Sỏi bàng quang – Nguyên nhân – Triệu chứng và cách điều trị

Sỏi bàng quang nhỏ đôi khi tự thải ra ngoài, nhưng có thể cần phải loại bỏ bởi chuyên gia. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, sỏi bàng quang có thể làm tổn thương niêm mạc bàng quang gây viêm, loét, nhiễm khuẩn, chảy máu và sẽ biến chứng viêm bàng quang cấp.

Bàng quang nằm ở vùng hạ vị , được cấu tạo từ các cơ trơn, có tính chất đàn hồi và có hệ thống thần kinh điều khiển trong việc bài tiết nước tiểu ra ngoài. Sự ứ đọng nước tiểu ở bàng quang thường là kết quả của tình trạng bí tiểu kéo dài, tắc tiểu ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ bàng quang, tổn thương dây thần kinh hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu tái diễn.

sỏi bàng quang

Triệu chứng

Một số người bị sỏi bàng quang không có vấn đề, ngay cả khi sỏi phát triển lớn nhưng nếu sỏi kích thích bàng quang hoặc chèn dòng chảy của nước tiểu, dấu hiệu và triệu chứng có thể phát triển.

Bao gồm các dấu hiệu sau

  • Đau bụng dưới. Ở nam giới, đau hoặc khó chịu trong dương vật.
  • Đi tiểu đau. Thường xuyên đi tiểu, tiểu dắt.
  • Tiểu khó hoặc bị gián đoạn dòng chảy của nước tiểu. Rò rỉ nước tiểu. Có thể đái đục, có máu trong nước tiểu, nước tiểu tối màu bất thường.

Sỏi bàng quang có các đặc điểm

  • Sỏi có thể nhỏ hoặc lớn, có thể lớn đủ để lấp đầy toàn bộ bàng quang.
  • Sỏi có thể mềm hoặc cứng.
  • Sỏi có thể mịn, hoặc lởm chởm và nhọn.
  • Có thể có một sỏi bàng quang hoặc nhiều sỏi.
  • Thành phần hóa học của sỏi có 90% tinh thể, 3% protein, 5% nước, còn lại là các thành phần khác như carbonate, kim loại kiềm.

Thành phần các tinh thể chủ yếu có 5 loại

  • Sỏi calcioxalate
  • Sỏi phosphate
  • Sỏi amoni – magnesi – phosphate
  • Sỏi uric
  • Sỏi cystin

Nguyên nhân

Thận lọc máu, hấp thụ các chất theo nhu cầu của cơ thể và loại bỏ các chất lỏng dư thừa, chất thải, bài tiết theo nước tiểu. Nước tiểu thông qua hai ống niệu quản và đi vào bàng quang, nơi nó được lưu trữ cho tới khi ra khỏi cơ thể. Nếu bàng quang không bài tiết hết, nước tiểu giữ lại có thể bắt đầu hình thành các tinh thể mà cuối cùng trở thành sỏi bàng quang

Có các điều kiện tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng đến bàng quang để tạo ra sỏi như

  • Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt lành tính hoặc tăng sản, là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của sỏi bàng quang ở nam giới. Khi tuyến tiền liệt phì đại, có thể chèn ép niệu đạo và gây cản trở dòng nước tiểu, gây ra tình trạng nước tiểu ứ lại trong bàng quang.
  • Tổn thương thần kinh bàng quang: Thông thường, các dây thần kinh truyền tín hiệu từ não đến cơ bàng quang, điều khiển các cơ co thắt hoặc giãn nở. Nếu những dây thần kinh bị tổn thương do một cơn đột quỵ, chấn thương tủy sống hay vấn đề sức khỏe khác, bàng quang có thể không hoạt động bình thường, tạo ra ứ đọng nước tiểu.
  • Túi thừa( diverticula) bàng quang: Diverticula bàng quang có thể xuất hiện khi sinh hoặc phát triển về sau, là kết quả của tuyến tiền liệt tăng sản lành tính, hoặc các điều kiện khác gây túi thừa bàng quang.

Một số điều kiện khác có thể gây ra sỏi bàng quang

  • Do viêm: Sỏi bàng quang có thể phát triển nếu bị viêm bàng quang. Nhiễm trùng đường tiểu và liệu pháp bức xạ cho khu vực xương chậu, có thể cả hai gây viêm bàng quang.
  • Sỏi thận: Sỏi hình thành trong thận không giống như sỏi ở bàng quang, nó phát triển theo những cách khác nhau và vì các lý do khác nhau. Nhưng sỏi thận nhỏ đôi khi đi xuống niệu quản rồi vào bàng quang và nếu không bị trục xuất, có thể phát triển thành sỏi bàng quang.
  • Do thiết bị y tế hoặc do các dị vật có trong bàng quang:
    • Có trường hợp, ống thông (ống đưa qua niệu đạo để giúp tiêu thoát nước tiểu từ bàng quang) bị đứt và mắc kẹt lại trong bàng quang có thể gây sỏi bàng quang.
    • Các mũi chỉ không tiêu từ các phẫu thuật vùng lân cận xâm phạm vào.
    • Các dị vật từ ngoài đưa vào như cúc áo, trâm cài tóc, các mẫu dây điện. Các mảnh hóa khí bị găm ở thành bàng quang, lâu dần sẽ rơi vào lòng bàng quang.

Từ các dị vật đó, các cặn sỏi dần dần bám tụ lại và hình thành viên sỏi.

Các yếu tố nguy cơ

Sỏi bàng quang chiếm tỷ lệ khoảng 1/3 sỏi đường tiết niệu. Ở các nước đang phát triển, tình trạng sỏi bàng quang gặp phổ biến ở trẻ em, thường do thiếu nước và chế độ ăn uống có hàm lượng protein thấp. Trong các phần còn lại của thế giới, sỏi bàng quang xảy ra chủ yếu ở nam giới lớn tuổi.

  • Giới tính: Sỏi bàng quang xảy ra chủ yếu ở nam giới.
  • Độ tuổi: Ở các nước có nền kinh tế phát triển, sỏi bàng quang có xu hướng xảy ra ở những người trên 50 tuổi, mặc dù ở những người nam trẻ hơn, có tình trạng bí tiểu thường xuyên, cũng có thể phát triển thành sỏi.
  • Bàng quang bị cản trở lối thoát: Nguyên nhân phổ biến nhất của sỏi bàn quang ở nam giới, cản trở lối thoát bàng quang là sự cản trở dòng chảy của nước tiểu từ bàng quang đến niệu đạo, ống dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể.

Bàng quang bị cản trở lối thoát có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là trường hợp tuyến tiền liệt phì đại. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, thu hẹp niệu đạo nhiễm trùng hay phẫu thuật, thậm chí một số thuốc.

  • Tổn thương thần kinh bàng quang: Đột quỵ, tổn thương tủy sống, bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường, thoát vị đĩa đệm và một số vấn đề khác, có thể làm hỏng các dây thần kinh kiểm soát chức nanwng bàng quang.

Một số người bị tổn thương thần kinh bàng quang cũng có thể có tuyến tiền liệt phì đại, hoặc có tình trạng lối thoát của bàng quang bị cản trở.

  • Thường xuyên bị nhiễm trùng bàng quang: Viêm bàng quang nhiễm trùng mãn tính có thể dẫn đến việc hình thành sỏi bàng quang.

[Xem]

Các biến chứng của sỏi bàng quang

 Ngay cả ở những người không gây ra triệu chứng cũng có thể dẫn đến một số biến chứng như

  • Rối loạn chức năng bàng quang mãn tính: Không được điều trị kịp thời và hiệu quả, sỏi bàng quang có thể gây ra các vấn đề tiết niệu mãn tính, như đau khi đi tiểu, hay đi tiểu thường xuyên. Sỏi bàng quang cũng có thể cản trở thoát nước tiểu từ bàng quang vào niệu đạo, ngăn chặn việc bài tiết thải nước tiểu ra ngoài, có thể gây viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Sỏi bàng quang có thể gây ra nhiễm vi khuẩn ở đường tiết niệu.
  • Ung thư bàng quang: Hóa chất hoặc các yếu tố gây ra kích thích thường xuyên của thành bàng quang, bao gồm sỏi bàng quang, có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Các xét nghiệm và chuẩn đoán

Chuẩn đoán bằng thăm khám lâm sàng có thể phát hiện sỏi bàng quang. Thầy thuốc sẽ kiểm tra bụng dưới để xem cầu bàng quang và trong một số trường hợp, thực hiện kiểm tra trực tràng có thể sờ thấy sỏi to khi bàng quang hết nước tiểu và để xác định xem tuyến tiền liệt có mở rộng.

Các xét nghiệm khác được sử dụng để thực hiện trong việc chuẩn đoán sỏi bàng quang có thể bao gồm

  • Phân tích nước tiểu: Một mẫu nước tiểu có ích trong việc kiểm tra thông tin về máu, vi khuẩn và các khoáng chất kết tinh. Phân tích nước tiểu cũng cho biết thêm được những thông tin cần thiết như có hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu, để xác định liệu có nhiễm trùng đường tiết niệu gây sỏi bàng quang.
  • Sỏi bàng quang: Soi bàng quang sẽ giúp thầy thuốc biết được chính xác số lượng, hình dáng, kích thước và màu sắc sỏi. Ngoài ra còn có thể phát hiện được các nguyên nhân của sỏi bàng quang như hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt hay túi thừa bàng quang.
  • Chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc( CT scan): CT scan thông thường kết hợp nhiều X- quang với công nghệ máy tính để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của cơ thể hơn là những hình ảnh từ X- quang.

CT xoắn ốc quét nhanh hơn và lớn hơn cấu trúc nội bộ. CT xoắn ốc có thể giúp phát hiện sỏi thậm chí rất nhỏ, và được coi là một trong những thử nghiệm nhạy cảm nhất để xác định sỏi bàng quang tất cả các loại.

  • Siêu âm: Siêu âm có thể giúp thầy thuốc hình dung sỏi bàng quang.
  • Chụp X – quang: Thực hiện chụp X – quang thận, niệu quản và bàng quang sẽ giúp xác định xem liệu sỏi có mặt trong hệ thống tiết niệu. Đây là một xét nghiệm ít tốn kém và dễ dàng có được, nhưng một số loại sỏi không nhìn thấy trên X – quang thông thường.

Điều trị sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang cần được loại bỏ. Nếu sỏi nhỏ, có thể khuyến cáo nên uống một lượng nước mỗi ngày đủ để giúp loại bỏ. Nếu sỏi quá lớn hoặc không tự loại bỏ, chuyên gia có thể cần có liệu pháp để loại bỏ.

Sỏi bàng quang thường bị loại bỏ trong một thủ thuật gọi là cystolitholapaxy. Một ống nhỏ với một máy ảnh ở cuối( cystoscope) được đưa qua niệu đạo và vào bàng quang để xem. Chuyên gia sau đó sử dụng một laser, siêu âm hoặc thiết bị cơ khí để phá vỡ sỏi thành từng miếng nhỏ, và lấy các mảnh từ bàng quang.

Có khả năng sẽ phải gây tê vùng hoặc chung trước khi thực hiện các thủ thuật. Các biến chứng từ cystolitholapaxy thường ít có, nhưng nhiễm trùng đường tiểu, sốt, tổn thương trong bàng quang và chảy máu có thể xảy ra.

Thầy thuốc có thể sử dụng thuốc kháng sinh trước khi làm thủ thuật để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Khoảng một tháng sau khi thực hiện cystolitholapaxy, chuyên gia sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng không còn mảnh sỏi nào trong bàng quang.

Đối với những hòn sỏi bàng quang quá lớn hoặc quá khó khăn, cần được loại bỏ thông  qua phẫu thuật mở. Trong những trường hợp này, thầy thuốc làm một vết mổ trong bàng quang và trực tiếp loại bỏ các loại sỏi. Và những yếu tố thuận lợi gây ra sỏi, cũng có thể được điều chỉnh.

Dùng liệu pháp thuốc thay thế

Từ lâu, các nền y học khác nhau đã sử dụng dược thảo để chữa trị và ngăn chặn hình thành sỏi trong thận và bàng quang.

Y học đông phương gọi là chứng “sa lâm”, “thạch lâm”. Sỏi nhỏ gọi là sa, sỏi to gọi là thạch. Sa và thạch làm trở ngại đến việc bài tiết nước tiểu (lâm), gây ra tiểu tiện khó, ứ lại gây đau.

Các loại thảo mộc truyền thống dùng trong trường hợp sỏi bàng quang như kim tiền thảo (cây đồng tiền lông), xa tiền thảo (cây mã đề), xa tiền tử (hạt mã đề), bạch mao căn (rễ cỏ tranh), rau đắng, tỳ giải, uất kim, ngưu tất, cỏ xước, trạch tả (mã đề nước), mộc thông, đạm trúc diệp, ý dĩ, thục quỳ… Những loại dược thỏa này được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhiều cách khác nhau và dùng như trà hoặc dùng ở dạng chiết xuất với cồn.

[Xem]

Phòng ngừa sỏi bàng quang

  • Khám sức khỏe định kỳ. Cần lưu ý về các triệu chứng bất thường của đường tiết niệu(tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu đục, tiểu ra máu cuối bãi,..). Tránh thói quen nhịn tiểu.
  • Kịp thời chuẩn đoán và điều trị bệnh tiền liệt tuyến phì đại.
  • Uống đầy đủ chất lỏng: Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là uống nước đầy đủ, có thể giúp ngăn ngừa sỏi bàng quang, vì chất dịch pha loãng nồng độ khoáng chất trong bàng quang. Nên uống 1,5 – 2,0 lít/ngày, bao gồm cả nước có trong thức ăn, rau, canh, củ, quả.
  • Lượng nước nên uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, kích cỡ, sức khỏe và mức độ hoạt động. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc về số lượng chất lỏng thích hợp.
  • Nên dùng thêm nước trái cây: Nhiễm trùng bàng quang mãn tính có thể dẫn đến việc hình thành sỏi bàng quang. Nước trái cây chứa nhiều chất khoáng và vitamin, nhất là beta caroten và vitamin C hàm lượng cao, có thể giúp ngăn ngừa các nhiễm trùng bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn.
  • Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm dộng vật như thịt, trứng, cá,…
  • Hạn chế các sản phẩm chứa nhiều axit oxalate như soda, trà đá, chocolate, dâu tây, các loại hạt,..
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn, đồ uống có chứa nhiều caffeien.
  • Không nên ăn quá mặn: Giảm lượng muối ăn hàng ngày, trung bình không nên quá 6g/ngày.
  • Cần tập luyện vận động cơ thể thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau như khí công Yoga, dưỡng sinh, tâp thể dục, đi xe đạp, đi bộ, bơi lội…và không nên ngồi, nằm một chỗ với thời gian lâu.

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    Về Sỏi Mật Trái Sung

    Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

    Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 01324/2018/ATTP-XNQC ngày 19/11/2018 của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM
    soimat
    soimat