Tất tần tật về BỆNH THẬN YẾU – bạn không nên bỏ qua

Bệnh thận yếu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến những chức năng khác trong cơ thể. Jeremy Allen, DO – một thành viên thuộc hội đồng Chăm sóc gia đình Mỹ cho biết: Dù “hầu như không có triệu chứng nhưng bệnh nhân vẫn có thể mất đến 90% chức năng thận khi phát hiện ra bệnh”.

Bệnh thận yếu là gì

Bệnh thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng của thận hay còn gọi là thận suy. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà đây còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh lý khác như: Yếu sinh lý nam giới, đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ…. Bệnh thận yếu thường diễn biến âm thầm và chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, gây nên những triệu chứng nguy hiểm.

Bệnh thận yếu thường được hình thành trong nhiều tháng đến 1 năm và gây ra nhiều tổn thương cho thận. Nhưng thường là do ảnh hưởng của các bệnh lý liên quan làm tổn hại đến thận như: đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh viêm nhiễm ở bàng quang, ung thư bàng quang….

Đối tượng mắc bệnh thận yếu

  • Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu. Theo thống kê có đến 30% số người mắc bệnh thận yếu do khói thuốc lá.
  • Người có chế độ ăn uống, sinh hoạt thường ngày thất thường, không khoa học.
  • Người quá bận rộn, tinh thần căng thẳng thường xuyên.
  • Người hay uống trà đặc, ăn mặn.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với máy tính thời gian dài.
  • Người hay ngồi lâu trong thời gian dài.
  • Người bệnh trong thời kỳ hồi phục
  • Người bị cao huyết áp.
  • Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị bệnh lên đến 40%.
  • Người bị sỏi thận có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường
  • Người làm “chuyện ấy” quá thường xuyên, cường độ mạnh.
  • Lạm dụng các sản phẩm tráng dương.
  • Người có thói quen nhịn tiểu.
  • Người thừa cân, béo phì nguy cơ mắc bệnh cao hơn 20% người bình thường.
  • Người già và nam giới là 2 đối tượng chính.

Dấu hiệu – Triệu chứng nhận biết bệnh thận yếu

Thận yếu ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, chính vì thế nếu không muốn bị bệnh những ai đang nằm trong nguy cơ mắc bệnh thận yếu cao thì nên tìm cách ngăn ngừa khi có thể. Dưới đây là 7 dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh sớm nhằm có biện pháp trị bệnh tốt nhất

  • Rùng mình, chi lạnhTriệu chứng rùng mình hay chi lạnh thường xảy ra đột ngột khiến người bệnh có cảm giác ớn lạnh như bị gió thổi. Cho dù thời tiết không phải là mùa đông nhưng lúc nào chân, tay cũng lạnh buốt, có khi lan tới đầu gối và khuỷu tay khiến bạn bị rùng mình. Ngoài ra còn kèm theo các dấu hiệu như: đau lưng, nhức mỏi đầu gối, chán chường, tinh thần mệt mỏi, miệng nhạt….
  • Tiểu đêm nhiềuThận có chức năng chính là đảm nhận vai trò lọc nước tiểu. Vì thế khi thận của bạn bị suy yếu khiến tần suất đi tiểu tăng cao.  Lượng nước tiểu nhiều, gấp 2 lần hoặc quá ¼ lượng nước tiểu của cả ngày. Nhất là khi về đêm, việc đi tiểu rất đau rát và khó chịu, nước tiểu bị đổi màu thường có màu nhạt hoặc màu tối. Sau khi tiểu xong lại có cảm giác như chưa tiểu khiến khổ chủ cảm thấy khó chịu, phiền toái.
  • Các vấn đề sinh lý, tình dụcThận đóng vai trò điều hòa hormone sinh dục Androgen ở nam giới, vì thế khi các loại hormone bị thay đổi gây mất cân bằng âm dương làm giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, thận còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự lưu thông của máu đến dương vật, khi thận gặp vấn đề, máu đến dương vật không đủ để đạt độ cương cứng, điều này gây nên tình trạng rối loạn cương dương.
  • Đau lưngNgười bị bệnh thận yếu sẽ cảm thấy đau lưng mỗi khi khom lưng hay đứng thẳng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do thận suy giảm chức năng bẩm sinh, bệnh lâu ngày hoặc cơ thể yếu và mệt mỏi. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Bệnh nhẹ đau lưng xả ra khi vận động, khó khom lưng hoặc đứng thẳng. Còn bệnh nặng thì kèm theo bàn chân, gót chân đau nhức, các cơn đơn cũng nặng nề hơn.
  • Rối loạn đường tiêu hóaĐối với người bị bệnh thận yếu thường rất dễ bị táo bón nhiều hơn. Đây cũng là một triệu chứng dẫn đến bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt. Tình trạng táo bón còn khiến chức năng hoạt động của đường ruột trở nên thất thường, đây được xem là “kẻ cầm đầu” gây ra thận yếu.
  • Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trungThận được cho là có liên quan đến não bộ, do đó, nếu bị bệnh thận yếu sẽ khiến não không thể cung cấp đủ dưỡng chất vì thế gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung, ù tai, đứng không vững. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các bệnh mạn tính khác như: Viêm gan mãn tính, bệnh mạch vành, huyết áp, hen suyễn.
  • Khó thở, hen suyễnChức năng của thận giúp “nạp” khí nhưng khi chúng gặp vấn đề khiến khả năng này bị ảnh hưởng và tích khí không đủ khiến người bệnh khó thở, hơi thở khò khè. Một số trường hợp kèm theo triệu chứng ra mồ hôi lạnh rất nguy hiểm.

Trên đây là các dấu hiệu – triệu chứng nhận biết bệnh ở giai đoạn sớm. Chính vì thế người bệnh cần hết sức lưu ý, chỉ cần phát hiện bất kỳ dấu hiệu thất thường nào nên đến cơ sở y tế để kiểm tra chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh kéo dài để bệnh phát triển xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và các biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa bệnh thận yếu

Khi bị thận yếu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chức năng của thận, thế nên việc tìm cách nào làm giảm và khắc phục triệu chứng bệnh, ngăn ngừa bệnh phát triển là điều cần thiết. Theo các chuyên gia, người bệnh thận yếu nên tuân thủ một số mẹo nhỏ như

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của thận, người bị thận yếu nên đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Bạn nên uống từ 2-3 lít nước, nhờ đó loại bỏ chất thải và độc tố, giảm áp lực hoạt động cho thận. Lưu ý: Sau 9 – 10 giờ tối bạn nên hạn chế uống nhiều nước vì sẽ khiến thận hoạt động kém hơn.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu trong thời gian dài: Một số người có thói quen nhịn tiểu điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến thận và các cơ quan tiết niệu. Bởi sẽ khiến bàng quang căng tức và gây áp lực cho thận nhiều hơn. Thế nên người bệnh không nên nhịn tiểu để tránh các bệnh khác có liên quan như sỏi thận.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung các dưỡng chất là điều cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Một số thực phẩm tốt cho thận như
    • Lòng trắng trứng chứa ít chất gây hại cho thận.
    • Vitamin K có trong các loại trái cây màu tối hay sẫm màu giúp lưu thông máu tới thận tốt hơn.
    • Hạt mè đen giúp thêm năng lượng cho thận hoạt động tốt và ổn định hơn. Đây còn là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho cơ thể.
    • Tăng cường vận động, các bài tập yoga, duỗi chân, đi bộ nhẹ nhàng… để tăng cường chức năng thận.
    • Lưu ý: Tránh ăn thức ăn giàu kali, photpho bởi thận có chức năng duy trì đúng lượng kali và photpho trong máu, loại bỏ kali và photpho dư thừa. Nhưng khi bị thận yếu việc loại bỏ các chất này gặp khó khăn. Thế nên, việc hạn chế sử dụng các thực phẩm này là cách tốt nhất giúp giảm tải khối lượng “công việc” thận đảm nhiệm.
  • Đặc biệt, người bị thận yếu tuyệt đối không nên uống rượu bia, các chất kích thích, không hút thuốc lá….

Chú ý thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu thất thường để có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn bệnh kịp thời nhất.

Bật mí cách chữa bệnh thận yếu ngay tại nhà

Theo thói quen nhiều người khi bị bệnh thường nghĩ đến chính là ra hiệu thuốc Tây, làm vài viên thuốc về uống. Mặc dù hiệu quả mang lại tốt ngay tức thì nhưng về lâu về dài thì đó không phải là cách tốt nhất. Bởi việc làm dụng thuốc chính là nguyên nhân gây bệnh thận yếu, khiến gan và các cơ quan nội tạng bị tổn thương do tác dụng phụ.

Vì thế, thuốc chữa bệnh thận yếu từ các thảo dược thiên nhiên được nhiều người lựa chọn nhờ tính an toàn, lành tính, hiệu quả và không gây tác dụng phụ. Hơn nữa chúng lại khá dễ tìm, chi phí rẻ. Dưới đây là 2 bài thuốc giúp chữa bệnh thận yếu được rất nhiều người dùng

  • Chữa thận yếu nhờ đu đủ xanh.
  • Chọn đu đủ quả tươi, loại quả không quá non cũng không quá già, trọng lượng tầm khoảng 500g.
  • Gọt vỏ, rửa sạch cho hết phần nhựa.
  • Sau đó khoét một lỗ nhỏ trên đầu quả đu đủ, cho thêm chút muối vào trong ruột đem hấp cách thủy trong 30 phút đến khi chín nhừ.
  • Áp dụng làm và ăn món này mỗi ngày, kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy tác dụng.
  • Trị bệnh thận yếu bằng rau ngô

Theo Y học cổ truyền, rau ngô có tác dụng trị chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, tổn thương thận, mật, bàng quang…. Trong rau ngô còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp điều trị bệnh gan, bệnh thận, sỏi mật rất hiệu quả.

Để thoát khỏe bệnh thận yếu, người bệnh chỉ cần kiên trì uống nước râu ngô mỗi ngày. Sau một thời gian bạn sẽ thấy kết quả mang lại.

Hai cách trên tuy khá đơn giản nhưng hiệu quả mà chúng mang lại thì không thể ngờ. Các biện pháp này vừa an toàn lại dễ thực thực. Kết hợp với đó bạn cần chú ý đến lối sống hằng ngày, chế độ ăn uống và vận động để trị bệnh hiệu quả nhất nhé.

Bệnh thận yếu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh, chính vì thế để hạn chế bệnh hình thành và phát triển ngay từ bây giờ bạn cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống hằng ngày của mình, nên thường xuyên vận động, không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Đồng thời thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe và phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Có thể những thói quen hằng ngày tưởng chừng như là vô hại tuy nhiên nó lại âm thầm “phá hủy” cơ thể bạn. Nếu đang gặp phải những biểu hiện tương tự nêu trên bạn hãy nhanh chóng đi khám hoặc liên hệ các bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Cập nhật những tin tức mới nhất cùng Sỏi Mật Trái Sung cho bạn và gia đình.

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

soimat
soimat