Tìm hiểu về sỏi tại bàng quang

Sỏi bàng quang thường gặp ở nam giới từ tuổi trung niên trở đi. Vậy tại sao chúng ta lại bị sỏi bàng quang và nó có nguy hiểm không? Nếu mắc phải thì có bị biến chứng gì không?

Sỏi bàng quang là gì?

Giống như sỏi hình thành ở những nơi khác trong cơ thể, sỏi bàng quang là những tinh thể rắn nằm tại bàng quang. Chúng có thành phần chính từ những chất khoáng trong nước tiểu tồn đọng tại bàng quang. Sau thời gian dài kết tinh dần thành sỏi.

Sỏi bàng quang cũng có thể là những viên sỏi ở thận bị rơi xuống bàng quang do quá trình bài tiết của nước tiểu. Loại sỏi này có thể phát triển thành chùm sỏi với nhiều viên nhỏ hoặc cũng có thể chỉ là một viên duy nhất tích tụ khoáng chất và lớn dần, lấp đầy bàng quang.

TÌM HIỂU VỀ SỎI BÀNG QUANG
Sỏi bàng quang ở nam và nữ

Nguyên nhân gây ra 

Đi tiểu không hết nước tiểu hoàn toàn, vẫn còn nước tiểu đọng lại bàng quang, lâu ngày sẽ kết tinh thành sỏi tại bàng quang. Đa phần người bệnh đều có tiền sử về  một số bệnh lý, như:

  • Viêm bàng quang
  • Tuyến tiền liệt phì đại
  • Sỏi thận từ thận rơi xuống bàng quang
  • Chấn thương cột sống khiến dây thần kinh liên quan đến bàng quang bị tổn thương
  • Bàng quang dị tật
TÌM HIỂU VỀ SỎI BÀNG QUANG
Sỏi bàng quang có thể hình thành do ứ đọng nước tiểu tại bàng quang hoặc do sỏi từ thận rơi xuống

Triệu chứng nào cho biết bạn đang bị sỏi bàng quang

Thông thường trong thời gian đầu bị sỏi, người bệnh ít khi cảm nhận được dấu hiệu rõ ràng. Do khi đó sỏi vẫn còn nhỏ và chưa gây ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm sỏi sẽ phát triển lớn dần, chiếm diện tích trong bàng quang và có thể gây đau đớn cho người bệnh.

Những biểu hiện thường gặp khi bạn bị sỏi bàng quang:

  • Tiểu không thông suốt: Người bị sỏi bàng quang thường gặp tình trạng khi đang tiểu thì đột nhiên bị dừng lại, phải đổi tư thế mới tiểu tiếp được. Nếu bệnh nhân là nam sẽ kèm theo cảm giác đau ở dương vật.
  • Đau: Thường xuyên đau vùng bụng dưới, lan rộng xuống bộ phận sinh dục
  • Tiểu rắt: Không kiểm soát được quá trình tiểu, đau khi tiểu và bị tiểu són ra ngoài. Đây là do viên sỏi di chuyển gây kích thích bàng quang.
  • Nước tiểu bất thường: Nước tiểu có màu đục, nâu hoặc màu bất thường
  • Tần suất buồn tiểu tăng: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm.
TÌM HIỂU VỀ SỎI BÀNG QUANG
Sỏi bàng quang thường gây ra các cơn đau vùng bụng dưới, tiểu rắt, tiểu nhiều lần

Biến chứng bạn có thể gặp phải

Người bị sỏi bàng quang thường gặp các biến chứng sau đây:

  • Viêm bàng quang: Nếu sỏi bàng quang có nguồn gốc là sỏi thận rơi xuống bàng quang, thì trong quá trình sỏi di chuyển dễ cọ xát với thành niêm mạc và gây nhiễm trùng, viêm bàng quang cấp. Biểu hiện là tiểu ra máu.
  • Viêm đường tiết niệu: Quá nhiều sỏi ứ đọng tại bàng quang sẽ làm tắt nghẽn niệu quản, niệu đạo, ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Việc này không những khiến tình trạng sỏi nặng hơn mà còn làm đường tiết niệu bị viêm nhiễm.
  • Rò bàng quang: Khi sỏi gây ra hiện tượng viêm nhiễm, loét, xuất huyết ở bàng quang đồng thời cũng sẽ làm tổn thương thần kinh điều khiển cơ vòng ở cơ quan này. Bàng quang mất khả năng kiểm soát cơ vòng, lúc đó chỉ cần sỏi di chuyển sẽ gây kích thích bàng quang và dẫn đến nước tiểu bị rò, bệnh nhân không tự chủ được khi đi tiểu.
TÌM HIỂU VỀ SỎI BÀNG QUANG
Sỏi bàng quang gây ra nhiều bất tiện và biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Xem thêm

Sỏi Mật Trái Sung: tán sỏi và bào mòn kích thước sỏi
Sỏi đường tiết niệu – nguyên nhân, biến chứng và cách chữa trị

Bí quyết đối phó với bệnh sỏi thận

soimat
soimat