Ngày nay, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến mật ngày càng cao trong đó có sỏi bùn túi mật. Vậy sỏi bùn mật có nguy hiểm không? Nguyên nhân hình thành từ đâu? Sỏi Mật Trái Sung xin thông tin đến quý bạn đọc qua bài viết sau đây.
Sỏi bùn túi mật là gì?
Sỏi bùn túi mật được hình thành dưới dạng thể rắn, hạt li ti phân bổ không đều bên trong mật. Thành phần chủ yếu tạo nên sỏi bùn là cholesterol và canxi bilirubinat. Qua thời gian dài nếu không điều trị kịp thời rất dễ hình sỏi mật.
Triệu chứng của bùn mật thường không rõ ràng, phần lớn phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, một số ít sỏi bùn có thể tự đào thải khi có chế độ sinh hoạt khoa học.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải sỏi bùn là: Phụ nữ đang mang thai, người béo phì, tiểu đường, sụt cân quá nhanh. Ngoài ra, việc dùng quá nhiều thuốc kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ mắc sỏi bùn túi mật.
Bùn túi mật chủ yếu là dạng cholesterol và canxi bilirubinat
Nguyên nhân hình thành sỏi bùn mật
Khi bạn biết nguyên nhân tạo ra sỏi bùn túi mật thì việc phòng ngừa sẽ dễ hơn rất nhiều. Dưới đây là 8 nguyên nhân hình thành nên bùn túi mật:
- Dịch mật ứ đọng lâu ngày làm tăng lượng cholesterol, sắc tố mật cộng với chất nhầy tạo nên sỏi.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ: Việc mang thai sẽ tạo áp lực lớn lên túi mật làm gia tăng khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên quá lo lắng, bệnh sẽ hết sau khi sinh em bé.
- Sụt cân đột ngột: Tự ý cắt giảm dinh dưỡng sẽ làm cho cơ thể tăng nguy cơ mắc sỏi bùn mật. Lượng mỡ bị đốt cháy quá mức đòi hỏi gan phải sản sinh lượng cholesterol không tốt cho cơ thể.
- Sỏi nhiều ở đường mật chủ: Lượng dịch mật ứ đọng lâu ngày sẽ gây áp lực lên túi mật khi sỏi ở vị trí này. Làm tăng khả năng hình thành bùn mật.
- Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai nhiều: Với lượng thuốc đưa vào cơ thể quá nhiều và liên tục sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan, mật. Vì vậy lượng bùn túi mật sẽ gia tăng nhanh.
- Dinh dưỡng được đưa qua đường tĩnh mạch: Người đang phẫu thuật dạ dày hoặc nuôi ăn qua tĩnh mạch thì khả năng mắc bệnh là rất lớn.
- Lượng cholesterol quá nhiều trong túi mật: Gan sản sinh nhiều cholesterol và không trung hoà được thì rất dễ hình thành sỏi bùn ở túi mật.
- Lượng bilirubin dư thừa: Người bị xơ gan, đường mật bị nhiễm trùng thì lượng sắc tố bilirubin sẽ sản sinh nhiều bất thường. Điều này sẽ dẫn đến bùn mật hình thành nhanh chóng.
Biến chứng của sỏi bùn túi mật
Bùn túi mật sẽ tự khỏi nếu phát hiện sớm khi có thể độ ăn uống khoa học. Tuy nhiên, khi sỏi phát hiện nhanh và khối sỏi lớn thì gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm túi mật: Sỏi bùn tồn tại trong túi mật quá lâu sẽ gây ứ đọng dịch mật. Gây nhiễm trùng đường mật và túi mật bị viêm.
- Tắc nghẽn ống dẫn mật: Lượng bùn mật quá nhiều làm cản trở lưu thông của dịch mật. Nguy cơ cao hình thành nên sỏi túi mật và đường mật chủ.
- Sỏi mật: Bùn mật tồn đọng quá lâu mà không tự đào thải thì sẽ hình thành nên sỏi túi mật. Nếu không được chữa trị kịp thời thì khả năng cắt bỏ túi mật là rất lớn.
- Viêm tuỵ cấp: Đây là biến chứng thường gặp nhất là sỏi bùn mât. Vì sỏi sẽ di chuyển xuống tuỵ làm ảnh hưởng đến chức năng của tuỵ và gây viêm.
Bùn mật rất dễ hình thành nên sỏi túi mật
Ngoài ra, bùn túi mật có thể gây vàng da vùng mắt, tay và bàn chân. Vì vậy, bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời nhé!
Tóm lại, sỏi bùn túi mật không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu bệnh tình không cải thiện thì khả năng gây biến chứng nguy hiểm là rất lớn. Vì vậy bạn cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để phòng bùn mật hình thành nhé!
LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY