Dấu hiệu, triệu chứng và cách trị bệnh sỏi thận

Quá trình hình thành sỏi thận thường không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi… Vậy dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị bệnh sỏi như thế nào?

Để được biết cách trị bệnh sỏi thận phù hợp, người bệnh nên đi khám ngay khi nhận thấy một trong các triệu chứng, dấu hiệu thận có sỏi.

Triệu chứng của bệnh sỏi thận

  • Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận. Đối với những trường hợp nghiêm trọng có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện dần và cần có sự can thiệp của y học ngay lập tức.
  • Đái máu: Là biến chứng thường gặp của bệnh sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm tiểu ra máu.
  • Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể tiểu ra sỏi.
  • Sốt: Người bị sỏi thận hay sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, tiểu buốt, tiểu dắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
  • Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Tiểu tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.
triệu chứng sỏi thận
Triệu chứng sỏi thận

[Xem]

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu sỏi thận thường rất khó thấy lúc mới có sỏi, vì khi đó chúng còn rất nhỏ. Các biểu hiện của sỏi thận rất dễ nhầm lẫn bệnh khác. Viên sỏi có thể gây đau ở vùng sườn bụng, giữa xương sườn và hông, đau ở hông cảm giác đau lan tỏa tới tận háng. Sỏi thận là “thủ phạm” chính gây đau đường tiết niệu và chiếm đa số các ca cấp cứu tại bệnh viện. Bệnh phát triển ở nam giới ngoài 40 sống ở những vùng nóng bức. Ngoài ra, béo phì và nghèo dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ em.

Bệnh sỏi thận còn có những điều bí ẩn. Người ta chưa hiểu rõ về sỏi thận nhưng cho rằng có một số người dễ bị mắc bệnh này hơn những người khác, trong đó có yếu tố di truyền.

Một số bệnh cũng làm gia tăng sự hình thành sỏi thận, bao gồm các bệnh viêm đường tiết niệu tái diễn thường xuyên, bệnh thận, bệnh chuyển hóa và nhiễm toan ống thận (thận không có khả năng bài tiết axit – bệnh có yếu tố di truyền). Những người có nguy cơ mắc sỏi thận cao gồm những người bị viêm đường ruột mãn hay phải thay thế một đoạn ruột hoặc phẫu thuật tạo hậu môn.

Tình trạng khử nước cũng là 1 yếu tố quan trọng có thể dẫn tới sỏi thận bởi vì các khoáng chất này hiện diện tự nhiên trong nước tiểu và sẽ trở nên đậm đặc khi lượng nước ít đi. Bệnh sỏi thận được tạo ra từ 101 tinh thể. Một viên sỏi thận có chứa thành phần chính là can-xi oxalate (vốn có sẵn trong nước tiểu), axit uric, xsytin hay methionine.

Quả thận làm việc như một máy lọc của cơ thể. Chúng lọc máu và đưa các chất thải từ máu vào nước tiểu. Nếu lượng nước tiểu quá ít hoặc thường xuyên bị ứ lâu thì các tinh thể rắn nhỏ sẽ kết hợp với nhau và hình thành những viên sỏi thận.

Một số viên sỏi thận nhỏ đến mức mà chúng có thể dễ dàng thoát ra ngoài qua đường tiểu tiện mà không thể nhận ra. Tuy nhiên, nếu chúng quá lớn, thì sẽ phải cần tới sự can thiệp y tế. Những viên sỏi lớn có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe thực sự bởi vì chúng sẽ gây tắc, khiến thận bị ứ nước và gây viêm thận. Nếu chúng lọt vào niệu quản sẽ gây ra các cơn đau quặn.

8 dấu hiệu của bệnh sỏi thận giúp sớm nhận biết bệnh:

  • Có sỏi khi đi tiểu: Bạn sẽ thấy sự xuất hiện của những viên đá nhỏ có trong nước tiểu. Tuy nhiên, điều này không hề gây ra đau đớn mà bạn phải quan sát mới thấy rõ được.
  • Đi tiểu ra máu: Một số triệu chứng có thể xảy ra là có máu trong nước tiểu, nước tiểu đục, nước tiểu có mùi khác nhau, cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nếu bạn thấy hiện tượng này khi đi tiểu hãy nghĩ ngay tới bệnh sỏi thận.
  • Đau bên hông hoặc bụng dưới: Nếu bạn bị đau ở bên hông hoặc phần bụng dưới thường xuyên và âm ỉ, cường độ đau tăng dần, bạn nên nhớ, đó có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi thận. Khi có sỏi trong thận, bạn sẽ bị đau nhiều hơn nếu hòn sỏi di chuyển đến một vị trí khác trong đó. Đừng ngại mà không đi khám bác sĩ.
  • Buồn nôn và nôn: Đây là một trong những triệu chứng của sỏi thận vì do nhiễm trùng đường tiểu gây nên. Nó cũng có thể kèm theo các triệu chứng như sốt.
  • Đi tiểu nhiều, tiểu buốt: Đây là tình trạng đầu tiên của bệnh sỏi thận. Bạn sẽ buồn đi tiểu nhiều hơn. Các viên sỏi có thể ngăn chặn đường niệu đạo của bạn khiến việc đi tiểu khó khăn hơn, thường không hết, nên bạn hay bị buồn.
  • Bị sưng thận, ngứa vùng bụng xung quanh thận: Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sỏi thận có thể sưng thận. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng.
  • Các dấu hiệu nghiêm trọng không thể ngồi, đứng: Khi cơn đâu trở nên nghiêm trọng vì tình trạng bệnh nặng, bạn sẽ không thể đi lại được, ngồi cũng khó, mệt mỏi và sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn khi đi tiểu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Sỏi thận dễ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, và điều này khiến họ sốt và gai người.
dấu hiệu triệu chứng sỏi thận
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận – Viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu

Cách trị bệnh sỏi thận

Trường hợp sỏi thận còn nhỏ

Đối với trường hợp bệnh nhân khi sỏi còn nhỏ thì có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài. Những loại thuốc được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo… có tác dụng rất hiệu quả trong việc tán sỏi, phòng ngừa sỏi tái phát

Trường hợp sỏi thận đã lớn

Nếu sỏi đã quá lớn khi phát hiện hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).

Lưu ý: Đối với những bệnh nhân bị bệnh sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan thì tỉ lệ tái phát lên đến 60% do đó dù cho là bệnh nhân đã phẫu thuật sỏi hay uống thuốc tán sỏi thì bệnh nhân cũng phải chú ý cách sinh hoạt, ăn uống và sử dụng thuốc hỗ trợ sau điều trị. Bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì, khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sỏi cần điều trị sớm. Hiện nay trên trị trường có nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị tán sỏi, hạn chế tái phát. Khách hàng hoặc bệnh nhân nên tham khảo và lựa chọn sản phẩm chất lượng được các bác sĩ, dược sĩ, lương y khuyên dùng.

Bạn muốn điều trị bảo tồn  tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏiXEM NGAY giải pháp điều trị sỏi không cần phẫu thuật.

?Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

Để lại một bình luận

soimat
soimat