Uống đủ nước, hạn chế ăn mặn để không phải chạy thận

Uống đủ nước, hạn chế ăn mặn, thay đổi thói quen sống lành mạnh… là những khuyến cáo để có thận khỏe, phòng ngừa bệnh thận dẫn đến suy thận.

Nhiều bệnh có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng

Khi bị sỏi thận ngoài việc gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân trong cuộc sống, sỏi thận còn có thể dẫn tới những biến chứng xấu, nguy hiểm cho cơ thể. Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại trong thận. Ngày theo ngày, những viên sỏi càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm thì dễ gây ra suy thận. Những biến chứng do bệnh sỏi thận đem lại gồm: Bế tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận cấp, suy thận mãn tính, vỡ thận.

Bệnh tiểu đường, cao huyết áp là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh thận. Nhiều người biết huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim nhưng ít ai nghĩ đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây tổn thương thận. Đặc biệt là bệnh đái tháo đường có diễn biến tổn thương thận cao.

Bên cạnh đó, có những bệnh lý có cùng triệu chứng tương tự dễ gây nhầm lẫn với bệnh thận như đau cột sống, vùng thắt lung, viêm đường tiểu, tiểu ra máu…

Bệnh thận gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể, biến chứng sang các bệnh lý tim mạch, suy tim và đột quỵ, tăng huyết áp, loãng xương, thiếu máu, tổn thương thần kinh…

Không nên chờ khi có triệu chứng bệnh mới đến khám mà cần chủ động tìm bệnh thận trên người có nguy cơ cao. Người có bệnh thận đa nang, bệnh Lupus ban đỏ, có dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid dài hạn và một số thuốc kháng sinh… cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao.

Cần nghĩ ngay đến bệnh thận khi có các triệu chứng như phù toàn thân, rối loạn đi tiểu, tiểu nhiều, tiểu ít, không tiểu, thay đổi màu sắc nước tiểu như tiểu máu, tiểu đục, đau vùng hông lưng…

Uống đủ nước, hạn chế ăn mặn để không phải chạy thận
Uống đủ nước, hạn chế ăn mặn để không phải chạy thận

Uống đủ nước, ăn nhạt để phòng bệnh thận

Một trong số những nguyên nhân khác dẫn đến bệnh thận còn nằm ở thói quen sinh hoạt hàng ngày. Do đó nguyên tắc chung để phòng bệnh thận là cần uống đủ nước mỗi ngày, thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng cân, béo phì, hạn chế ăn mặn, tập thể dục thể thao mỗi ngày, không dùng thuốc khi không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.

Một vấn nạn mà người Việt đang mắc phải gây ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài là tự mua thuốc mà không biết có những thuốc tác hại đến chức năng thận, chức năng gan. Nên lưu ý phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển. Nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm, sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại nhưng một số trường hợp chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến suy thận.

Bệnh thận thường khó phát hiện ban đầu. Một số người vô tình phát hiện ra mình mắc bệnh thận khi đi khám sức khỏe định kỳ, được làm các xét nghiệm máu, nước tiểu… nên cần khám sức khỏe định kỳ, đo huyết áp thường xuyên.

Có một số trường hợp, do bị sỏi một bên thận nên không để ý và khám sớm để phát hiện ra bệnh dù một bên thận đó đã hư, nhiễm trùng tiểu tại thận dẫn đến áp xe và lâu ngày suy thận mới phát hiện ra.

Nên nếu đã mắc các bệnh tại thận như sỏi thận cần được điều trị triệt để sớm tránh biến chứng ảnh hưởng đến chức năng thận dẫn đến suy thận.

[Xem]

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

soimat
soimat