Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không

Sỏi tiết niệu là một bệnh lý khá là phổ biến với nước ta hiện nay. Sỏi tiết niệu gây đau đớn cho người bệnh đồng thời còn tiềm ẩn nhiều biến chứng khôn lường. Hãy cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu nhé.

Hệ tiết niệu là gì?

Hệ tiết niệu gồm 2 quả thận 2 bên, tiếp tới là 2 dây niệu quản, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Một khi bạn bị sỏi ở các bộ phận trên thì được xem như là bạn đang bị sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu gồm 4 loại: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Gồm các loại và vị trí như là:

  • Sỏi thận: sỏi san hô, sỏi bán san hô, sỏi bể thận, sỏi đài bể thận và sỏi đài thận.
  • Sỏi niệu quản: sỏi tại 1⁄3 trên, 1⁄3 giữa và 1⁄3 dưới
  • Sỏi bàng quang
  • Sỏi niệu đạo
Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không
Vị trí các cơ quan trong hệ tiết niệu

Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu được hình thành từ sự lắng đọng các chất muối canxi, oxalat,… Chúng thường bắt đầu từ thận đi dần đến niệu quản và xuống bàng quang. Mỗi viên sỏi có những kích thước khác nhau tùy vào thời gian hình thành sỏi.

Thông thường những viên sỏi có kích thước dưới 0.5 – 0.7mm sẽ tự đào thải bằng đường nước tiểu. Với những viên sỏi có kích thước lớn hơn, bị mắc kẹt trong hệ tiết niệu thì sẽ được bác sĩ cung cấp các thuốc để làm tan sỏi. Sau đó sẽ được thải ra thông qua đường nước tiểu. Nếu sỏi quá to không thể sử dụng bằng phương pháp điều trị được thì sẽ được can thiệp đến phẫu thuật.

Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không
Khi sỏi trong cơ thể quá lớn, bạn cần phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật với công nghệ cao. Những biện pháp này ít gây đau và nhanh hồi phục cho bệnh nhân như:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ
  • Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser
  • Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
  • Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser
  • Mổ nội soi

Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?

Hiện nay, sỏi tiết niệu được đánh giá là một bệnh lý khá nguy hiểm. Những viên sỏi cọ xát vào tiết niệu gây đau rát, chảy máu. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm viêm đường tiết niệu.

Các biểu hiện khi bị sỏi tiết niệu

  • Người bệnh rất đau đớn mỗi khi đi tiểu. Tiểu són, tiếu buốt, nước tiểu màu hồng do có sự hiện diện của máu.
  • Bệnh nhân sẽ sốt cao nếu sỏi đường tiết niệu bị nhiễm trùng.
  • Nếu bị sỏi thận sẽ thường thấy đau lưng, đặc biệt bên hông vì ở đó là vị trí của thận.
  • Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh có thể có cảm giác ớn lạnh, buồn nôn và sốt không rõ nguyên nhân.
Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không
Khi bị sỏi sẽ có các biểu hiện như trên

Các biến chứng thường gặp khi bị sỏi tiết niệu:

  • Tắc nghẽn niệu quản, thận ứ nước

    Trường hợp kích thước sỏi quá lớn, kẹt lại tại niệu quản, gây tắc nghẽn dòng chảy. Từ đó khiến nước tiểu bị ứ đọng lại, lâu dần sẽ làm thận phình to lên dẫn đến hiện tượng thận ứ nước.

    Nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến suy thận.

  • Giãn đài bể thận, thận ứ mủ

    Với tình trạng bị tắc nghẽn niệu quản, thận ứ nước lâu dần sẽ khiến các đài bể thận giãn ra đến mức mất khả năng co giãn đàn hồi. Khi đó, các vi khuẩn trong nước tiểu dễ dàng gây viêm các nhu mô thận dẫn đến viêm đài bể thận và giảm ảnh hưởng đến chức năng thận.

    Các chất thải cùng vi khuẩn tích tụ dần từ quá trình viêm có thể dẫn đến tình trạng thận ứ mủ. Loại biến chứng này vô cùng nguy hiểm, nếu mức độ ứ mủ trên 80% có thể gây tử vong.

  • Viêm đường tiết niệu

    Sỏi niệu quản di chuyển và cọ xát các cơ quan khác như bàng quang, niệu đạo gây tổn thương và bị viêm nhiễm. Và nó được gọi chung là viêm đường tiết niệu.

  • Suy thận cấp, suy thận mạn tính

    Những tổn thương tại thận như: viêm thận, viêm đài bể thận, thận ứ mủ,… đều có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm chức năng thận. Đây là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm dẫn đến suy thận.

    • Suy thận cấp: tình trạng chức năng thận bị suy sụp nhanh chóng dẫn đến rối loạn nước và điện giải.
    • Suy thận mạn: đây là sự suy giảm chức năng thận trầm trong và không thể hồi phục được.

Tóm lại, sỏi tiết niệu là một bệnh lý khá là nguy hiểm. Các bạn đọc chúng ta nên nắm rõ những thông tin cần thiết để phòng ngừa các biến chứng mà sỏi gây ra. Để có những phương pháp điều trị tốt nhất, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ càng.

Xem thêm:

Vì sao sỏi hay kẹt tại niệu quản

Tìm hiểu về sỏi tại bàng quang

 

 

soimat
soimat