Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị chứng thận yếu

Nguyên nhân thận yếu có rất nhiều, việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa quan trong vì nhờ đó mới có cách điều trị thích hợp. Tuy nhiên dù là do nguyên nhân nào thì bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh sớm và lựa chọn cách trị tốt nhất.

Thận yếu là gì?

Thận có nhiệm vụ lọc máy và bài tiết nước tiểu giúp cơ thể đảm bảo cơ chế cân bằng trong hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Thận yếu là tình trạng chức năng thận suy giảm, lúc này thận không còn đảm đương được chức năng ban đầu, không những thế còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác, tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.

Thận hoạt động bình thường và ổn định đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mức độ ổn định của các khoáng chất, vitamin và các enzym cần thiết cho việc duy trì sự sống, cũng như góp phần điều hòa huyết áp.

Khi bạn bị bệnh thận yếu thì sức khỏe bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới. Bởi thế, việc nhận biết nguyên nhân của bệnh thận yếu là việc làm hết sức quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Vì việc nhận biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có biện pháp để chủ động phòng tránh bệnh, giảm thiểu tối đa những biến chứng và sự phiền toái mà bệnh thận yếu có thể gây ra.

Nguyên nhân bệnh thận yếu

Có rất nhiều nguyên nhân thận yếu trong đó có hai nhóm chính là: nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý.

Nguyên nhân bệnh lý gây thận yếu

  • Sỏi thận, có dị vật ở đường tiết niệu:

Khi bị sỏi thận sẽ gây kích ứng khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn. Dị vật có thể khiến đường tiểu bị tức hoặc tắt.

Nghiên cứu của các chuyên gia y học cho thấy những người bị sỏi thận thường có nguy cơ bị thận yếu cao gần gấp 3 lần người bình thường. Bởi khi bị sỏi thận tức là thận của bạn đang bị tổn thương.

Nếu tổn thương này không sớm được chữa lành thì sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng thận.

  • Viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang):

Thường người bệnh sẽ bị đau ở vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần. Mỗi lần đi tiểu không nhiều mà tiểu lắt nhắt.

Viêm đường tiết niệu kéo dài và không được điều trị triệt để sẽ khiến cơ chế bài tiết nước tiểu của thận gặp phải những trục trặc lớn.

Điều này gây áp lực lớn đối với thận, lâu dần dẫn đến bệnh thận yếu thậm chí kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng thận.

  • Suy thận: Chức năng thận suy giảm dẫn đến tiểu nhiều.
  • Đái tháo đường:

Một biểu hiện thường gặp ở những người bị bệnh đái tháo đường là tiểu nhiều vào ban đêm, lượng đường trong máu tăng cao.

Khi lượng glucose trong máu tăng cao buộc hệ thống lọc thận phải tăng cường làm việc. Việc phải hoạt động quá sức trong thời gian dài khiến thận bị tổn thương. Đây chính là lý do khiến chức năng thận bị suy yếu dần dẫn đến bệnh thận yếu.

Bệnh đái tháo đường khiến nguy cơ đối mặt với bệnh thận yếu tăng 40% so với người bình thường.

  • Sa tử cung (nữ giới): Do việc sinh đẻ nhiều lần và gần nhau khiến cho nữ giới bị sa trễ tử cung khiến bàng quang bị chèn ép, gây ra tình trạng tiểu nhiều.
  • Bệnh lý tuyến tiền liệt (nam giới):

Các bệnh lý tuyến tiền liệt nam giới hay gặp như: U xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt…. là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thận yếu.

Bởi hầu hết các viêm nhiễm sinh dục kéo dài đều dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho các chức năng sinh lý của cơ thể trong đó có sự tổn thương chức năng thận.

Nguyên nhân về sinh lý

  • Thói quen ăn uống hằng ngày:

Việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu đạm, giàu chất béo hay thường xuyên sử dụng rượu bia, trà, cà phê… khiến lượng độc tố trong cơ thể luôn ở mức cao. Như thế đòi hỏi thận phải hoạt động thường xuyên trong trạng thái quá tải dẫn đến suy yếu.

Thói quen ăn uống hằng ngày thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân của bệnh thận yếu mà bạn cần đặc biệt chú ý và có thể phòng tránh được.

  • Tâm lý: Căng thẳng, mất ngủ, lo âu triền miên, sợ hãi….
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi chức năng thận càng bị suy yếu dần.
  • Sử dụng một số thuốc có tính lợi tiểu

Sử dụng thường xuyên các loại thuốc có tính lợi tiểu hoặc thuốc ổn định huyết áp… khiến chức năng thận bị ảnh hưởng và gây ra bệnh thận yếu.

  • Do mang thai: Phụ nữ khi mang thai, bào thai lớn lên gây chèn ép bàng quang khiến người mẹ bầu phải đi tiểu thường xuyên.
  • Lười vận động

Lười vận động là căn nguyên của rất nhiều bệnh trong đó có thận yếu. Việc thường xuyên vận động sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh thận yếu đến 22% so với người ít vận động.

Có rất nhiều nguyên nhân thận yếu tốt hơn hết bạn nên xây dựng và duy trì cho mình thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để chủ động tầm soát sớm các bệnh lý về thận và cả những bệnh lý khác để có cuộc sống vui khỏe mỗi ngày.

Cách nhận biết triệu chứng bệnh thận yếu

Để nhận biết bệnh thận yếu không phải đơn giản, thường người bệnh biết được khi tình trạng chức năng thận suy giảm rõ rệt, lúc này xuất hiện một số biểu hiện điển hình như:

  • Tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm: Khi thấy việc đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày và hơn 2 lần/đêm cũng như lượng nước tiểu nhiều bọt, có màu khác thường vàng sậm hoặc vàng nhạt, đi tiểu có cảm giác đau… bạn cần hết sức lưu ý và nên đi kiểm tra sức khỏe.
  • Phù người: Thận yếu không thể loại bỏ được các chất lỏng dư thừa, chất lỏng này tích tụ trong cơ thể gây ra hiện tượng phù nề ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt….
  • Đau ngang thắt lưng: Thường thì do thận. Thận yếu khiến nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị tắc gây ra các cơn đau lưng.
  • Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt: Theo Đông y “thận chứa tinh sinh tủy, tủy tích tụ lại cho não”, vì vậy thận hư có thể dẫn đến tủy không, đủ, não mất dinh dưỡng, xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn, ù tai.

Thận yếu nên ăn, uống gì?

Bất kỳ bệnh gì cũng vậy chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị. Bệnh thận yếu cũng vậy.

Khi bị thận yếu người bệnh nên kiêng ăn các loại như:

  • Dưa, cà, rượu, bia…
  • Còn khi chế biến thức ăn nên hạn chế sử dụng muối, mì chính.
  • Nếu xuất hiện tình trạng phù nề nên ăn nhạt hoàn toàn.

Một số thực phẩm người bị thận yếu nên ăn như:

  • Các thực phẩm ít chất đạm có: miến, khoai lang.
  • Các loại hoa quả ngọt như: ớt ngọt, chuối, xoài, đu đủ.
  • Các loại rau như: bầu, bí, bắp cải.
  • Các thực phẩm nhiều chất bổ sung như: trứng gà, cá, thịt nạc.

Về nước uống, người bị thận yếu nên dùng nước đun sôi để nguội, nước rau luộc, nước ép hoa quả (cam, quýt). Lượng nước uống mỗi ngày bằng lượng nước tiểu cộng thêm khoảng 200-300ml.

Lưu ý: Người bị thận yếu không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

Cách chữa bệnh thận yếu từ dân gian

Việc trị bệnh càng sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ giúp trị bệnh đơn giản hơn mà thời gian trị cũng được rút ngắn.

Một số bài thuốc trị bệnh thận yếu trong dân gian bạn có thể tham khảo như:

Chữa bệnh thận yếu bằng đu đủ

Đu đủ một loại hoa quả có tính ngọt, mát. Ngoài là một loại thực phẩm được chế biến trong các món ăn hằng ngày thì đu đủ xanh còn có tác dụng trong việc trị các bệnh như trĩ hoặc bệnh thận yếu.

  • Nguyên liệu: Quả đu đủ “thời con gái” thức là không già cũng không non.
  • Cách thực hiện: Khoét một lỗ trên quả đu đủ, cho ít muối vào trong. Sau đó đem hấp cách thủy cho chín.

Sử dụng quả đu đủ có tác dụng ngăn chặn các tế bào gây thận yếu chậm phát triển, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh thận yếu rất tốt.

[Xem thêm:]

Chữa bệnh thận yếu bằng râu ngô

Râu ngô được dùng để nấu nước uống có vị ngọt mát đặc trưng. Đây là một trong những cách chữa bệnh thận yếu hiệu quả với công thức đơn giản, dễ thực hiện.

Bạn chỉ cần dùng râu ngô tươi hoặc khô tùy thích, đem rửa sạch. Sau đó cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 10 phút. Gạn lấy nước râu ngô uống, ngoài tác dụng thanh nhiệt cơ thể còn giúp hỗ trợ trị bệnh khá tốt.

Nguyên nhân thận yếu có rất nhiều, nhưng bạn cần hết sức lưu ý về các triệu chứng của bệnh để kịp thời điều trị cũng như có cách trị bệnh thận yếu thích hợp. Phát hiện sớm và điều trị trước khi bệnh phát triển xấu giúp rút ngắn thời gian và chi phí khi điều trị. Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe bạn nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần để tầm soát bệnh, không chỉ với bệnh thận yếu mà còn nhiều bệnh khác nữa.

Bạn cần tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏi và dùng bài thuốc từ dược liệu dân gian, an toàn. XEM NGAY giải pháp điều trị sỏi.

?Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

01324/2018/ATTP-XNQC 

Tìm nhà thuốc gần nhất: Tại đây

soimat
soimat