Thận là một trong những cơ quan nội tạng quan trọng nhất, nhưng lại có những triệu trứng âm thầm khi bị tổn thương. Những thói quen xấu trong ăn uống thường là nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận, suy giảm hoặc làm mất chức năng của thận.
Thận tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và ý thức chăm sóc của từng người. Điều này đã được các chuyên gia khẳng định trong nhiều bài nghiên cứu về nguyên nhân thận hư, thận yếu.
Những thói quen liên quan đến ăn uống diễn ra hàng ngày làm tổn thương thận nghiêm trọng, nhưng bạn không bao giờ quan tâm đúng mực. Vì vậy, để bảo vệ thận, bạn phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày.
9 Thói quen không tốt dẫn đến bệnh sỏi thận
Ăn mặn
Nhiều bệnh nhân bị bệnh thận do phải “kiêng” muối quá nhiều nên hầu hết trong số họ muốn ăn những món mặn.
Khi ăn quá nhiều thức ăn chứa muối, thận sẽ phải làm việc rất vất vả, cơ thể sẽ hấp thụ lượng muối dư thừa, dẫn đến huyết áp cao, thận không thể duy trì hoạt động bình thường, gây ra bệnh thận.
Ít uống nước
Gan và thận có chức năng lớn trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đồng thời là trung gian hòa giải quan trọng nhất chịu trách nhiệm chuyển hóa nước sạch cho cơ thể và đẩy nước thải ra ngoài.
Quá trình này cần đến rất nhiều nước nên bạn phải bổ sung kịp thời với số lượng phù hợp. Nếu thiếu nước sẽ sinh ra các bệnh nguy hiểm cho cả gan và thận, đặc biệt là sỏi thận.
Thường xuyên nhịn tiểu
Nếu nhịn tiểu và tích trữ chúng trong bàng quang một thời gian dài, làm cho áp lực bên trong bàng quang tăng lên, dẫn đến vi khuẩn xâm nhập làm viêm bàng quang.
Theo thời gian, bạn sẽ có nguy cơ mắc hiện tượng đái dầm tâm thần, viêm bàng quang, ung thư bàng quang.
Thường xuyên uống bia
Nếu bạn đã bị mắc các bệnh liên quan đến thận, lại có sở thích uống rất nhiều bia mà không biết giới hạn, sẽ dẫn đến lắng đọng acid uric, gây tắc nghẽn ống thận, nhanh chóng bị suy thận.
Ăn rau quả sai cách
Ăn nhiều rau quả giúp cho bạn luôn khỏe mạnh, đó là điều lý tưởng cho hầu hết mọi người. Nhưng đối với những người bị rối loạn chức năng thận mãn tính, không phải loại rau quả nào cũng có thể ăn nhiều.
Các loại trái cây và rau quả thường được coi là thực phẩm tự nhiên giúp giảm huyết áp có chứa thành phần kali, là nguyên nhân phá hủy các chức năng thận, bạn nên ăn uống có chọn lọc.
Uống nhiều nước ngọt
Uống nước ngọt là thói quen phổ biến nhất của nam giới. Bất kỳ khi nào cảm thấy thiếu năng lượng hay mệt mỏi họ đều nghĩ ngay tới nước ngọt.
Nhưng những món đồ uống này chứa khá nhiều axit với độ pH cao sẽ làm thay đổi chất bên trong cơ thể sau khi uống.
Thận là cơ quan chính của cơ thể có chức năng điều chỉnh pH, nếu bạn uống một lượng nước ngọt nhiều trong thời gian quá lâu sẽ là gánh nặng cho thận, tăng khả năng làm tổn thương thận.
Ăn quá nhiều thịt
Hiệp hội Lương thực Mỹ đã khuyến cáo về định mức ăn thịt của mỗi người hàng ngày nên là 0.8g/1kg. Tức là nếu bạn nặng 50 kg, mỗi ngày bạn sẽ cần khoảng 40 gram protein và vì thế bạn không được ăn quá 300g thịt/ngày.
Nếu ăn quá nhiều thịt sẽ gây tổn thương lớn cho thận.
Ngồi lâu một chỗ
Ít vận động gây tác hại lớn đến quá trình lưu thông máu của cơ thể, máu sẽ tập trung ở phần dưới cơ thể nhiều hơn.
Khi nam giới ít vận động, phần dưới của cơ thể dễ bị béo phì, dẫn đến việc cung cấp máu cho phần trên cơ thể không đủ, làm cho nguồn cung cấp máu đến thận bị ảnh hưởng.
Điều này tác động lớn đến hoạt động bình thường của chức năng thận.
Uống thuốc sai cách
Nếu bạn cần phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh trong thời gian dài sẽ gây ra những tác hại không nhỏ cho thận.
Các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh đều có những tác hại nhất định đối với thận. Nếu không có chỉ định của bác sĩ, bạn nên hạn chế uống thuốc tùy tiện.
[Tim hiểu]
✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ: 0908 797 616
✅ TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây
Về Sỏi Mật Trái Sung
Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)