Chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh sau cắt túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật là phương pháp thường được sử dụng để điều trị sỏi mật, sỏi túi mật, viêm túi mật, các bệnh về túi mật khác. Sau ca phẫu thuật, người bệnh thường phục hồi nhanh chóng nhưng cũng có thể gặp các tác dụng phụ khi cơ thể chưa thích nghi được với sự mất đi vĩnh viễn của túi mật. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe sau khi cắt túi mật là một bước rất quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Vậy người bệnh cần được chăm sóc sau mổ cắt túi mật như thế nào? Ăn gì sau khi cắt túi mật? Cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu ngay sau đây.

dinh dưỡng sau cắt túi mật

Những điều cần biết sau khi cắt túi mật

Túi mật là một bộ phận của đường dẫn mật ngoài gan, nằm trong hố túi mật dài từ 8 – 10cm, rộng nhất là 3cm, gồm 3 phần: Đáy, thân và cổ. Ống túi mật dẫn mật từ túi mật tới ống mật chủ, dài 3 – 4cm, đoạn đầu rộng 4 – 5mm, đoạn cuối hẹp 2,5mm. Trong lòng ở phần trên của ống túi mật có những van gọi là van Heister làm cho ống túi mật không bị gấp lại và làm cho mật lưu thông dễ dàng.

Trong cơ thể, dịch mật được tiết ra liên tục từ các tế bào gan nhưng bình thường hầu hết lượng mật này được dự trữ ở túi mật. Cứ 12 tiếng, gan tiết ra một lượng dịch mật khoảng 450ml. Tuy nhiên thể tích tối đa của túi mật chỉ ở mức 30 – 60ml. Để chứa được lượng dịch mật này, túi mật hấp thụ hầu hết nước, Na, Cl và các chất điện giải trong dịch mật thông qua lớp niêm mạc. Đến bữa ăn, túi mật co bóp và chuyển dịch mật trong túi mật vào tá tràng giúp tiêu hoá thức ăn. Chức năng quan trọng nhất của mật là giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu chất béo cũng như các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, K, E và caroten.

chăm sóc sau mổ túi mật
Cấu tạo của túi mật- Ảnh minh họa.

Khi nào phải cắt túi mật?

Túi mật thường bị cắt bỏ khi bị viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính, có sỏi túi mật quá to gây đau hoặc tắc đường mật, viêm teo túi mật, ung thư túi mật… nhưng chủ yếu nguyên nhân cắt là do sỏi túi mật. Đây là loại sỏi có thể có một thời gian dài yên lặng.

Khi có biểu hiện lâm sàng triệu chứng chủ yếu là cơn đau quặn gan, đau dữ dội vùng hạ sườn phải, lan ra sau lưng và lên vai phải, đôi khi đau lan sang cả vùng thượng vị làm dễ nhầm tưởng là đau dạ dày. Cơn đau quặn gan kéo dài trên 15 phút đến 3 – 4 giờ, nếu trên 6 giờ phải nghĩ đến có biến chứng. Nếu có hiện tượng tắc nghẽn thì túi mật ngày càng to dần lên, khi sờ vào có thể thấy túi mật căng phồng, ấn vào bệnh nhân rất đau, nếu không xử trí kịp thời có thể đưa đến viêm túi mật cấp tính, sẽ có sốt cao 39º – 40º.

Có hai cách để cắt bỏ túi mật là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở, trong đó, phương pháp mổ nội soi cắt túi mật phổ biến hơn. Đa số bệnh nhân có thể ăn uống, sinh hoạt và xuất viện vài ngày sau phẫu thuật, thậm chí một vài người có thể xuất viện ngay ngày hôm sau. Đối với phẫu thuật mở, người bệnh thường phải ở lại viện khoảng 3 – 5 ngày và mất khoảng 4 – 6 tuần để hồi phục hoàn toàn, lâu hơn so với phẫu thuật nội soi.

cắt túi mật
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật là phương pháp thường được sử dụng để điều trị sỏi mật, sỏi túi mật, viêm túi mật, các bệnh về túi mật khác.

Tác dụng phụ sau phẫu thuật cắt túi mật

Các tác dụng phụ sau khi cắt bỏ túi mật thường nhẹ và nhanh chóng biến mất, chúng bao gồm:

  • Cảm thấy không khỏe: Đây có thể là tác dụng phụ của thuốc gây mê hoặc thuốc giảm đau được sử dụng trước, trong và sau phẫu thuật. Tình tạng này sẽ mau chóng qua đi.
  • Đau bụng và vai: Đây là tác dụng phụ của việc bơm khí CO2 vào bụng để tạo khoảng trống trong bụng khi phẫu thuật cắt túi mật. Thuốc giảm đau có thể giúp bạn đối phó với triệu chứng này.
  • Tiêu chảy: Mặc dù không còn túi mật, gan vẫn tiết dịch mật như bình thường và đổ trực tiếp xuống ruột non, kể cả khi không cần thiết. Điều này có thể gây kích thích hệ tiêu hóa và dẫn tới tiêu chảy. Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, gạo lức và bánh mỳ giúp giảm tiêu chảy. Hoặc bạn có thể yêu cầu bác sỹ kê thuốc cho uống nếu bị tiêu chảy nghiêm trọng.
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật – Ảnh minh họa.

 

Một số biến chứng có thể gặp sau cắt túi mật cần theo dõi

Hội chứng sau cắt túi mật (Postcholecystectomy syndrome PCS): Đây là tình trạng kéo dài hoặc tái phát của những triệu chứng như đau bụng hoặc vàng da sau khi đã cắt túi mật. Gần 50% các trường hợp là do nguyên nhân tại đường mật như: Sót sỏi, tổn thương đường mật, mất nhu động và giãn ống mật chủ. Để chẩn đoán cần dựa vào nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).

Viêm dạ dày do dịch mật trào ngược: Dịch mật tăng tiết xuống tá tràng, trào ngược lên dạ dày gây viêm dạ dày. Ngoài ra, có thể gặp một số biến chứng khác như viêm tụy do dịch mật tràn vào ống tụy, rối loạn vận động đường mật và co thắt cơ Oddi. Chính vì vậy, sau khi cắt bỏ túi mật cần theo dõi các biến chứng sớm và muộn do cắt bỏ túi mật gây ra để xử lý kịp thời.

Người cắt bỏ túi mật không có nghĩa là sẽ không bị sỏi đường mật hoặc viêm nhiễm đường mật. Để dự phòng viêm nhiễm hoặc sỏi mật tái phát cần thực hiện ăn chín, uống sôi, uống thuốc tẩy giun 6 tháng một lần (để dự phòng loại sỏi do giun) và ăn đủ chất xơ, ăn nhiều đậu đỗ, lạc, vừng, hạn chế uống cà phê và thực phẩm có nhiều đường, bỏ thuốc lá (để dự phòng loại sỏi cholesterol).

Sau khi cắt túi mật một thời gian thích nghi, tiêu hóa trở lại bình thường, sẽ không còn tình trạng gọi là “hội chứng sau cắt túi mật” nữa. Nếu có tình trạng chán ăn, chậm tiêu, ngứa… cần đến tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các thuốc nhuận mật.

chăm sóc sau cắt túi mật
Chăm sóc sau mổ cắt túi mật như thế nào? Ăn gì sau khi cắt túi mật

Chăm sóc sau mổ cắt túi mật như thế nào?

Phẫu thuật cắt túi mật là phương pháp thường được chỉ định trong các trường hợ bị sỏi mật, sỏi túi mật, viêm túi mật và cách bệnh túi mật khác. Sau ca phẫu thuật, người bệnh thường phục hồi nhanh chóng nhưng cũng có thể gặp các tác dụng phụ khi cơ thể chưa thích nghi được với sự vắng mặt của túi mật. Chăm sóc sức khỏe sau khi cắt túi mật là một bước quan trọng giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe và giảm các triệu chứng, hội chứng sau phẫu thuật. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc sau mổ cắt túi mật mà bệnh nhân và thân nhân người bệnh cần quan tâm.

1. Chăm sóc vết khâu sau mổ cắt túi mật

Sau phẫu thuật, nếu không biết chăm sóc vết khâu đúng cách, bạn rất dễ bị nhiễm trùng và khả năng phải quay trở lại bệnh viện là rất cao. Hãy cố gắng giữ cho vết khâu luôn khô ráo (ít nhất 48 giờ sau phẫu thuật) và sạch sẽ, kiểm tra vết khâu mỗi ngày để phát hiện bất kỳ một tình trạng bất thường nào, như nốt ửng đỏ, sưng đau bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

2. Có nên tắm sau khi mổ sỏi mật

Viện Y tế quốc gia về chất lượng điều trị (Viện NICE – Vương quốc Anh) khẳng định rằng người bệnh có thể tắm sau khi phẫu thuật 48 tiếng mà không lo nhiễm trùng do vết khâu bị ướt. Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen chứ không nên ngâm mình (và vết khâu) trong bồn tắm. Lau khô vết thương theo hướng dẫn của bác sỹ ngay sau khi tắm.

Nhưng làm thế nào để có thể giữ vết khâu khô ráo trong 48 tiếng đồng hồ? Rất đơn giản, cách tốt nhất là nên hạn chế tiếp xúc với nước hoặc tránh vận động mạnh ra mồ hôi. Ngoài ra, bạn có thể dùng băng gạc không thấm nước (hoặc bất kỳ vật gì có thể chống thấm nước, như găng tay hoặc túi nilon) để phủ lên vết khâu khi tắm. Nếu vô tình làm ướt vết khâu, hãy lau khô ngay bằng khăn sạch.

Điều quan trọng là không được làm xước các vết khâu. Vận động mạnh, chơi thể thao hay thậm chí là… gãi cũng có thể làm tổn thương vết khâu. Để có thể hồi phục nhanh nhất, bạn cần phải cử động nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc với nước, bùn, cát và sơn. Nếu trẻ em mổ sỏi mật, nên cho bé nghỉ học cho tới khi vết khâu lành lại bởi ở trường bé rất hiếu động và khả năng nhiễm trùng rất cao.

3. Cắt chỉ sau phẫu thuật túi mật

Nếu không dùng chỉ tự tiêu để khâu vết mổ, các bác sỹ sẽ cho bạn biết khi nào cần quay lại bệnh viện để cắt chỉ. Thông thường, với mũi khâu ở bụng, bạn phải đi cắt chỉ trong vòng 7 – 10 ngày.

Nếu chăm sóc tốt vết mổ sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật, bạn sẽ rút ngắn được thời gian phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lơ là, một vết khâu nhỏ cũng có thể khiến bạn nhập viện vì nhiễm trùng lây lan. Chỉ cần làm theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng!

Dấu hiệu nhiễm trùng

Bạn cần luôn theo dõi và chăm sóc vết khâu phẫu thuật trong những ngày đầu. Nếu các dấu hiệu bất thường kéo dài và tăng nặng hơn, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc tốt. Một số dấu hiệu cần lưu ý như:

  • Sưng tấy
  • Vết mổ có màu đỏ hơn
  • Xuất hiện mủ hoặc chảy máu ở vết mổ
  • Sờ vào vết mổ thấy nóng
  • Có mùi khó chịu ở vết mổ
  • Vết mổ ngày càng đau
  • Sốt 38°C hoặc cao hơn

Ăn gì sau khi cắt túi mật?

dinh duong sau cat tui mat
Chăm sóc sau mổ cắt túi mật như thế nào? Ăn gì sau khi cắt túi mật?

Hiện nay chủ yếu tiến hành cắt bỏ túi mật qua nội soi. Phẫu thuật nội soi cắt túi mật có chuẩn bị thông thường là một phẫu thuật khá nhẹ nhàng đối với người bệnh, thường bệnh nhân ổn định sau 7 – 10 ngày. Chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hầu như không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu đường mật trong và ngoài gan cũng như chức năng gan không bị tổn thương như viêm nhiễm, sỏi… thì không phải kiêng cữ gì. Chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao cũng vậy, có thể trở lại hoạt động bình thường khi sức khỏe sau phẫu thuật ổn định.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể có những xáo trộn bất thường về số lượng và chất lượng của dịch mật lên hệ thống tiêu hóa, bởi chức năng của túi mật là nơi chứa mật và cô đặc mật từ gan đưa xuống. Vì vậy, trong giai đoạn này, bệnh nhân cần một chế độ ăn phù hợp để duy trì sức khỏe tốt.

  • Ăn nhạt: Vài tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật cắt túi mật, nên ăn nhạt để việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng. Ngoài ra, sau thời gian cơ thể đã làm quen với việc thiếu vắng túi mật, nên có chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây tươi, rau và ngũ cốc.
  • Ăn ít chất béo: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn ít chất béo được khuyến cáo cho bệnh nhân sỏi mật vẫn nên được duy trì sau khi cắt bỏ túi mật, với khoảng 40 – 50 gram chất béo mỗi ngày. Thực phẩm có thể lựa chọn gồm: sữa tách kem và sữa chua không béo, thịt nạc, cá, gia cầm, thức uống không cồn.
  • Chọn chất béo chưa bão hòa: Tăng cường các chất béo chưa bão hòa (chất béo tốt), như: dầu ô liu và dầu cá trong chế độ ăn sau khi phẫu thuật cắt túi mật. Chất béo này có lợi với người bệnh sau cắt túi mật. Lý do, lúc này cơ thể vẫn rất cần chất béo lành mạnh, bởi gan sẽ tiết ra dịch mật theo lịch trình trùng với nhịp điệu tự nhiên theo 3 bữa ăn mỗi ngày. Vì vậy, chìa khóa để tiêu hóa chất béo khi không có túi mật là thời gian các bữa ăn nên đều đặn để tạo ra nhịp sinh học cho gan nhận biết. Ngoài ra, bổ sung thêm chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn cũng là tín hiệu để gan tăng cường sản xuất dịch mật.
  • Tránh thực phẩm giàu cholesterol: Sau cắt túi mật, cần hạn chế một số thực phẩm giàu cholesterol như: trứng, thịt mỡ, một số loại hải sản; tránh các loại thực phẩm chiên, thức ăn nhanh và chất béo vì chúng làm tăng nguy cơ tái phát sỏi mật.

Trên đây là bài viết tổng hợp và chia sẻ của Sỏi Mật Trái Sung để giải đáp cho những thắc mắc thường gặp như chăm sóc sau mổ cắt túi mật như thế nào, ăn gì sau khi cắt túi mật? Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để luôn bảo vệ sức khỏe cho mình cách tốt nhất. Nếu còn những thắc mắc khác cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với Sỏi Mật Trái Sung qua Hotline (028) 3976 0686 – 0908 797 616 để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí nhé.

DV-MC Quyền Linh đồng hành cùng người sỏi thận - sỏi mật - sỏi gan

Bạn cần tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏi và dùng bài thuốc từ dược liệu dân gian, an toàn. XEM NGAY giải pháp điều trị sỏi.

?Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

01324/2018/ATTP-XNQC 
soimat
soimat