Sỏi bàng quang có nguy hiểm không – Điều trị khó hay dễ

Sỏi bàng quang là chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành, chiếm khoảng 1/3 các trường hợp có sỏi ở hệ tiết niệu. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn. Ứ đọng nước tiểu tiểu do có chướng ngại ở cổ bàng quang hay niệu đạo được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi bàng quang.

Sỏi bàng quang luôn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm và rất khó lường với sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy bệnh sỏi bàng quang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của sỏi bàng quang là gì? Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Điều trị khó hay dễ? Cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Về bệnh sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành từ thận, niệu quản hay tạo ra ngay ở bàng quang. Sỏi bàng quang thường tròn, ít khi xù xì góc cạnh, có loại bé như hạt ngô cũng có loại như quả trứng gà hay nắm tay, thường là một viên đôi khi có nhiều hơn. Sỏi thường nằm ở đáy bàng quang di chuyển theo tư thế bệnh nhân. Khi bị sỏi bàng quang tùy theo kích thước của viên sỏi, số lượng sỏi và một số yếu tố khác mà có thể đưa đến một số biến chứng từ đơn giản đến phức tạp, nguy hiểm.

Thành phần hóa học của sỏi đường tiết niệu nói chung và sỏi bàng quang nói riêng chủ yếu là chất canxi và amoni – magiê – photphat hoặc photphat canxi hoặc oxalic hoặc xystin, nhưng thường là sỏi hỗn hợp và được bao bọc xung quanh bởi một lớp nhân tơ huyết – bạch cầu.

Sỏi bàng quang đôi khi chỉ có một viên nhưng cũng có thể là nhiều viên sỏi tích tụ lại. Kích thước của sỏi bàng quang cũng khác nhau, đôi khi chỉ nhỏ bằng hạt ngô, đốt ngón tay nhưng có trường hợp to bằng quả trứng gà, đặc biệt có những trường hợp sỏi bàng quang nặng tới 1kg.

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Bàng quang nằm ở vùng hạ vị, là một túi cơ hình bầu dục, lúc căng đầy gồm có vùng đỉnh và vùng đáy. Chức năng của bàng quang bao gồm chứa đựng nước tiểu, kìm được nước tiểu và cho thoát nước tiểu theo ý muốn hoàn toàn và thoải mái. Giọt nước tiểu được bài xuất từ thận qua đường dẫn niệu quản xuống đến lưu giữ ở bàng quang trước khi được bài xuất ra ngoài qua niệu đạo.

  • Do sự ứ đọng nước tiểu trong bàng quang
  • Sỏi từ hệ tiết niệu trên (sỏi trong thận, sỏi niệu quản) rơi xuống
  • Sỏi sinh ra tại bàng quang do dị vật như đầu ống thông nước tiểu (do bí đái, tắc đái ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ bàng quang), túi thừa bàng quang hoặc sau phẫu thuật đường tiết niệu (mổ sỏi thận, sỏi niệu quản,..).
sỏi bàng quang có nguy hiểm không
Sỏi bàng quang (tiếng Anh là Bladder Stones)

Dấu hiệu, triệu chứng của sỏi bàng quang

  • Các dấu hiệu, triệu chứng phổ biến nhất của sỏi bàng quang:
  • Tiểu dắt nhiều lần, nhất là ban ngày do đi lại, vận động nhiều
  • Tiểu ra máu, có thể đái đục (bang quang bị nhiễm khuẩn)
  • Có thể đau bụng dưới, đau buốt vùng hạ vị.
  • Trong trường hợp có nhiễm khuẩn sẽ gây hiện tượng sốt nhẹ

Các triệu chứng của sỏi bàng quang có nhiều đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh như u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang, lao bàng quang, ung thư bàng quang (đái máu). Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác bệnh và phòng các biến chứng, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh như đã kể trên, phải đi khám ngay ở các chuyên khoa tiết niệu.

Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện sỏi bàng quang, khi dùng ống thông sắt có tiếng chạm sỏi. Hoặc thăm trực tràng có thể sờ thấy sỏi to khi bàng quang hết nước tiểu.

Soi bàng quang sẽ giúp nhận biết được chính xác số lượng, hình dáng, kích thước và màu sắc sỏi. Ngoài ra còn có thể phát hiện được các nguyên nhân của sỏi bàng quang như hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt hay túi thừa bàng quang.

Chụp Xquang vùng chậu hông thấy có hình sỏi bàng quang. Các xét nghiệm nước tiểu cũng cho biết thêm được những thông tin cần thiết như có hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu.

[Xem]

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không

Sự nguy hại của sỏi bàng quang là nếu không phát hiện và xử trí thích hợp thì khi sỏi ở lại bàng quang lâu sẽ làm tổn thương niêm mạc bàng quang do lượng nước tiểu thay đổi liên tục (trước khi đi tiểu và ngay sau khi đi tiểu) và do sự co bóp của thành bàng quang làm cho viên sỏi cọ sát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, chảy máu và sẽ biến chứng viêm bàng quang cấp, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm bàng quang mạn tính và sau đó có thể là teo bàng quang hoặc rò bàng quang.

Rò bàng quang là một biến chứng rất phức tạp bởi vì nước tiểu sẽ chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo. Nước tiểu chảy ri rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và lâu ngày gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, sỏi bàng quang còn có thể gây nên các biến chứng rất nguy hiểm là viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận. Các biến chứng này gây khó khăn cho việc điều trị và cũng rất tốn kém về thời gian và tiền bạc, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Các phương pháp điều trị sỏi bàng quang

Như trên ta đã biết sỏi bàng quang gây ra cho bệnh nhân nhiều bất tiện và nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Không hiếm gặp những trường hợp có sỏi trong bàng quang nhưng do chủ quan không chịu điều trị sớm đã dẫn đến tình trạng sỏi rơi xuống niệu đạo phải nhập viện mổ cấp cứu. Vậy hiện nay có những phương pháp nào trong điều trị sỏi bàng quang?

soi bang quang co nguy hiem khong
Điều trị sỏi bàng quang.

Điều trị  bằng Tây Y

– Trường hợp sỏi bang quang có kích thước nhỏ: Có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để bệnh nhân đái ra sỏi.

– Với những trường hợp không đái ra sỏi được hoặc sỏi có kích thước nhỏ hơn 3cm thì có thể điều trị nội soi. Có thể sử dụng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi sử dụng sóng xung thủy điện lực (Urat 1) hay máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser.

– Với trường hợp sỏi to, sỏi không thể tán được hoặc người bệnh có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang thì phải tiến hành phẫu thuật. Mổ sỏi bàng quang là phẫu thuật gắp sỏi đơn giản, ít tốn thời gian nhưng thời gian hậu phẫu thường kéo dài hơn nhiều so với phương pháp tán sỏi nội soi.

Điều trị sỏi bằng Đông Y

Những nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ những lợi ích khó có thể thay thế của các thảo dược truyền thống trong việc điều trị bệnh sỏi mà không cần đến các phương pháp tây y khác can thiệp. Điển hình trong số đó là những thảo dược quý như: Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất kim,…giúp hỗ trợ tán sỏi, cải thiện các chức năng gan mật, thận…từ đó khả năng sỏi tái phát sau khi điều trị là rất thấp. Ngoài ra, đối với các trường hợp phát hiện sỏi muộn (đã biến chứng, viêm đau…) cần phải phẫu thuật gấp cũng có thể sử dụng các bài thuốc này để phòng ngừa sỏi tái phát, cải thiện chức năng gan mật, thận, giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng…mà người bệnh sỏi thường mắc phải

[Xem]

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    Về Sỏi Mật Trái Sung

    Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

    Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 01324/2018/ATTP-XNQC ngày 19/11/2018 của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM
    soimat
    soimat