[Cảnh báo] 7 triệu chứng bệnh sỏi mật cần chú ý

Các vấn đề bệnh lý liên quan đên túi mật, đặc biệt là sỏi mật, sỏi túi mật ngày càng trở nên rất phổ biến và được quan tâm vì ngày càng có nhiều người bị mắc căn bệnh này. Vậy triệu chứng bệnh sỏi mật là gì? Bị sỏi mật thì nên điều trị như thế nào? Có nên cắt bỏ túi mật khi điều trị sỏi mật?… Sỏi Mật Trái Sung sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này qua bài viết sau đây

Sỏi mật là “những hòn sỏi” nằm bên trong túi mật.  Túi mật là cơ quan nhỏ hình quả lê nằm bên dưới gan và chứa mật – chất dịch tiêu hóa giúp phân hủy các chất béo. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin và cholesterol. Nguyên nhân gây sỏi mật thường là do sự mất cân bằng giữa các thành phần này. Cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó được hòa tan trong muối mật. Một sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Sự giảm co bóp và túi mật rỗng thường gặp ở thai kì là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi cholesterol.

Phụ nữ có xu hướng bị sỏi mật nhiều hơn do sự thay đổi hormone giới tính estrogen và progesterone có thể làm tăng sản xuất sỏi. Estrogen làm tăng lượng cholesterol trong mật và progesterone làm chậm quá trình làm rỗng túi mật. Nguy cơ hình thành sỏi mật tăng lên một chút trong thời kỳ thai nghén hoặc uống thuốc tránh thai vì thời gian này ảnh hưởng đến lượng hormone.

Theo thống kê của trường Đại học Gastroenterology, sỏi mật thường được phát hiện ngẫu nhiên trong các cuộc kiểm tra sức khỏe. Hầu hết mọi người đều có sỏi trong cơ thể nhưng không có triệu chứng gì, thường được gọi là “đá im lặng” và không cần điều trị, nhưng đối với những người có triệu chứng sỏi mật hoặc viêm túi mật ở mức độ thấp thì cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm do sỏi mật gây ra.

Triệu chứng bệnh sỏi mật
Hình ảnh về bệnh sỏi mật – Cấu tạo hệ thống gan mật. (Ảnh minh họa)

7 Triệu chứng bệnh sỏi mật cần chú ý

Nếu có các dấu hiệu hãy nhanh chóng đến bệnh viện vì có thể bạn đã bị sỏi mật, vì đây là những triệu chứng bệnh sỏi mật thường gặp nhất.

1. Đau bụng

Nếu có dấu hiệu đau ở khu vực gần gan có thể bạn bị sỏi mật. Edward Levine, nhà nghiên cứu về dạ dày, ruột và giáo sư y học lâm sàng tại Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Ohio State ở Columbus cho hay: Cơn đau thường xuyên xảy ra sau khi ăn và có thể kéo dài vài giờ. Đau thường ở vùng bụng phía trên bên phải, gần khung sườn, nhưng cũng có thể lan ra phía sau lưng và trung tâm vùng bụng.

Đau sau bữa ăn có thể thỉnh thoảng xảy ra hoặc liên tục sau các bữa ăn. Đau bụng mật hoặc túi mật có thể kéo dài từ 1 giờ đến vài giờ đồng hồ và thường bị kích thích bởi các bữa ăn lớn và nhiều chất béo. Kiểu đau này xuất hiện và lặp đi lặp lại nhiều lần. Đau mãn tính, đau liên tục kéo dài hơn một vài giờ cũng có thể xảy ra nếu ảnh hưởng nặng đến túi mật.

Theo bác sĩ Allison Yang, bác sỹ chuyên khoa về tiêu hoá và gan học tại Bệnh viện Brigham ở Boston, thời gian đau là rất quan trọng. Các triệu chứng bệnh sỏi mật có những cơn đau thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau bữa ăn, do đó, nếu bạn đau sớm hơn, trong khi ăn hoặc ngay sau đó thì có thể không phải là bệnh túi mật.

triệu chứng sỏi mật
Triệu chứng bệnh sỏi mật – 7 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị sỏi mật

2. Buồn nôn

Rất nhiều người nhầm lẫn các vấn đề về túi mật với đau bụng, ợ nóng hoặc acid reflux. Tiến sỹ Yang cho biết: “Đôi khi người ta có thể nhầm lẫn túi mật như đau cơ bắp. Nhưng nếu buồn nôn kết hợp với các cơn đau sau khi ăn có thể là triệu chứng bệnh túi mật. Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn nên đến gặp bác sỹ khẩn cấp”.

3. Vàng da

Bệnh vàng da là triệu chứng của bệnh gan, biểu hiện như là vàng da và mắt trắng, cùng với các triệu chứng như nước tiểu màu đậm và phân màu nhạt. Bệnh vàng da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng cũng là dấu hiệu, triệu chứng bệnh sỏi mật của một vấn đề về túi mật ở người lớn. Bàng mật phóng thích mật vào ruột non thông qua một ống gọi là ống dẫn túi, kết nối với ống mật. Bệnh vàng da xuất hiện khi những ống này có vấn đề. Tiến sĩ Yang cho biết: “Bạn cứ tưởng tượng đơn giản như ống dẫn, túi mật có sỏi và sỏi mắc kẹt trong ống thì sẽ gây tắc nghẽn”. Sự tắc nghẽn đó có thể do mật tích tụ trong túi mật và tăng nồng độ của một chất màu vàng gọi là bilirubin.

4. Viêm tụy

Tiến sĩ Yang cho biết nếu bạn bị viêm tụy, viêm đại tràng thì nên kiểm tra sỏi mật. Tụy tụt bên cạnh gan và thải các enzyme tiêu hoá vào cùng một vị trí của đường tiêu hóa như mật. Hai ống dẫn gặp nhau gần ruột, một viên sỏi trong ống có thể ảnh hưởng đến chức năng của ống kia. Nếu viên sỏi mật ra khỏi túi mật và bị mắc kẹt trong ống tụy, nó có thể gây viêm và đau bụng. Các triệu chứng viêm tụy có thể bao gồm đau bụng, buồn nôn, mạch đập nhanh và sốt.

5. Triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa

Các triệu chứng sỏi mật có liên quan đến rối loạn tiêu hóa bao gồm: Cảm giác chán ăn, ăn không ngon hoặc táo bón, tiêu chảy… Những triệu chứng này có thể tái phát nhiều lần và khoảng cách giữa các đợt là khác nhau, có thể là trong khoảng vài tháng nhưng cũng có trường hợp lên đến vài năm sau đó.

6. Uống thuốc giảm đau không đỡ

Nếu đau ống mật hoặc đau mãn tính mà uống thuốc giảm đau không đỡ thì đó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề túi mật. Tiến sĩ Yang nói: “Những dấu hiệu loại trừ giúp chúng tôi xác định được bệnh liên quan đến túi mật chính xác hơn”.

7. Béo phì hoặc sút cân đột ngột

Đây là những vấn đề liên quan đến sỏi mật và không phải là triệu chứng cần. Thông thường, tăng giảm cân xảy ra trước, sau đó các vấn đề túi mật mới phát triển. Điều này được lý giải là do những người béo phì có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn. Giảm cân có thể giúp làm giảm nguy cơ sỏi mật nhưng giảm cân quá nhanh lại có thể khiến bạn dễ bị sỏi mật hơn. Tiến sĩ Yang cho biết: “Những bệnh nhân trải qua phẫu thuật cắt bỏ dạ dày hoặc phẫu thuật thường giảm cân nhanh và có nguy cơ bị sỏi mật”.

Tập thể dục là rất quan trọng. Tiến sĩ Yang khuyến cáo nếu có ý định giảm cân thì cần giảm từ từ cùng với chế độ ăn uống tập luyện ổn định để giữ cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Những bất thường trong siêu âm, MRI (chụp cộng hưởng từ), HIDA scan (theo dõi dòng chảy của mật từ gan vào ruột non và để đánh giá túi mật).

Túi mật là một cơ quan rỗng và sỏi mật hiển thị là khối rắn trong túi mật hoặc ống mật trên siêu âm. Từ các kết quả siêu âm, bác sỹ có thể lưu ý về kích thước của túi mật xem liệu có sưng hoặc dày lên không vì đây có thể là dấu hiệu viêm.

Các xét nghiệm khác bao gồm hình ảnh cộng hưởng từ nhìn rõ hơn các ống dẫn. Cuối cùng, quét HIDA có thể cho thấy túi mật được làm sạch như thế nào. Tiến sĩ Yang cho biết: “Các xét nghiệm siêu âm có thể giải thích tại sao có người bị các triệu chứng bị sỏi mật mà không có một viên sỏi nào hoặc một cái gì gây tắc nghẽn”.

Bị sỏi mật thì nên điều trị như thế nào – Có nên cắt bỏ túi mật

Mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Sau khi túi mật bị loại bỏ, gan vẫn sản xuất dịch mật đều đặn, chất lượng và số lượng dịch mật không hề thay đổi. Nhưng thay vì đi con đường vòng như trước kia, nay dịch mật đi nhanh hơn và đổ thẳng xuống  tá tràng  ngay cả khi không có thức ăn. Điều này có thể gây ra những rối loạn rối loạn nhất định về tiêu hóa như đầy trướng, chậm tiêu hay chán ăn.

Sau phẫu thuật, cũng có khoảng 10 – 15% người bệnh gặp phải hội chứng sau cắt túi mật, với các triệu chứng tương tự sỏi mật như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, vàng da, vàng mắt, sốt cao…., Nguyên nhân gây nên hội chứng này vẫn chưa được giải thích rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến sự thích nghi của cơ thể khi thiếu vắng túi mật hoặc do còn sót sỏi ở trong đường mật. Các triệu chứng này có thể thoáng qua và biến mất sau một vài tuần, nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài dai dẳng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Để làm giảm được tình trạng này, sau cắt túi mật người bệnh nên cố gắng hạn chế dầu mỡ, đồ ăn nhiều cholestrol. Sau đó khi cơ thể đã thích ứng trở lại, người bệnh có thể tập ăn lại từng ít một và tăng dần lên. Nếu bị tiêu chảy mạn tính, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được sử dụng một số loại thuốc cầm tiêu.

Những tưởng khi đã cắt bỏ túi mật là bạn đã tránh xa hoàn toàn được sỏi mật, nhưng thực tế lại không như vậy. Bởi hệ thống đường mật ngoài túi mật còn có ống dẫn mật chủ, đường dẫn mật trong gan và có khoảng 30 – 50% người bệnh bị tái phát sỏi mật sau thời gian từ vài tháng cho đến vài năm.

Nguyên nhân là do cắt túi mật không thể tác động được vào các nguyên nhân sinh sỏi. Để làm được điều này cần có sự phối kết hợp của nhiều cơ chế khác nhau, mang lại tác động đồng bộ và toàn diện lên hệ thống gan mật.

Do đó, sau cắt túi mật, điều cần thiết phải làm là duy trì hoạt động bình thường của hệ thống tiêu hóa bằng cách hạn chế thực phẩm giàu cholesterol (lòng trắng trứng, phủ nội tạng động vật), giảm thức ăn dầu mỡ, chiên xào; thay vào đó bạn nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ. Sau đó khi cơ thể đã thích ứng trở lại, người bệnh có thể tập ăn lại từng ít một và tăng dần lên.

Thấu hiểu được vai trò, chức năng của hệ thống gan mật cũng như những nguyên nhân gây nên sỏi mật, sỏi trong gan. Bằng sự kết hợp của hơn 25 thành phần dược liệu trị sỏi khác nhau như: Trái sung, Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất kim.,… Sỏi Mật Trái Sung giúp cải thiện chức năng gan mật, điều trị làm tan sỏi và chống viêm túi mật, viêm đường mật hiệu quả.

Sự kết hợp của các loại thảo dược trên không chỉ tạo ra tác động kép: lợi mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn và kháng viêm, từ đó giúp điều chỉnh được rối loạn của hệ thống gan mật nên ngăn được nguy cơ tái phát sỏi, mà còn là một giải pháp hữu ích để giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các biến chứng sau cắt túi mật trên đường tiêu hóa.

7 lý do nên dùng Sỏi Mật Trái Sung

  • Được tổng hợp từ hơn 25 dược liệu chuyên điều trị sỏi: Trái sung, Nấm linh chi, Kim tiền thảo, Hương phụ…
  • Được Bộ y tế chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn
  • Được kiểm chứng lâm sàng trên các bệnh nhân bị sỏi.
  • Giảm nhanh kích thước sỏi. Chữa tận gốc, hạn chế tái phát.
  • Hạn chế các triệu chứng bệnh sỏi mật, sỏi thận, gan ăn gây uống khó tiêu, sốt, vàng da..
  • Chi phí điều trị, giá thành thấp.
  • Không tác dụng phụ. Không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Trên đây là những tổng hợp của Sỏi Mật Trái Sung để giải đáp cho những thắc mắc như triệu chứng bệnh sỏi mật là gì? Bị sỏi mật thì nên điều trị như thế nào? Có nên cắt bỏ túi khi điều trị sỏi mật? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh sỏi mật có những lựa chọn phương pháp điều trị triệt để và tốt nhất cho mình nhé.

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

soimat
soimat