[Bạn có biết?] Sỏi thận làm suy thận

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm của hệ bài tiết, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sỏi thận làm suy thận nếu không được chữa trị kịp thời, tại sao lại như vậy? Làm thế nào để ngăn không cho suy thận do sỏi gây nên?

Suy thận là bệnh gì?

Thận là cơ quan quan trọng của hệ bài tiết, có vai trò thanh lọc các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan diễn ra tốt. 

Suy thận đồng nghĩa với việc vai trò của thận sẽ bị ảnh hưởng hoặc mất luôn vai trò vốn có của nó. Từ đó, các chất rắn dần tích tụ nhiều hơn trong cơ thể, đặc biệt là ở thận dẫn đến sỏi thận hình thành. 

[hình 1] Sỏi thận làm suy thận nếu không đước chữa trị kịp thời 

Phân loại bệnh suy thận

Sỏi thận làm suy thận được xem là một bệnh mạn tính, cần điều trị lâu dài và duy trì. Được phân làm 2 loại:

  • Suy thận cấp tính: Hiện tượng này rất hay gặp phải khi sỏi mắc kẹt trong thận, hoặc niệu quản. Tình trạng này kéo dài dẫn đến ứ nước và dẫn đến suy thận cấp tính. 
  • Suy thận mãn tính: Đây là tình trạng rất nguy hiểm bởi hầu hết các chức năng thận đã suy giảm nhiều. Lọc máu và bài tiết nước tiểu giảm sút chính vì thế người bệnh cần can thiệp gấp để chữa trị.

5 Giai đoạn của bệnh sỏi thận làm suy thận

  • Suy thận giai đoạn 1 và 2: Vì bản chất là bệnh sỏi thận làm suy thận tiến triển âm thầm nên hầu hết ở giai đoạn này chưa nguy hiểm. Các biểu hiện của bệnh hầu như chưa rõ ràng. Bệnh chỉ phát hiện nhờ thăm khám sức khỏe định kỳ khi các thói quen sinh hoạt bị đảo lộn. 
  • Suy thận giai đoạn 3: Các triệu chứng bệnh còn mơ hồ ở giai đoạn này, tuy nhiên chức năng thận suy giảm rõ hơn. Ở giai đoạn này, người bệnh được chia làm 2 loại là suy thận độ 3A và 3B. Giai đoạn 3A khả năng lọc ở cầu thận suy giảm nhiều, còn 3B thì thận tổn thương nghiêm trọng. 
  • Suy thận giai đoạn 4: Ở giai đoạn này các biểu hiện lâm sàng của bệnh sỏi thận suy giảm chức năng thận đã rõ. Cơ thể dễ nhiễm độc, và chức năng lọc máu giảm rõ rệt. 
  • Suy thận giai đoạn 5: Đây là giai đoạn cuối của bệnh suy thận, các chức năng của các cơ quan hệ tiêu hoá, bài tiết, hô hấp đều bị ảnh hưởng. Bệnh nhân cần phải thay thận hoặc tiến hành chạy thận nhân tạo.

Biểu hiện thường gặp của bệnh sỏi thận làm suy thận

Dựa vào biểu hiện lâm sàng mà người bệnh và bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác. Người bệnh nếu mắc phải 7 dấu hiệu sau đây cần thăm khám gấp để chữa trị kịp thời:

Ngủ ngáy to và ngưng thở kéo dài 

Hội chứng ngưng thở trên 1 phút là dấu hiệu của bệnh sỏi thận gây suy thận mạn tính. Người bệnh sẽ trở lại bình thường sau đó ngáy to và kéo dài. 

Chân tay sưng, phù nề

Các chất độc hại không được bài tiết khỏi cơ thể lâu dần tích tụ nhiều trong máu. Lượng nước không được đào thải ra ngoài sẽ làm cơ thể phù nề, đi lại nặng nề, khó khăn hơn. 

Đau lưng

Sỏi thận dịch chuyển trong hệ tiết niệu, mắc kẹt tại nhiều vị trí khác nhau. Khi làm công việc nặng, đi lại mạnh cũng sẽ có biểu hiện đau tức vùng mạn sườn. Cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ, đau âm ỉ hoặc đột ngột rồi hết. 

Cơ thể uể oải

Đây được xem là triệu chứng ban đầu của giai đoạn sỏi thận làm suy thận mạn tính. Thận suy giảm chức năng, máu không được lưu thông, cung cấp oxy lên não thường xuyên. Thì cơ thể mệt mỏi kéo dài dẫn đến suy nhược cơ thể. 

Da nổi ban, ngứa

Suy thận do sỏi thận sẽ làm cho chức năng lọc chất độc hại từ máu sẽ yếu dần đi. Khi đó, các chất độc hại này sẽ tích tụ nhiều trên cơ thể và phản ứng rõ lên da làm phát ban, mẩn đỏ và ngứa.

Thở khó khăn, hơi thở có mùi hôi

Quá trình sản sinh hồng cầu sẽ bị ảnh hưởng khi thận bị suy yếu. Tức là dịch sẽ tích tụ nhiều trong phổi gây khó thở cho người bệnh. Hơi thở có mùi rất dễ nhầm lẫn với bệnh về răng miệng nhưng là một dấu hiệu giúp nhận biết bệnh suy thận. 

Tiểu tiện gặp vấn đề 

Người bệnh mắc bệnh sỏi thận làm suy thận sẽ gặp khó khăn trong lúc tiểu. Tiểu có thể lắc nhắc nhiều lần, lượng nước tiểu ít chứ không nhiều. Thậm chí nước tiểu có mùi tanh hoặc xuất huyết trong lúc tiểu. 

[hình 2]  Sỏi thận làm suy thận ảnh hưởng đến tiểu tiện rất nhiều 

Tại sao sỏi thận làm suy thận?

Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh suy thận do sỏi gây nên, vậy tại sao lại như vậy? 

  • Sỏi thận tồn tại ở khắp hệ bài tiết, khi dịch chuyển đến đâu sẽ ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan đó. Khi sỏi kẹt tại cổ thận, niệu quản hay bàng quang đều sẽ dẫn đến tình trạng ứ nước đầu tiên. 
  • Vì bản chất chất là luôn di chuyển theo dòng chảy của nước tiểu nên sỏi rất dễ cọ xát suốt quá trình đi. Lâu dần sẽ gây viêm phúc mạc, viêm, xuất huyết bên trong. 
  • Tình trạng viêm kéo dài là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh sôi, nảy nở tốt. Sau một thời gian các chức năng thận dần bị chèn ép bởi vi khuẩn gây hại này. Suy thận dần hình thành từ đây. 

Người bệnh mắc suy thận thường do sỏi canxi gây nên. Sỏi này rất dễ gây tổn thương chức năng thận và gây nên các cơn đau khó chịu cho người bệnh.

Mức độ nguy hiểm của sỏi thận làm suy thận

Sỏi thận làm suy thận là tình trạng rất thường hay gặp nếu không được chữa trị kịp thời. Cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh là vô cùng lớn.

Chất lượng cuộc sống kém

Suy thận khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí là bỏ bữa. Giấc ngủ không được sâu, thường xuyên bị ngừng thở đột ngột trong lúc ngủ. Các bệnh lý về da ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Dễ dẫn đến các bệnh nền

Suy thận do sỏi thận làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể như: Phổi, não, xương khớp, tim, dạ dày,… Từ đó dẫn đến các bệnh nền như: Viêm phổi, phổi chứa dịch, viêm khớp, huyết áp, tiêu hoá kém,…

Chức năng sinh sản bị ảnh hưởng 

Cơ thể mệt mỏi, tinh thần suy sút dễ dẫn đến khả năng ham muốn tình dục kém. Chính vì thế chất lượng đời sống vợ đi xuống, khả năng có con thấp. 

Khả năng đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể bị ảnh hưởng

Khi ở giai đoạn 5 của suy thận thì hầu như chức năng đào thải chất độc chỉ còn dưới 10%. Chính vì vậy người bệnh dễ mắc các bệnh nền nhiều hơn, cơ thể lọc chất thải kém đi. 

Giải pháp ngăn không cho sỏi thận làm suy thận

Để không mắc sỏi thận dẫn đến suy thận thì chúng ta cần quan tâm đến cơ thể mình nhiều hơn nữa. Cụ thể như sau:

Thực hiện lối sống lành mạnh

Phân bổ khoa học thời gian làm việc và nghỉ ngơi tránh cơ thể mệt mỏi kéo dài. Rèn luyện thể thao ít nhất 150 phút mỗi tuần. Giữ cho huyết áp không tăng cao, tim mạch ổn định. Kiểm soát lượng đường trong máu tránh gây áp lực lên thận. Sỏi thận sẽ hình thành nhanh nếu thận gặp vấn đề.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học – hạn chế sỏi thận làm suy thận 

Dinh dưỡng luôn đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến 70% cơ thể có khoẻ mạnh hay không. Bạn nên cắt giảm muối, rượu bia trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Bổ sung chất xơ, vitamin từ rau xanh, hoa quả. Giảm đường, đạm động vật nên ăn vừa đủ dinh dưỡng.

Uống đủ nước mỗi ngày 

70% cơ thể là nước, chính vì vậy nước đóng vai cực kì quan trọng cho hầu hết các phản ứng sinh hoá của cơ thể. Bạn nên uống ít nhất là 2l nước lọc hằng ngày. Có thể kết hợp với các thực phẩm giúp mát gan, giải độc như: atiso, râu ngô, mã đề,…

Kiểm soát các bệnh nền không cho tiến triển xấu 

Huyết áp, tim mạch, viêm phổi, tiểu đường,… là những bệnh nếu tiến triển xấu thì thận sẽ làm việc nhiều hơn. Bởi cơ thể thải độc mạnh mẽ thì áp lực cho chức năng thận càng nhiều. 

Thăm khám sức khỏe định kỳ để hạn chế sỏi thận làm suy thận 

Thăm khám sức khỏe 6 tháng/lần giúp bạn phát hiện sớm bệnh. Đặc biệt là sỏi thận cần giải quyết ngay không cho phát triển dẫn đến suy thận.

Như vậy, thông qua bài viết phần nào giúp các bạn trả lời được tại sao sỏi thận làm suy thận. Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn ngăn ngừa được bệnh sỏi thận hiệu quả. 

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

soimat
soimat