Vai trò, chức năng của túi mật là gì?

Túi mật là gì? Túi mật có chức năng như thế nào trong quá trình tiêu hóa thức ăn? Qua bài viết dưới đây, Sỏi Mật Trái Sung sẽ tổng hợp những kiến thức quan trọng về chức năng của túi mật trong cơ thể.

Vai trò, chức năng của túi mật

Túi mật là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Khi ăn thức ăn, túi mật có chức năng co bóp để đẩy dịch mật qua đường mật vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn. Những lắng đọng bất thường của các thành phần chính trong dịch mật sẽ hình thành nên bùn mật, sỏi mật. Sỏi mật thường gây ra đau bụng, viêm túi mật và viêm tụy.

Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê, màu xanh, nằm ở mặt dưới của thùy gan phải, dài khoảng từ 6 – 8cm và rộng nhất là 3cm khi căng đầy. Đây là một bộ phận của đường dẫn mật ngoài gan, gồm có 3 phần: đáy, thân và cổ. Ống dẫn mật từ túi mật tới ống mật chủ dài 3 – 4cm, đoạn đầu rộng 4 – 5mm, đoạn cuối hẹp 2,5mm. Trong lòng ở phần trên của ống túi mật có những van gọi là van Heister làm cho ống túi mật không bị gấp lại và làm cho mật lưu thông dễ dàng.

chức năng của túi mật
Túi mật đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn (Ảnh minh họa)

 

Trong cơ thể, gan hoạt động sản xuất mật liên tục, mật là một chất dịch màu vàng hơi xanh lục, có vị đắng. Mật đóng một vai trò quan trọng vào quá trình tiêu hoá thức ăn. Muối mật là Natri Glycocholate và Natri Taurocholate có vai trò phân huỷ các chất béo, thúc đẩy cho hoạt động của các men Lipase (Phân huỷ Lipid). Chúng còn giúp cho các chất béo đã được tiêu hoá có thể đi qua được thành ruột.

Cũng tương tự như vậy, muối mật có tác dụng vận chuyển các Vitamin tan trong dầu như các vitamin A, D, E và K. Muối mật không bị mất đi mà được tái hấp thu sau khi sử dụng. Khoảng 80 – 90% muối mật sẽ theo máu chuyển lại về gan và kích thích gan sản sinh thêm mật. Mỗi ngày cứ 12 tiếng, gan tiết ra một lượng dịch mật khoảng 450ml, tuy nhiên thể tích tối đa của túi mật chỉ ở mức 30 – 60ml (95% là nước). Ngoài muối khoáng, muối mật, trong dịch mật còn có cholesterol và sắc tố mật. Khi không diễn ra sự tiêu hóa, dịch mật sẽ quay ngược trở về túi mật qua ống túi mật. Khi được dự trữ trong túi mật, mật sẽ bị mất bớt nước và trở nên cô đặc hơn. Khi chất béo đi vào tá tràng, túi mật bị kích thích, co bóp và tống mật xuống tá tràng.

[Xem thêm]

Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không ?

Như chúng ta đã biết, gan chúng ta mỗi ngày tạo ra 1 lít mật, mật này cô đặc và dự trữ trong túi mật. Đến bữa ăn, túi mật co bóp và chuyển dịch mật trong túi mật vào tá tràng giúp tiêu hoá các chất béo.

Khi túi mật bị cắt bỏ (thường do sỏi mật), gan vẫn sản xuất dịch mật đều đặn, chất lượng và số lượng dịch mật không hề thay đổi. Nhưng thay vì đi con đường vòng như trước kia, nay dịch mật đi nhanh hơn và đổ thẳng xuống tá tràng ngay cả khi không có thức ăn. Điều này có thể gây ra những rối loạn rối loạn nhất định về tiêu hóa như đầy trướng, chậm tiêu hay chán ăn.

Sau phẫu thuật, cũng có khoảng 10 – 15% người bệnh gặp phải hội chứng sau cắt túi mật, với các triệu chứng tương tự sỏi mật như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, vàng da, vàng mắt, sốt cao…., Nguyên nhân gây nên hội chứng này vẫn chưa được giải thích rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến sự thích nghi của cơ thể khi thiếu vắng túi mật hoặc do còn sót sỏi ở trong đường mật. Các triệu chứng này có thể thoáng qua và biến mất sau một vài tuần, nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài dai dẳng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Với nguyên nhân cắt túi mật là do bệnh sỏi túi mật, sỏi mật khoảng 50% người bệnh sẽ cần nhập viện lần 2 để điều trị do sỏi phát sinh tại những vị trí khác trong đường ống dẫn mật.

Do đó, sau cắt túi mật, điều cần thiết phải làm là duy trì hoạt động bình thường của hệ thống tiêu hóa bằng cách hạn chế thực phẩm giàu cholesterol (lòng trắng trứng, phủ nội tạng động vật), giảm thức ăn dầu mỡ, chiên xào. Thay vào đó bạn nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ. Sau đó khi cơ thể đã thích ứng trở lại, người bệnh có thể tập ăn lại từng ít một và tăng dần lên.

Thấu hiểu được vai trò, chức năng của hệ thống gan mật cũng như những nguyên nhân gây nên sỏi mật, sỏi trong gan. Bằng sự kết hợp của hơn 25 thành phần dược liệu trị sỏi khác nhau như: Trái sung, Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất kim.,… Sỏi Mật Trái Sung giúp cải thiện chức năng gan mật, điều trị làm tan sỏi và chống viêm túi mật, viêm đường mật hiệu quả.

Sự kết hợp của các loại thảo dược trên không chỉ tạo ra tác động kép: Lợi mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn và kháng viêm, từ đó giúp điều chỉnh được rối loạn của hệ thống gan mật nên ngăn được nguy cơ tái phát sỏi, mà còn là một giải pháp hữu ích để giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các biến chứng sau cắt túi mật trên đường tiêu hóa.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về vài trò và chức năng của túi mật trong quá trình tiêu hóa mà Sỏi Mật Trái Sung tổng hợp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của túi mật và những nguyên nhân gây sỏi mật, sỏi trong gan. Nếu bạn đang bị sỏi mật, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về bệnh lý cũng như cách điều trị tốt nhất nhé

 

DV-MC Quyền Linh đồng hành cùng người bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan

Bạn cần tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏi và dùng bài thuốc từ dược liệu dân gian, an toàn.

?Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

soimat
soimat