Sỏi đường mật trong gan là gì – Điều trị khó hay dễ

Chúng ta thường nghe nói đến sỏi thận hay bệnh sỏi mật mà không hề biết đến sự tồn tại của sỏi đường mật trong gan. Tuy nhiên trên thực tế thì sỏi đường mật trong gan không phải là một căn bệnh hiếm gặp và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nên rất nhiều biến chứng như ngộ độc gan, áp xe gan và thậm chí là suy gan. Vậy bệnh sỏi đường mật trong là gì? Sỏi đường mật trong gan có nguy hiểm không? Cách điều trị sỏi đường mật trong gan như thế nào? Sau đây là những kiến thức cơ bản về căn bệnh này mà bạn cần biết.

Sỏi đường mật trong gan là gì

Sỏi đường mật trong gan (thường được gọi tắt là sỏi gan) bản chất của nó cũng y như sỏi mật, nhưng lại nằm trong các ống gan (ống gan phải hay ống gan trái), nằm trong vi quản tiểu mật, tiểu quản mật, ống. Sỏi đường mật trong gan thường gặp nhiều ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam.

Gan có nhiệm vụ sản xuất mật để tiêu hóa chất béo, đồng thời giúp khử độc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Mật từ gan sẽ tiết ra, theo các ống gan chảy ra các ống mật lớn và ống mật nhỏ, rồi theo ống mật chính đổ vào túi mật. Mật có thể kết tủa tại túi mật và hình thành sỏi mật.

Sỏi đường mật trong gan thường được phát hiện khi sỏi làm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như áp xe gan, xơ gan, ung thư đường mật trong gan…

Nguyên nhân gây sỏi đường mật trong gan

Sỏi đường mật trong gan thường là sỏi sắc tố, với thành phần chính là bilirubin. Nguyên nhân làm phát sinh bệnh chủ yếu là do ký sinh trùng đường ruột chui lên đường mật, mang theo vi khuẩn làm thay đổi khả năng hòa tan của bilirubin, kết hợp trứng và xác giun tạo thành nhân sỏi.

Một số nguyên nhân ít gặp hơn có liên quan đến sự rối loạn chức năng gan như xơ gan, viêm gan do thuốc, viêm gan siêu virus, viêm gan B,… gây mất cân bằng các thành phần trong dịch mật, hoặc giảm vận động đường mật thường gặp ở người béo phì, lười vận động…

Dấu hiệu sỏi đường mật trong gan

Khác với sỏi túi mật hay sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan dễ làm xuất hiện triệu chứng hơn. Ở giai đoạn đầu, một số dấu hiệu mơ hồ mà người bệnh có thể nhận biết được như đầy chướng, chậm tiêu sau ăn. Khi sỏi gây biến chứng, người bệnh có thể gặp phải một trong ba dấu hiệu điển hình, gọi là tam chứng Charco

  • Cơn đau quặn gan: Thường xuất hiện sau bữa ăn no, đau dữ dội và đột ngột, có thể lan ra vai phải, làm người bệnh khó khăn khi di chuyển, kéo dài từ 15 phút đến vài giờ và có tính chất chu kỳ.
  • Sốt cao: Người bệnh thấy sốt cao, có thể rét run kèm theo vã mồ hôi.
  • Vàng da: Khi dịch mật bị ứ trệ tại gan, bilirubin (sắc tố mật có màu vàng) thấm vào máu làm da và củng mạc mắt có màu vàng.

Sỏi đường mật trong gan có nguy hiểm không

Sỏi đường mật trong gan có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người khi mới mắc căn bệnh này. Những biến chứng của bệnh sẽ cho bạn thấy rõ được mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi gan là như thế nào. Thực tế thì bệnh sỏi gan thường dễ gây biến chứng hơn so với sỏi tại các vị trí khác trong đường mật. Biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi trong gan là nhiễm trùng đường huyết và choáng nhiễm trùng. Những cơn sốt cao kèm theo hiện tượng rét run, nhiễm trùng và tắc mật nặng, rối loạn huyết động thường đẩy người bệnh vào tình trạng choáng và mệt. Trường hợp này, bệnh nhân phải cấy máu nhiều lần. Sau đây là những biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi đường mật trong gan.

  • Viêm gan: Dịch mật bị ứ trệ lâu ngày là điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm gan, chúng cũng có thể tạo thành các ổ mủ, hình thành nên ổ áp xe gan.
  • Xơ gan: Là biến chứng sau khi gan bị viêm nhiễm, làm tổn thương nhu mô gan không hồi phục. Tình trạng này kéo dài dẫn đến suy gan.
  • Ung thư đường mật trong gan: Có khoảng 3 – 10% các trường hợp mắc sỏi gan bị ung thư đường mật trong gan. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, người bệnh thường chỉ sống được vài tháng đến vài năm sau khi phát hiện bệnh.
  • Nhiễm trùng huyết: Là biến chứng cấp cứu, đặc biệt nghiêm trọng, nếu không xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.

Các biến chứng do sỏi gan gây ra đều có tác động xấu đến sức khỏe. Vì vậy phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ giúp làm giảm các triệu chứng, phòng ngừa ảnh hưởng do sỏi gây ra. Vậy cách điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi trong gan như thế nào?

Cách điều trị sỏi đường mật trong gan

Phương xét nghiệm và chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán sỏi đường mật trong gan khó hơn so với sỏi ống mật chủ hoặc sỏi trong túi mật. Để có kết luận chính xác nhất, cũng như tiên lượng được tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm sau đây

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X – quang ổ bụng, đường mật
  • CT – scan
  • Chụp cộng hưởng từ
  • ERCP – Nội soi mật tụy ngược dòng

Các xét nghiệm

  • Xét nghiệm máu: Định lượng chỉ số bạch cầu đa nhân, cholesterol, bilirubin, men gan…
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra nồng độ sắc tố mật, muối mật…

Cách điều trị sỏi trong gan

Điều trị sỏi đường mật trong gan, khó hay dễ? Điều trị sỏi gan khó, bởi vì sỏi thường nằm sâu và rải rác trong gan. Chưa kể đến việc sỏi làm ứ trệ dịch mật, có thể làm chít hẹp đường mật từng đoạn, gây khó khăn trong việc thực hiện các thủ thuật can thiệp.

Điều trị sỏi đường mật trong gan bằng Tây y

  • Thuốc làm tan sỏi: Hầu hết không có tác dụng với sỏi gan (sỏi sắc tố, thành phần chính bilirubin), bởi vì thuốc chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng: Phương pháp này chỉ thích hợp cho người bệnh chưa bị chít hẹp đường mật. Ưu điểm là tiến hành nhanh, ít xâm lấn, giải quyết kịp thời tình trạng ứ trệ dịch mật.
  • Phẫu thuật mở hở lấy sỏi: Được áp dụng nhiều hơn cả do phối hợp được các kỹ thuật hiện đại như lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm, nong và đặt stent đoạn đường mật bị tắc hẹp. Nhưng phương pháp này khó khăn ở chỗ là không thực hiện được cho người bệnh có bệnh lý về tim mạch hoặc rối loạn đông máu.
  • Phẫu thuật cắt một phần gan: Là giải pháp cuối cùng, khi mà tất cả các phương pháp trên không thể tiến hành hoặc sỏi nằm quá sâu trong nhu mô gan. Một phần của lá gan bị cắt có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất dịch mật, đào thải độc tố, chuyển hóa glucose… Vì vậy, chỉ những trường hợp nặng bệnh nhân mới được điều trị bằng giải pháp này.

Điều trị sỏi đường mật trong gan bằng các thảo dược quý Đông y

50% người bệnh sau khi tiến hành các biện pháp can thiệp lấy sỏi, sau 3 – 10 năm phải nhập viện do sỏi tái phát. Có những trường hợp phải tiến hành phẫu thuật 2 – 3 lần, nên làm gia tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng do đường mật trong gan đã bị tổn thương. Thế nhưng, Đông y lại có thể khắc phục được các nhược điểm này.

Những nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ những lợi ích khó có thể thay thế, của các thảo dược truyền thống trong việc điều trị bệnh sỏi mật, sỏi đường mật trong gan, sỏi thận. Điển hình trong số đó là những thảo dược quý như: Trái Sung, Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất kim,… có tác dụng lợi mật, bổ gan, giúp tăng khả năng vận động đường mật, do đó tăng hiệu quả bào mòn và tống xuất sỏi, giúp hạn chế được tối đa nguy cơ hình thành và tái phát sỏi gan.

Về chế độ ăn uống: Bạn cần thực hiện chế độ ăn đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, tẩy giun 6 tháng/lần. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo, cholesterol, tăng cường ăn rau xanh và các loại hoa quả.

Về chế độ luyện tập: Tập luyện nhẹ nhàng, thường xuyên một số môn thể thao như yoga, đi bộ, đi xe đạp, chạy bộ,… sẽ giúp tăng vận động đường mật, làm cho dịch mật lưu thông dễ dàng hơn.

Đối với sỏi đường mật trong gan, cách điều trị tốt nhất chính là phát hiện sớm bệnh để có các biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế nguy cơ sỏi làm phát sinh biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    Về Sỏi Mật Trái Sung

    Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

    Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 01324/2018/ATTP-XNQC ngày 19/11/2018 của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM
    soimat
    soimat