Sỏi tiết niệu – triệu chứng và cách điều trị bệnh tốt nhất

Sỏi tiết niệu được chia ra sỏi đường tiết niệu trên gồm sỏi thận và sỏi niệu quản, sỏi đường tiết niệu dưới gồm sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Triệu chứng nào nhận biết bệnh? Việc lựa chọn phương pháp điều trị sỏi tiết niệu phụ thuộc vào kích thước và thể trạng người bệnh.

Sỏi tiết niệu là gì

Sỏi tiết niệu được hình thành khi sỏi thận bị mắc kẹt tại niệu quản – đây là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Bệnh thường gặp và hay tái phát, do sự kết thành của một số thành phần trong nước tiểu. Các khối sỏi có thể gây đau, tắc đường tiết niệu và nhiễm khuẩn, rất nguy hại cho sức khỏe của người bệnh.

Bệnh gặp phải do nhiều yếu tố như: Di truyền, các dị dạng bẩm sinh đường niệu, nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống – sinh hoạt không hợp lý, người bệnh nằm lâu ít vận động… Bệnh thường gặp đối với người trong độ tuổi lao động, nhất là ở nam nhiều hơn ở nữ.

Triệu chứng bệnh sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu chính vì chúng hình thành một cách âm thầm và thường chỉ được phát hiện khi xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, gây nên các cơn đau khó chịu. Tốt nhất người bệnh cần biết các triệu chứng sỏi tiết niệu dưới đây để có cách điều trị bệnh kịp thời.

  • Cơn đau quặn thận: Các cơn đau này diễn ra đột ngột, dữ dội ở vùng thắt lưng, lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục. Cơn đau thường xuất hiện khi bạn vận động mạnh như: Chạy nhảy, đi xe trên đường xấu… khi hoạt động khiến sỏi di chuyển có thể tới chỗ chít hẹp, gây nên tắc đường niệu. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi bạn nghỉ ngơi và đi tiểu được.
  • Đau ở thận do đài thận và bể thận bị tắc nghẽn: Đau và xuất hiện ở vị trí xương sườn số 12 ngay hố thắt lưng. Cơn đau lan dần về phía trước hướng về phía hố chậu và rốn.
  • Đau tại niệu quản: Xuất phát tại hố thắt lưng, lan dọc theo đường đi của niệu quản, cơn đau đôi khi còn lan xuống phần mặt trong của đùi và hố chậu tại bộ phận sinh dục.
  • Đái buốt, nước tiểu chứa máu: Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của đường tiết niệu mà nước tiểu sẽ có màu từ hồng nhạt đến đỏ toàn bãi.
  • Viêm đài bể thận do ứ nước tiểu: Người bệnh thường bị đái đục, đau vùng lưng – thắt lưng. Rất nhiều trường hợp có biểu hiện sốt cao, rét run. Ngoài ra, còn có hiện tượng nôn mửa, ăn không ngon miệng…. Khả năng hoạt động bù trừ của thận rất tốt nên thường thì bệnh chỉ được phát hiện khi có dấu hiệu của viêm đài bể thận.

Điều trị sỏi tiết niệu như thế nào

Thông qua các triệu chứng sỏi tiết niệu mà bạn có thể nhận biết được để có cách điều trị hiệu quả bạn cần lưu ý các nguyên tắc sau

  • Điều trị nội khoa (không cần mổ): Thường được áp dụng khi sỏi không gây bế tắc, không gây triệu chứng, không có nhiễm trùng. Sỏi nhỏ hơn 4 – 5mm và có thể tự theo dòng nước tiểu ra ngoài. Trong trường hợp này người bệnh cần uống nhiều nước. Hiện nay sỏi niệu quản có kích thước nhỏ hơn 4mm thì 90% sẽ tự tiểu ra. Tuy nhiên, nếu viên sỏi lên đến khoảng 6mm thì khả năng đi tiểu ra sỏi giảm thấp dần.
  • Sỏi đường tiết niệu gây nên nhiễm trùng hoặc bế tắc thì cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tùy vào kích thước và vị trí sỏi trên đường tiết niệu, cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau như: Mổ mở, tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL), phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da (PCNL), nội soi bàng quang niệu quản tán sỏi, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản.

Mỗi phương pháp điều trị điều có ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên để việc trị sỏi đạt hiệu quả bạn cần kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện thích hợp để thời gian điều trị là ngắn nhất.

Sỏi tiết niệu dễ tái phát lại, thế nên mục tiêu của các phương pháp điều trị sỏi niệu quản chính là giảm nhẹ và ngăn chặn tái phát triệu chứng sỏi.

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    Về Sỏi Mật Trái Sung

    Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

    Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 01324/2018/ATTP-XNQC ngày 19/11/2018 của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM
    soimat
    soimat