Bệnh mãn tính là gì – Người bệnh cần hiểu rõ

Theo WHO – bệnh mãn tính được hiểu là bệnh tiến triển dần dần và kéo dài, thời gian bệnh từ 3 tháng trở lên. Hiện nay, bệnh mãn tính không thể phòng ngừa bằng vắc xin và không thể chữa khỏi hoàn toàn, chúng cũng không tự biến mất.

Phần lớn các bệnh mãn tính đều không lây nhiễm, không do vi khuẩn, virut, ký sinh trùng hoặc nấm gây nên.

Theo các chuyên gia nghiên cứu Hoa Kỳ phát hiện ra cho thấy nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh mãn tính là do cách ăn uống, không lựa chọn đúng loại thức ăn có các tố chất phòng và kháng bệnh cho con người; do yếu tố di truyền.

Nếu như trước đây các bệnh cấp tính lây nhiễm như: dịch hạch, sốt rét, nhiễm khuẩn các loại thì giờ đây các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, suy giảm chức năng gan, đái tháo đường, ung thư… ngày càng nhiều và gây tốn kém cho cả các nhân lẫn cộng đồng. Vậy làm sao hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh mãn tính

Thực tế mắc bệnh mãn tính như thế nào

Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh lý không lây nhiễm năm 1976 lần lượt là: 43%, 45%. Tuy nhiên, đến năm 2003 thì tỉ lệ này đã lên đến: 61% và 59%.

Bệnh có xu hướng tăng dần theo tuổi tác. Riêng Mỹ, ước tính đến năm 2049 số người bị bệnh các chức năng do viêm xương khớp, đái tháo đường, đột quỵ, bệnh mạch vành, ung thư và suy tim tăng ít nhất 30%. Và thuật ngữ “mãn tính” có thể có hoặc không trong tên gọi bệnh lý.

Một số nhóm bệnh mãn tính như

  • Ung thư
  • Suy thận mãn tính
  • Viêm gan mãn tính
  • Bệnh nội tiết: béo phì, đái tháo đường….
  • Bệnh lý tâm thần kinh: Sa sút trí tuệ, trầm cảm….
  • Bệnh tim mạch: suy tim, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não….
  • Bệnh xương khớp mãn tính: Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương….
  • Bệnh tự miễn: Lupus ban đỏ, xơ cứng bì, vẩy nến….
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính.
  • Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính: Viêm phế quản mạn, hen và khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính….

Tại sao lại bị bệnh mãn tính

Nguyên do chính là bởi sự tác động lâu dài của các yếu tố như: Các độc tố, quá tải chức năng, tuổi tác, thói quen sinh hoạt, tâm sinh lý… đến việc cơ thể gây suy giảm, thoái hóa, rối loạn các chức năng sống của chính cơ thể.

Nguyên lý hỗ trợ điều trị bệnh mãn tính

Để hỗ trợ điều trị bệnh mãn tính thì tác động tích cực sẽ giúp cơ thể phục hồi các chức năng sống để trở về trạng thái hoạt động bình thường phù hợp với sinh lý, tuổi tác và môi trường sống. Bạn cần hiểu rõ rằng: hiện nay, bệnh mãn tính chưa có bất kì phương pháp nào có thể hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh. Mà các phương pháp trị bệnh hiện nay giúp hạn chế các biến chứng xấu ảnh hưởng đến người bệnh.

Nguyên tắc hỗ trợ điều trị bệnh mãn tính – bạn cần biết

  • Bạn cần ghi nhớ: Đặc điểm nổi bật trong việc hỗ trợ điều trị bệnh mãn tính là áp dụng những chế độ kiểm soát bệnh lâu dài nhằm phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế tối đa biến chứng thực thể và chức năng. Sai lầm khi nghĩ rằng sử dụng thuốc sẽ hết hay dứt điểm hoàn toàn. Bị bệnh mãn tính bạn nên chuẩn bị và tìm phương pháp sống chung với bệnh một cách tốt nhất.
  • Thay đổi thói quen thông qua việc chăm chỉ tập luyện, phục hồi chức năng. Thay đổi cả lối sống dùng thực phẩm chức năng hoặc thuốc có nguồn gốc tự nhiên. Bởi đây là những biện pháp an toàn, không gây tác dụng phụ và phù hợp sinh lý.
  • Chỉ dùng thuốc Tây khi thật sự cần thiết và phải có chỉ định của bác sỹ.
  • Người bệnh tự trang bị kiến thức bản thân để tự theo dõi, chăm sóc và kiểm soát bệnh tốt nhất.
  • Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp nhất với trình trạng của bản thân.

Vậy phòng bệnh mãn tính như thế nào

Phòng bệnh hơn chữa bệnh trở thành ngạn ngữ được ông cha ta truyền dạy, đây được xem là giải pháp thông minh và ít tốn kém nhất.

Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh mãn tính gồm

  • Ăn nhiều rau và trái cây cũng như đậu và ngũ cốc.
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút, thực hiện đều đặn 5 lần/tuần.
  • Chuyển từ ăn mỡ động vật bão hòa sang dầu thực vật chưa bão hòa.
  • Giảm ăn mỡ, mặn và ngọt.
  • Duy trì cân nặng chuẩn (chỉ số khối cơ thể nằm trong khoảng 18,5 đến 24,9 tính bằng cách lấy cân nặng tính bằng kilogam chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét).
  • Không hút thuốc.

Theo các chuyên gia có biết có đến 80% bệnh mạch vành, 90% bệnh đái tháo đường tuýp 2 và ⅓ bệnh ung thư có thể tránh được nhờ chế độ ăn uống lành mạnh, tăng vận động thể lực và bỏ hút thuốc.

Thay vì để bệnh phát triển đến khi xuất hiện các biến chứng bạn mới hay biết tốt nhất bạn nên thực hiện chế độ phòng bệnh này tốt để luôn có sức khỏe tốt, khỏe mạnh.

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    Về Sỏi Mật Trái Sung

    Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

    Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 01324/2018/ATTP-XNQC ngày 19/11/2018 của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM
    soimat
    soimat