Sỏi Túi Mật Có Di Truyền Không?

Sỏi túi mật làm xuất hiện những cơn đau quặn thắt, viêm túi mật, vàng da, suy giảm hệ miễn dịch,… Vậy phụ nữ mang thai điều trị sỏi mật ra sao? Sỏi túi mật có di truyền từ mẹ sang con hay không? Cùng Sỏi Mật Trái Sung đi trả lời những câu hỏi trên nhé!

Sỏi túi mật có di truyền không?

Theo nghiên cứu, ghi nhận có đến 30% trường hợp mắc sỏi túi mật là do di tuyền. Trường hợp người thân mắc bệnh sỏi mật sẽ làm tăng nguy cơ bạn cũng sẽ bị. 

Khi gen ABCG8 bị đột biến làm quá trình vận chuyển cholesterol từ gan đến túi mật, ống dẫn mật tăng cao. Điều này làm cho bệnh sỏi túi mật tăng gấp 2 – 3 lần.

Tuy nhiên, bệnh sỏi túi mật cũng cần có nhiều yếu tố khác mới hình thành nên được. Chế độ ăn uống không hợp lý, tăng cân đột ngột, ít vận động,… cũng là nguyên nhân tạo nên sỏi mật.

Di truyền cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật 

 Di truyền cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật 

Triệu chứng của sỏi mật ở phụ nữ mang thai 

Theo thống kê, tỷ lệ mắc sỏi mật ở nữ giới thường thấp hơn ở nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thì khả năng bị sỏi mật tăng cao. Lúc này nhu động của túi mật yếu hơn bình thường, lượng cholesterol bị bão hoà. Điều này làm tăng khả năng lắng cặn và hình thành sỏi.

Bà bầu mang thai làm thay đổi nội tiết tố, các mô cơ được thư giãn nhiều hơn. Yếu tố này làm cho quá trình tiết dịch mật bị chậm lại và hình thành sỏi nhanh hơn. Phụ nữ mang thai bị sỏi túi mật có những biểu hiện sau đây:

  • Đau nhiều ở vùng thượng vị, quặn thắt, thường kéo dài 1 – 3 giờ đồng hồ sau đó giảm dần.
  • Phát sốt, nôn ói, đau lan ra sau lưng, hai bả vai kéo dài 4 – 6 giờ.
  • Vàng da thai kỳ, ngứa ngáy, nổi mẩn và sưng phù.
  • Thường xuyên ớn lạnh.
  • Nước tiểu đậm màu.
  • Đi ngoài phân sáng màu hơn bình thường.

Triệu chứng của sỏi mật ở phụ nữ mang thai

 Triệu chứng của sỏi mật ở phụ nữ mang thai

Cách điều trị sỏi mật cho phụ nữ mang thai

Nhằm ngăn chặn những biến chứng sỏi mật cho mẹ và bé trong quá trình mang thai. Bác sĩ thường can thiệp điều trị dứt điểm ở giai đoạn trước khi mang thai. 

Bị sỏi túi mật khi mang thai tùy vào thể trạng của mẹ mà bác sĩ có phác đồ điều trị khác nhau: 

  • Điều trị nội khoa bằng thuốc: Trường hợp không đau viêm, mẹ bầu ăn uống bình thường bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp này. Hoặc cũng có thể không dùng thuốc chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống. Sỏi túi mật không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu sỏi quá to thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng của túi mật và gây đau cho người mẹ.
  • Điều trị ngoại khoa: Trường hợp đau viêm nhiều, thường xuyên phát ban, sốt cao bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Biện pháp này áp dụng ở những tháng giữa của thai kỳ. 

 Phụ nữ mang thai bị sỏi mật sẽ điều trị nội khoa hay ngoại khoa

 Phụ nữ mang thai bị sỏi mật sẽ điều trị nội khoa hay ngoại khoa

Cách phòng tránh bị sỏi túi mật trong thai kỳ

Để hạn chế tối đa sỏi mật trong thai kỳ thì chế độ dinh dưỡng là điều được quan tâm nhất. Theo chuyên gia, mẹ bầu cần bổ sung nhiều rau xanh, giảm chất béo xấu, bổ sung vitamin C. Ngoài ra, cần uống nhiều nước và các vitamin A, D, E, K. Có một sức khỏe tốt thì em bé sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt.

Song song với việc có dinh dưỡng tốt thì người mẹ cần lưu ý đến vận động thể thao hằng ngày. Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái trong suốt thai kỳ. Điều này giúp máu huyết lưu thông, sức đề kháng được tăng cao, hệ miễn dịch tốt. 

Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống và thể thao để giảm thiểu sỏi mật

Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống và thể thao để giảm thiểu sỏi mật

Thông qua bài viết phần nào cung cấp cho các mẹ bỉm tương lai kiến thức về sỏi túi mật. Giải quyết những băn khoăn của mẹ bầu sỏi mật có gì chuyển không? Cách điều trị như thế nào? Cách phòng tránh ra sao? Mong rằng các mẹ sẽ có một sức khỏe thật tốt nhé!


HOTLINE TƯ VẤN SỎI MIỄN PHÍ
: 0908.797.616 – 0913.968.932

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

 

soimat
soimat