Dấu hiệu nào giúp nhận biết bệnh SỎI THẬN Ở TRẺ EM? Ba mẹ nên xem

Sỏi thận ở trẻ em tuy ít gặp nhưng gần đây tỷ lệ trẻ bị sỏi thận ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý ở trẻ. Nhằm phòng ngừa bệnh cho trẻ các bậc cha mẹ nên tìm hiểu thông tin kiến thức về bệnh sỏi thận ở trẻ em, dấu hiệu nhận biết sỏi thận và cách trị sỏi hiệu quả nhất.

Sỏi thận ở trẻ em ngày càng tăng nhanh

Trường hợp 1

Một trường hợp bị sỏi thận ở trẻ em được Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP. HCM tiếp nhận là bé P.X.N 9 tuổi quê ở Phú Yên trong tình trạng bí tiểu khẩn cấp. Qua thăm khám và thực hiện siêu âm hệ niệu, cụng X-quang bụng, các bác sĩ phát hiện trong cổ bàng quang của bé chứa sỏi, chính vì thế gây nên tình trạng nước tiểu bị tắc, không thể thoát ra ngoài.

Tìm hiểu thông tin người nhà bé cho biết, trước đây bé hoàn toàn bình thường không có bất kỳ dấu hiệu nào nhưng trong thời gian gần đây để ý thấy bé hay đi tiểu lắt nhắt và thường la đau khi tiểu. Dẫn bé đi khám ở địa phương bác sĩ chẩn đoán bị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu nhưng trị mãi không thấy hiệu quả. Tình trạng bệnh của bé diễn biến nặng nên cả nhà quyết định đưa bé vào Bệnh viện Nhi đồng 2 ở TP. HCM khám và điều trị.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 2 sử dụng dụng cụ nội soi rất nhỏ với kiềm nghiền sỏi chỉ dùng ở trẻ em để phá và gắp ra ngoài cho bé. Sau khi thực hiện gắp sỏi thì tình hình hiện tại bé đã ổn định, hết đau, tiểu được và đã về nhà.

Trường hợp 2

Bé T.A (2 tuổi ở Đồng Nai) cũng nhập viện trong tình trạng tương tự. Ba mẹ bé cho biết, từ khi bé 1 tuổi đã xuất hiện dấu hiệu chán ăn, hay quấy khóc và tiểu rắt nhưng bé còn nhỏ gia đình không nghĩ bé bị soi. Cho đến khi thấy bé đi tiểu ra máu mới hốt hoảng đưa đến bệnh viện địa phương khám. Ở đây, bé được chẩn đoán là bị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu nhưng trị mãi không khỏi.

Gia đình đưa bé vào Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. HCM để khám, các bác sĩ tiến hành siêu âm hệ niệu và chụp X-quang bụng phát hiện bé bị sỏi ở vị trí cổ bàng quang, tắc đường dẫn nước tiểu. Kích thước viên sỏi khoảng 10x3mm, sỏi gây kẹt ở cổ bàng quang, xuống niệu đạo khiến bé bị bí tiểu cấp, tiểu máu do sỏi di chuyển gây tổn thương mạc niệu đạo.

Qua đây các bậc cha mẹ nên trang bị kiến thức về sỏi thận nhất là các dấu hiệu nhận biết sỏi thận để khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu thất thường nào ở trẻ dù là nhỏ nhất. Để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế tối đa biến chứng do sỏi gây nên, bởi những biến chứng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bé.

Trường hợp 3

Bé N.Q.T (11 tuổi ở TP. HCM) lại bị sỏi san hô ở thận trái, đây là một dạng sỏi phức tạp và dễ tái phát trở lại. Khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2 bác sĩ phát hiện viên sỏi thận của bé lên đến 17mm. Dù đã tiến hành phẫu thuật lấy phần lớn sỏi khiến niệu quản bị tắc nghẽn nhưng khả năng tái phát lại sau mổ là rất lớn. Vì thế, hàng tháng bé T cần đi khám định kỳ và mỗi lần siêu âm đều phát hiện có sỏi trong thận.

Rất nhiều bậc phụ huynh bức xúc và thắc mắc tại sao con của mình còn rất nhỏ lại bị sỏi thận. Nhiều người vẫn còn không tin vào kết quả khi nhận kết quả từ bác sĩ.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa niệu – Thận cho biết nếu bỏ qua yếu tố di truyền thì chế độ sinh hoạt hằng ngày của bé là một trong những “điều kiện thuận lợi” để tạo sỏi. Tỷ lệ các bé đến viện trị sỏi ngày càng gia tăng gây báo động về lối sống sinh hoạt cần được cải thiện để bảo vệ sức khỏe của bé.

Thủ phạm nào gây sỏi thận ở trẻ em

Bác sĩ Lê Tấn Sơn – Trưởng khoa Thận niệu Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. HCM cho biết sỏi thận bắt đầu hình thành từ các tinh thể kết tủa do thành phần hóa học trong nước tiểu hoặc quá dư hoặc không đầy đủ, nhất là khi trẻ nhịn tiểu lâu.

Nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ em:

  • Nguyên nhân do di truyền
  • Do chứng rối loạn chuyển hóa enzyme
  • Hội chứng ống thận như (sỏi calci-phosphat, sỏi systinuria)
  • Những hội chứng khác như tăng acide uric, sỏi calci oxalat không rõ nguyên nhân (chiếm khoảng 25% nguyên nhân gây bệnh).
  • Do nằm một chỗ lâu ngày
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn tạo urease
  • Do một số loại thuốc độc hại thải nhiều độc tố qua thận
  • Ngoài ra, theo bác sĩ Sơn, thủ phạm khiến trẻ bị sỏi thận còn do chế độ ăn uống không hợp lý như: ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều muối, thực phẩm giàu đạm, trẻ tiêu thụ không hết, uống ít nước, béo phì….

Sỏi đường tiết niệu ở trẻ em gặp nhiều nhất là ở thận, sau đó đến niệu quản và bàng quang.

Dấu hiệu nhận biết sỏi thận thường gặp:

Dù là trẻ em nhưng vẫn có một số triệu chứng thường gặp khi bị sỏi thận ở trẻ em như:

  • Đau vùng hông lưng
  • Tiểu ít, tiểu máu
  • Người nhợt nhạt, buồn nôn
  • Đổ nhiều mồ hôi.

Các bậc cha mẹ cần lưu ý khi thấy bất kỳ triệu chứng thất thường nào ở trẻ, nhất là những biểu hiện ở trên thì nên cho bé đi khám để kiểm tra chính xác. Một biểu hiện dễ thấy ở trẻ bị sỏi thận là trẻ thường khóc và khó chịu mỗi đi khi tiểu.

Dấu hiệu nhận biết sỏi thận ở trẻ em bạn có thể thấy là trẻ thường bớt hiếu động và đùa nghịch hơn, chúng thường chỉ thích nằm một chỗ. Và khả năng bị sỏi thận ở bé trai cao hơn so với bé gái. Bệnh thường diễn biến âm thầm và chỉ được phát hiện khi đi siêu âm vùng bụng.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp trị sỏi áp dụng cho từng loại sỏi khác nhau. Mỗi cách điều có ưu và nhược điểm riêng. Nhưng vấn đề cần lo ngại là tỷ lệ bệnh tái phát từ 4% – 70% sau, đặc biệt với loại sỏi thận do rối loạn chuyển hóa càng có tỷ lệ tái phát cao hơn so với các nguyên nhân khác.

Chính vì thế, việc phòng ngừa sỏi thận cho trẻ em là hết sức quan trọng. Một vài lưu ý cơ bản mà các bậc phụ huynh cần lưu ý là: Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc trong thời gian dài, dù là thuốc bổ, khuyến khích trẻ uống đủ nước (trẻ từ 10 kg – 20 kg cần nạp từ 1 – 1,5 lít/ngày, trẻ 30 kg cần 1,75 lít/ngày, trẻ trên 30 kg cần 2 lít/ngày). Vào mùa nóng, khi thấy trẻ uống nước ít hơn bình thường nước tiểu sẽ có màu vàng sậm như nước trà đậm thì bạn cần cho trẻ uống thêm nước cho đến khi nước tiểu chuyển thành màu vàng nhạt.

Các bậc cha mẹ cũng nên khuyến khích và rèn luyện bé thường xuyên vận động, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ, hạn chế các thức ăn nhanh, ăn nhiều rau củ quả, trái cây bổ sung nước. Nhớ cho trẻ uống một ly nước đầy vào mỗi sáng khi vừa thức dậy nhằm loại bỏ cặn bã ra ngoài và bù nước cho một ngày dài bận rộn học tập, vui chơi.

Các bạn cần thường xuyên quan sát bé chỉ cần thấy bất kì dấu hiệu nhận biết sỏi thận thì nên đưa trẻ đi khám để có cách trị tốt nhất. Không ai muốn con mình bị sỏi thận. Bởi thế cách trị sỏi thận tốt nhất là các hoạt động phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe hằng ngày.

Bạn cần tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏi và dùng bài thuốc từ dược liệu dân gian, an toàn. XEM NGAY giải pháp điều trị sỏi.

?Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

01324/2018/ATTP-XNQC 
soimat
soimat