Bệnh sỏi san hô – Cách điều trị và phòng ngừa

Sỏi san hô là bệnh mà khá ít người biết đến. Nhưng thật sự bệnh vẫn đang diễn ra âm thầm trong cơ thể bạn. Cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu về bệnh sỏi san hô để có phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhé!

Sỏi san hô là sỏi gì

Là 1 trong 4 nhóm sỏi thận thường gặp (sỏi canxi, sỏi san hô, sỏi axit uric và sỏi cystin), được đặt tên như vậy do viên sỏi lấp đầy toàn bộ các nhánh đài thận, nhìn như một tảng san hô hoặc có hình dạng sừng của hươu nai trên phim X – quang. Còn được gọi là sỏi struvite, sỏi nhiễm trùng.

Vị trí: Sỏi san hô chỉ tạo thành ở đài bể thận, không gặp ở các vị trí khác của hệ niệu (niệu quản, bàng quang). Mặc dù sỏi canxi oxalate là loại sỏi phổ biến nhất, nhưng theo ước tính sỏi san hô (sỏi struvite) chiếm đến 30% các dạng sỏi trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, 10 – 15% tổng số các loại sỏi thận có thành phần struvite.

sỏi san hô
Sỏi san hô là sỏi gì

Sự nguy hiểm của sỏi san hô (sỏi struvite)

Sỏi san hô là nguyên nhân tiềm ẩn của các bệnh lý nghiêm trọng và gây tử vong cao. Trước đây, người ta tin rằng sỏi san hô không triệu chứng có thể được quản lý điều trị nội khoa. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần dây đã chứng minh rằng 30% bệnh nhân được điều trị bảo tồn (nghĩa là không phẫu thuật để loại bỏ sỏi) tử vong vì suy thận hoặc viêm đài bể thận và nhiễm độc toàn thân.

Trong một số ít trường hợp, sự kích ứng mãn tính, nhiễm trùng và viêm do sỏi san hô có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy của hệ thống ống thận. Những khối u ác tính này có tiên lượng rất kém, với tỷ lệ sống 5 năm rất thấp dưới 10%.

Nhóm tác giả Priestley và Dunn báo cáo tỉ lệ sống còn 5 năm ở những bệnh nhân không điều trị sỏi san hô 1 bên là 41%. Những dữ liệu này nhấn mạnh tầm quan trọng của các phương pháp, chủ yếu là phẫu thuật, để loại bỏ hoàn toàn sỏi san hô.

Nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm đài bể thận, áp xe quanh thận cấp. Các triệu chứng có thể bao gồm đau quặn thận cổ điển như đau ở hông lưng, sốt, các triệu chứng tiết niệu (ví dụ: tiểu khó, tiểu ít, tiểu lắt nhắt) và tiểu máu( đại thể hoặc vi thể).

Nhóm đối tượng nào dễ phát sinh sỏi san hô

Có 2 nhóm đối tượng chính có nguy cơ cao hình thành sỏi san hô

  • Phụ nữ và ở người trên 50 tuổi, do đây là nhóm dân số có nguy cơ cao bị nhiễm trùng tiểu tiểu tái phát hoặc dai dẳng không có triêu chứng.
  • Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ để phát triển nhiễm trùng đường tiểu (ví dụ phẫu thuật niệu quản, bàng quang thần kinh, trào ngược bàng quang – niệu quản, bất thường giải phẫu ở hệ niệu khác).

Nguyên nhân và cơ chế tạo sỏi san hô

Sỏi san hô thường liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu. Cụ thể, sự hiện diện của các vi khuẩn sinh men urease, bao gồm Ureaplasma urealyticum và Proteusspecies (phổ biến nhất), các loại Staphylococcus, dẫn đến quá trình thủy phân urê thành ion amoni và hydroxy. Eshcerichia coli không sản sinh ra urease và không liên quan đến sự hình thành sỏi san hô.

Sự gia tăng nồng độ amoni và phosphate kết hợp với nước tiểu kiềm (Ph> 7,2) là cần thiết cho sự kết tinh của struvite và cacbonat apatit. Các tinh thể magnesium ammonium phosphate được trộn với cacbonat apatit với tỷ lệ khác nhau tao chất nền còn các phân tử mucoprotein có trọng lượng phân tử thấp, chiếm tỷ lệ lớn hơn trong các loại sỏi canxi và điều này đã bảo vệ vi khuẩn gây sỏi khỏi các chất kháng sinh.

Biểu hiện lâm sàng sỏi san hô có gì khác các loại sỏi thận khác

Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân sỏi san hô có thể rất thay đổi. Không giống như các loại sỏi canxi, thường gây ra các triệu chứng (ví dụ như cơn đau quặn thận điển hình hoặc đau cột sống do thận), sỏi san hô thường im lặng, không có hoặc rất ít có triệu chứng, 25% bệnh nhân có thể vẫn hoàn toàn không có triệu chứng ngay cả khi khối san hô chiếm gần như toàn bộ hệ thống ống chứa nước tiểu ở thận. Điều này là do sỏi san hô lắng đọng theo cấu trúc bể thận, nên ít gây giãn nở thận hoặc niệu quản và do vậy ít khi gây đau.

Các biểu hiện toàn thân của sỏi san hô lớn và các bệnh nhiễm trùng mạn tính liên quan do sỏi san hô rất mơ hồ bao gồm mệt mỏi toàn thân, khó chịu trong người và sụt cân, không hề có triệu chứng chỉ điểm liên quan thận và hệ niệu.

Vì triệu chứng của nó không đặc hiệu nên thường bệnh nhân chỉ được phát hiện tình cờ qua siêu âm hoặc X – quang vì một vấn đề khác.

Về điều trị sỏi san hô

Khi vi khuẩn tạo nên một phần của viên sỏi, nhất thiết viên sỏi sẽ được lấy đi. Sau khi loại bỏ sỏi san hô hoàn toàn, tỷ lệ tái phát khoảng 10% bệnh nhân. Nếu sỏi còn lại một ít mảnh vỡ dù nhỏ sau khi điều trị thì tỉ lệ tái phát gần 85%.

Phương pháp chọn lựa tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận trước đó. Nếu thận bị hủy hầu như hoàn toàn, nó sẽ được lấy ra cùng với thận qua phẫu thuật cắt bỏ thận là cách lựa chọn tốt nhất.

Nếu thận còn có giá trị bảo tồn nên lấy sỏi qua da hoặc tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể làm sạch sỏi. Đôi khi có thể kết hợp cả hai phương pháp.

Ngoài phương pháp phẫu thuật thì người bệnh sỏi san hô có thể điều trị bằng các sản phẩm có thành phần thảo dược tự nhiên giúp tán sỏi, giảm kích thước sỏi và đặc biệt là hạn chế các biến chứng do sỏi gây nên.

Làm sao dự phòng sỏi san hô tái phát

  • Giữ không cho nhiễm trùng tiểu tái phát.
  • Thăm khám định kỳ (khám lâm sàng, siêu âm) để phát hiện sự lắng đọng, hình thành sớm của sỏi.
  • Uống đủ nước 1,5 – 2 lít nước hàng ngày.
  • Giảm độ kiềm của nước tiểu, vì nước tiểu kiềm (Ph > 7,2) là một trong hai điều kiện quan trọng cần thiết cho sự kết tinh của struvite và cacbonat apatit bằng các loại thực phẩm có chưa nhiều vitamin C như chanh, dừa tươi, nước mía, khoait tây… đạm từ thịt động vật (cá, thịt bod, thịt heo…) hoặc đạm từ đậu nành, sữa gạo.
  • Hạn chế uống nước trà xanh, nhân sâm, các nước uống có tính kiềm cao, nước khoáng.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế hoặc tránh sử dụng thuốc làm kiềm hóa nước tiểu (một số loại thuốc ho, kháng sinh…)

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    Về Sỏi Mật Trái Sung

    Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

    Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 01324/2018/ATTP-XNQC ngày 19/11/2018 của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM
    soimat
    soimat