

Thận suy sẽ làm giảm khả năng bài tiết urê – đây là sản phẩm của sự chuyể nhóa đạm, do đó người bệnh cần kiểm soát lượng đạm hấp thu để hạn chế đến mức tối da sự tích tụ các chất thải chưa nitơ trong máu.

Tốt nhất việc hạn chế dung nạp đạm ngay từ giai đoạn đầu của bệnh giúp trình trạng bệnh chậm tiến triển. Mức đạm khuyến nghị đốiv ới bệnh suy thận là dưới 0,6g/kg thể trọng/ngày.

Hạn chế Kali

Trong những giai đoạn sau của chứng suy thận hoặc trường hợp đang dùng thuốc đặc hiệu với tác dụng phụ khiến lượng kali trong máu tăng người bệnh cần hạn chế hấp thu kali từ thực phẩm. Khi lượng kali ứ đọng trong cơ thể với những bệnh nhân bị suy thận, khi lượng kali trong máu trên 6,5mmol/l là cực kì nguy hiểm bởi sẽ khiến: Tim loạn nhịp, ngừng tim đột ngột, gây tử vong bất kì lúc nào.

Nên giới hạn lượng kali nạp dao động khoảng từ 2.000 – 3.000mg một ngày. Nên tránh ăn các thực phẩm như: Cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, dâu, đu đủ, đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, chocolate, cà phê… Các loại rau tươi chưa nhiều kali nhưng có thể dùng được khi được nấu 2-3 lần và không dùng nước đã luộc rau.

Nạp calo từ chất béo

Vì nguy cơ thiếu dinh dưỡng khá cao đối với người bị suy thận nên lấy năng lượng thêm từ chất béo, dưới dạng chất béo không bão hòa đơn và chất béo không hòa đa. Tuy nhiên, với người bị suy thận thường có lượng cholesterol và LDL cao, thế nên người bệnh cần thường xuyên kiểm hoát hàm lượng lipid trong máu.

Cân bằng lượng chất lỏng mỗi ngày

Tùy thuộc vào khả năng bài tiết của thận ở từng người bệnh mà lượng chất lỏng nạp vào cơ thể cũng khác nhau. Chỉ cần lượng nước tiểu hàng ngày tương đương với lượng chất lỏng đưa vào cơ thể thì có thể duy trì được sự cân bằng.

Lưu ý đối với các giai đoạn sau của bệnh, thì cần giới hạn lượng chất lỏng dung nạp để phòng tránh tình trạng cơ thể giữ nước lại.

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với người bị suy thận là thách thức không hề đơn giản. Bạn phải đảm bảo người bệnh cung cấp đủ lượng calo cần thiết, loại chất béo để có thể duy trì mức cân nặng lý tưởng, cũng như lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu. Bạn có thể bổ sung calo từ dầu oliu, dầu hạt cải và bơ thực vật, cũng như từ các bữa ăn phụ.

Gợi ý thực đơn dành cho người bị suy thận

  • Bữa sáng: Trứng chiên ăn kèm với một lát bánh mì đen nướng, phết thêm một ít bơ thực vật. Ăn kèm một miếng dưa hấu.
  • Bữa trưa: Ức gà (có thể chế biến với ít muối) ăn kèm cùng rau xà lách và một lát bánh mì đen. Pha thêm một ly nước chanh uống sau khi ăn.
  • Bữa tối: Mì spaghetti sốt cà chua (có thể nêm ít muối). Đậu que luộc. Sữa chua ít béo trộn táo nướng.
  • Bữa phụ: Rau sống ăn kèm với loại sốt ít béo.

Lưu ý

Thực phẩm người bị suy thận nên dùng như

  • Chất béo: 35 – 40g/ngày, 2/3 là dầu hoặc bơ thực vật.
  • Sữa: 100 – 200g/ngày.
  • Ăn các loại rau quả ít đạm, loại ngọt, hàm lượng kali thấp.
  • Trứng gà, vịt: 2 – 3 quả/tuần.
  • Thịt nạc, cá: 50g/ngày.

Thực phẩm người bị suy thận nên hạn chế như

  • Gạo, mì chỉ nên ăn dưới: 150g/ngày.
  • Mỡ, nội tạng động vật.
  • Đậu đỗ, lạc, vừng.

Suy thận là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh sỏi thận gây nên. Đừng để đến khi xảy ra biến chứng mới tìm cách chữa trị thì đã quá muộn, tốt nhất bạn nên điều trị sỏi thận ngay khi phát hiện. Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học người bị bệnh sỏi thận cũng nên sử dụng những thảo dược quý trong Đông Y để điều trị và phòng ngừa sỏi thận hiệu quả.

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    Về Sỏi Mật Trái Sung

    Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

    Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 01324/2018/ATTP-XNQC ngày 19/11/2018 của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM
    soimat
    soimat