Ngày nay, tỷ lệ người bị sỏi mật ngày càng nhiều, ai cũng có thể gặp phải. Người bị sỏi mật thường bị những cơn đau về đêm, mức độ nặng nhẹ khác nhau và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, cuộc sống. Tìm hiểu lý do vì sao người bị sỏi mật thường bị đau về đêm và những phương pháp làm giảm đau hiệu quả…
Tại sao người bị sỏi mật thường gặp những cơn đau về đêm?
Đau do sỏi mật thường bị nhầm lẫn với những cơn đau bụng bình thường. Do đó thường bị người bệnh bỏ qua, ít khi can thiệp kịp thời và hiệu quả.
Tỷ lệ sỏi mật gây ra những cơn đau cho người bệnh rất cao, khoảng hơn 1/3 số người bị sỏi mật đều từng bị những cơn đau làm phiền, đặc biệt là đau về đêm.
Cơn đau do sỏi mật thường diễn ra vào ban đêm hơn là ban ngày. Lý do là bởi vì lúc chúng ta nằm, túi mật và ống mật sẽ nằm ở vị trí ngang bằng với nhau. Khi túi mật thực hiện hoạt động co bóp sẽ dễ đẩy viên sỏi vào ống mật. Do ống túi mật có đường kính nhỏ, viên sỏi bị kẹt vào không những ma sát với thành niêm mạc gây đau mà còn làm ứ tắt dịch mật.
Những biểu hiện của đau do sỏi mật
Vị trí đau: cơn đau do sỏi mật thường xuất hiện ở vị trí hạ sườn phải (góc phần tư phía trên bên phải của bụng), hoặc đau ở vùng thượng vị rồi lan ra vùng lưng và vai.
Trên thực tế, cũng có trường hợp sỏi mật sẽ gây ra những cơn đau ở lưng. Nhưng thường những cơn đau này cũng xuất phát từ vùng thượng vị trước.
Tình trạng đau do sỏi mật sẽ xuất hiện sau bửa ăn hoặc vào ban đêm khoảng từ 10-12 giờ. Có thể đau âm ỉ hay đau quặn từng cơn. Thường xơn đau sẽ xuất hiện đột ngột rồi tăng mức độ lên nhanh chóng chỉ từ sau 10-20 phút. Sau đó tiếp tục duy trì liên tiếp trong vài giờ.
Nếu cảm thấy sau hơn 3 giờ mà cơn đau vẫn còn duy trì thì đây có thể là dấu hiệu ban đầu của tình trạng viêm túi mật. Cần nhập viện để can thiệp kịp thời.
Một số triệu chứng thường gặp
Bên cạnh cảm giác đau, người bệnh còn xuất hiện những triệu chứng như sốt, buồn nôn hay vàng da…
- Sốt, đổ mồ hôi lạnh, ớn lạnh: Hiện tượng này xuất hiện có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật. Tình trạng sốt có thể là sốt cao kèm cơn đau dữ dội hoặc sốt nhẹ kéo dài.
- Vàng mắt, vàng da: Tùy theo tình trạng sỏi của bạn mà mật có thể bị tắt và gây ra hiện tượng này. Đi kèm với đó là việc đi tiêu ra phân trắng, ngứa da.
- Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau sỏi mật gây ra tình trạng buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng khó tiêu, chán ăn,…
Cách làm giảm những cơn đau do sỏi mật gây ra
- Dùng túi giữ nhiệt: Đặt túi giữ nhiệt hoặc một chai nước ấm lên phần bụng đau giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể kết hợp xoa bóp nhẹ để giúp làm dịu cơn đau.
Để an toàn cho da, tránh bị bỏng thì nên để một lớp vải mỏng lên bụng trước khi đặt túi giữ nhiệt lên.
- Hỗn hợp nước ép làm giảm đau sỏi mật: Trong rau củ có chứa nhiều vitamin, tăng cường thải độc, có thể giúp cải thiện tình trạng sỏi mật, từ đó giảm những cơn đau cho bạn.
Loại nước ép hiệu quả nhất là hỗn hợp của củ cải đường, cà rốt, dưa chuột với tỷ lệ bằng nhau. Nên uống đều đặn hỗn hợp này mỗi ngày 2 ly trong suốt 2 tuần để mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Uống nước cam hoặc chanh: Các loại trái cây giàu vitamin C và pectin giúp bạn giảm cơn đau nhanh chóng. Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước này (khoảng 120ml) khi bụng no để khắc phục tình trạng đau do sỏi mật.
Xem thêm
Sỏi Mật Trái Sung bào mòn và ngăn ngừa sỏi mật
Cách chấm dứt đầy hơi, khó tiêu do sỏi mật
Giảm sỏi 45mm còn 21mm chỉ trong 3 tháng