Chế độ ăn uống phù hợp cho người bị sỏi thận

Để chữa bệnh sỏi thận hiệu quả, bên cạnh việc uống thuốc điều trị thì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng rất quan trọng để chữa bệnh sỏi thận hiệu quả và đặc biệt là ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy người bị sỏi thận cần có chế độ ăn uống như thế nào cho phù hợp? Dưới đây là những điều bệnh nhân cần phải lưu tâm.

Sơ lược về sỏi thận

Sỏi thận còn được gọi là sạn thận, là do kết quả của sự kết tủa của một số chất chứa trong nước tiểu. Những sỏi này thành lập trong thận và sau đó lưu chuyển qua niệu quản (ureter) xuống bàng quang. Nếu nhỏ nó có thể thoát ra với nước tiểu. Trong trường hợp sỏi lớn không thể đi qua được niệu quản nên nó cứ nằm trong niệu quản, gây nghẽn niệu quản và làm cản trở dòng nước tiểu đi xuống bàng quang làm bệnh nhân lên cơn đau.

Các triệu chứng thường gặp

  • Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận. Đối với những trường hợp nghiêm trọng có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện dần và cần có sự can thiệp của y học ngay lập tức.
  • Đái máu: Là biến chứng thường gặp của bệnh sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm tiểu ra máu.
  • Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể tiểu ra sỏi.
  • Sốt: Người bị sỏi thận hay sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, tiểu buốt, tiểu dắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
  • Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Tiểu tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.
dinh dưỡng cho người bị sỏi thận
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát

Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận

Sỏi thận uống gì?

Uống nhiều chất lỏng

Uống ít nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên sỏi thận. Người sỏi thận phải tuân thủ nguyên tắc uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Không nên dùng bất kỳ loại nước nào kể cả nước ép hoa quả để thay thế hoàn toàn nước lọc.

Uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày giúp giữ cho nước tiểu loãng – làm giảm nồng độ khoáng chất hình thành “đá” trong nước tiểu. Ít nhất một nửa số nước uống hàng ngày nói trên là nước lọc, còn lại có thể là các loại nước uống khác mà bạn thích.

Mách bạn một mẹo nhỏ là bạn hãy đặt nước ở nhiều nơi trong nhà, những vị trí dễ nhìn thấy nhất để đảm bảo không bị quên uống nước. Ngay cả khi không khát nước, bạn cũng cần uống nước để pha loãng nước tiểu, góp phần tống khứ viên sỏi ra ngoài nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống nước.

Giảm vitamin C

Cơ thể chuyển đổi vitamin C thành oxalate tăng hình thành sỏi thận. Vì vậy, nếu các bác sĩ đã đề nghị giảm oxalat trong chế độ ăn, uống vitamin C bổ sung không phải là một ý tưởng tốt. Các bác sĩ khuyên những bệnh nhân bị sỏi thận không nên uống quá 500 mg vitamin C mỗi ngày. Một người có nguy cơ bị sỏi thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng trước khi dùng liều lớn vitamin hoặc khoáng chất.

Nước ép hoa quả mặc dù rất tốt, nhưng người bệnh thận nên uống điều độ, dùng những loại nhiều vitamin C như cam, chanh dâu, cần pha thêm nước lọc khi uống. Những loại quả này cũng rất giàu citrat – chất chống tạo sỏi canxi tự nhiên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng một số loại nước giúp tiểu như nước râu ngô.

Tránh xa trà, cà phê…

Người bệnh sỏi thận cần tuyệt đối tránh xa trà đặc, cà phê vì chúng ngăn ngừa sự hấp thu canxi, khiến canxi phải bài tiết qua đường nước tiểu dẫn đến bị sỏi thận.

Bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì?

Nguyên tắc chung là người bệnh cần ăn nhạt, hạn chế tối đa lượng muối hấp thụ vào cơ thể. Những đồ ăn sẵn và thực phẩm đóng hộp luôn có một hàm lượng muối nhất định và nó thường mặn hơn bình thường, người bệnh thận không nên dùng.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần cắt giảm tối đa những thực phẩm giàu oxalate – chất gây hại cho thận có trong củ cải đường, lạc, chocolate, rau bina. Một điều mà người bệnh cần nhớ là hạn chế tối đa những thực phẩm chế biến bằng phương pháp chiên xào nhiều dầu mỡ như xúc xích, lạp xưởng, khoai chiên…

Giảm lượng muối ăn

Giảm muối (sodium) trong chế độ ăn uống giúp giảm lượng canxi trong nước tiểu, làm giảm xu hướng hình thành sỏi canxi. Chế độ ăn giảm muối tốt nhất nên thực hiện là không thêm muối vào thức ăn và tránh những thực phẩm natri cao như thịt chế biến, thực phẩm ăn nhanh nhiều muối thường xuyên (súp đóng hộp, đồ đóng hộp, mì hoặc cơm trộn) và đồ ăn nhẹ mặn.

Tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu

Axit oxalic hoặc oxalat được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm từ thực vật. Nhưng chỉ có một số làm tăng số lượng oxalate trong nước tiểu. Đó là rau bina, dâu tây, sô-cô-la, cám lúa mì, hạt, củ cải đường, và trà… Tránh những thực phẩm này có thể giúp giảm số lượng oxalate trong nước tiểu. Ăn những thực phẩm có chứa canxi cũng làm giảm oxalate trong nước tiểu. Canxi liên kết với oxalate trong đường tiêu hóa, do đó nó không được bài tiết vào nước tiểu.

Đảm bảo chế độ ăn có chứa canxi đầy đủ

Vài năm trước đây, người ta tin rằng nên giới hạn chế độ ăn uống có canxi vì nó có thể làm cho bệnh của bệnh nhận bị sỏi thận canxi thêm trầm trọng. Nhưng các nghiên cứu ngày nay cho thấy rằng, chế độ ăn đầy đủ hàm lượng canxi mỗi ngày thực sự có tác dụng làm giảm tỷ lệ bị sỏi thận canxi. Những người hình thành sỏi canxi oxalate nên bổ sung 800mg canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày, không chỉ để phòng ngừa sỏi thận mà còn để duy trì mật độ xương. Một cốc sữa ít chất béo có chứa 300mg canxi. Các sản phẩm sữa khác như sữa chua cũng giàu canxi.

Hạn chế đường và protein động vật

Quá nhiều đường và protein động vật cũng có thể làm trầm trọng thêm sự phát triển của sỏi oxalat canxi hoặc canxi. Mặc dù đường tự nhiên có trong thực phẩm cũng phải phải là điều đáng lo lắng, nhưng những người bị sỏi thận nên tránh những thực phẩm đóng gói chứa nhiều đường là tốt nhất.

Thịt và protein động vật khác – chẳng hạn như trứng và cá cũng nên hạn chế vì chúng chứa purin sẽ phân hủy thành acid uric trong nước tiểu. Thực phẩm đặc biệt giàu purin bao gồm các thịt nội tạng, như gan. Vì vậy, những người có xu hướng phát triển sỏi thận nên tránh ăn nhiều protein hơn so với cơ thể cần mỗi ngày.

Bổ sung chất xơ không hòa tan

Chất xơ là một phần khó tiêu hóa của thực vật. Có hai loại chất xơ: Hòa tan (tan trong nước) và không hòa tan. Cả hai đều cung cấp các chức năng quan trọng trong cơ thể. Chất xơ không hòa tan (tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, và gạo) có thể giúp làm giảm canxi trong nước tiểu. Nó kết hợp với canxi trong ruột, để canxi được bài tiết phân thay vì thông qua thận. Chất xơ không hòa tan cũng tăng tốc độ chuyển động của các chất thông qua ruột, vì vậy sẽ có ít thời gian hơn cho canxi được hấp thụ.

Vì vậy, tạo một thói quen ăn trái cây và rau hàng ngày trong thức ăn của bạn. Nó chắc chắn sẽ giúp bạn để chữa bệnh sỏi thận hiện có cũng như ngăn cản bạn từ các vấn đề sỏi thận trong tương lai.

Trên đây là chế độ ăn uống phù hợp cho người bị sỏi thận mà Sỏi Mật Trái Sung tổng hợp. Bạn đọc quan tâm hoặc cần được tư vấn về bệnh sỏi thận, các triệu chứng sỏi thậncách điều trị sỏi thận hiệu quả hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.

Nguồn: http://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/benh-soi-than-nen-an-gi-kieng-gi-c683a867056.html

Bạn cần tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏi và dùng bài thuốc từ dược liệu dân gian, an toàn. XEM NGAY giải pháp điều trị sỏi.

?Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

soimat
soimat