Sỏi mật là gì và cách ngăn ngừa sỏi tái phát

Bị sỏi mật do nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, di truyền, bẩm sinh… mà tỉ lệ bệnh nhân mắc sỏi mật ngày càng tăng. Vậy sỏi mật là gì? Chúng được hình thành như thế nào? Điều trị ra sao? Hãy cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu bài viết sau đây.

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật nghiêm trọng hơn chúng ta nghĩ… Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người ta không để ý đến vì chỉ 20% trường hợp là có triệu chứng bệnh. Triệu chứng bệnh của sỏi mật thường yên lặng và lu mờ, đôi khi có đau quặn bụng, có rối loạn chức năng túi mật, gan, tụy…đòi hỏi phải chẩn đoán chính xác, có khi cần phải điều trị.

sỏi mật là gì
Những viên sỏi đang hình thành trong túi mật

1. Vị trí và chức năng của túi mật

Túi mật nằm ở góc trên, bên phải bụng, phía dưới gan. Chức năng của túi mật là chứa mật tạo ra từ tế bào gan, từ đó đưa mật đến tá tràng, ruột non để tiêu hóa thức ăn.

2. Tại sao chức năng dự trữ của túi mật lại quan trọng

Gan của chúng ta mỗi ngày tạo ra khoảng 1 lít mật, mật này cô đặc và dự trữ trong túi mật. Để tiêu hóa thức ăn, chúng ta không chỉ nhai, dịch vị…mà còn cần acid mật đặc biệt. Thức ăn mỡ để tiêu hóa còn cần có lượng mật thích hợp, vì vậy mật co bóp để đẩy mật vào ống mật, xuống tá tràng…tiêu hóa. Mật gồm có acid mật, cholesterol, sắc tố, protein, jecithin, muối và nước.

Sỏi mật phát triển như thế nào?

Nếu bạn đã hiểu sỏi mật là gì rồi thì tiếp theo bạn cũng nên hiểu chúng được phát triển trong cơ thể chúng ta như thế nào. Câu trả lời rất đơn giản: do sự mất cân bằng các thành phần của mật, điều này có thể do nhiều nguyên nhân:

  • Mất cân bằng trong việc sản xuất hoặc vận chuyển mật trong gan, nơi mà mật được tạo thành.
  • Ăn quá nhiều thức ăn béo.
  • Mất cân bằng về khả năng cô đặc hay pha trộn của túi mật.
  • Mất acid mật do nhiều nguyên nhân.
  • Do bẩm sinh.

Một hậu quả có thể có của rối loạn này là sự tích tụ của crystal trong túi mật, những tinh thể crystal cholesterol này sẽ lớn dần qua tháng năm, mà điều này chúng ta không thấy được. Khi nào túi mật không thể co bóp, khi sỏi làm nghẽn túi mật hay đường mật, lúc đó mới có cảm giác đau nhói.

Người nào có nguy cơ phát triển sỏi mật?

Phụ nữ mang thai, sinh nhiều có nguy cơ bị sỏi mật cao nhất

Nguy cơ bị sỏi mật cholesterol đặc biệt cao ở những phụ nữ sanh đẻ nhiều. Hormon estrogen của nữ làm gia tăng nồng độ cholesterol trong mật và giảm sự co bóp của túi mật. Tác dụng của estrogen cũng được chứng minh ở những người dùng thuốc ngừa thai và phụ nữ dùng liệu pháp estrogen thay thế thì nguy cơ sỏi mật gia tăng.

nguy cơ bị sỏi mật
Phụ nữ mang thai, sinh nhiều có nguy cơ bị sỏi mật cao nhất

Chế độ ăn nhiều chất béo cũng có nguy cơ bị sỏi mật

Vai trò của chế độ ăn trong việc hình thành nên sỏi mật thì không rõ ràng. Tuy nhiên, chế độ ăn có calorie cao, nhiều béo, ít sợi đã cho thấy có liên quan đến nguy cơ của sự hình thành nên sỏi cholesterol. Điều đáng chú ý là nồng độ cholesterol huyết thanh cao có thể không là nguy cơ cao của sỏi cholesterol nhưng trái lại nồng độ triglyceride cao lại có thể là yếu tố nguy cơ. Béo bệu thường kèm với sự gia tăng bài tiết cholesterol trong mật, vì vậy làm gia tăng nguy cơ bị sỏi cholesterol. Khi người béo bệu trãi qua thời kỳ sụt cân nhanh chóng thì nguy cơ bị sỏi mật lại tăng hơn nữa. Điều này xảy ra là do hậu quả của sự gia tăng cholesterol và giảm muối mật ở những bệnh nhân có chương trình giảm cân nhanh.

Những bệnh có ảnh hưởng lên ruột có thể làm mất muối trong cơ thể và dẫn tới sự hình thành sỏi cholesterol. Đây là điều quan trọng cần để ý những bệnh nhân bị bệnh Crohn, một bệnh viêm ruột non, nguy cơ cao bị sỏi mật hơn.

Những thuốc làm hạ thấp lipid trong cơ thể như là clofibrate có thể làm gia tăng cholesterol trong mật và dẫn tới làm gia tăng nguy cơ cao bị sỏi mật

Yếu tố di truyền đóng vai trò khá quan trọng

Sỏi mật thường gặp ở nhiều thành viên trong gia đình. Một ví dụ khá rõ ràng cho vấn đề này là ở những người Pima Indian sống ở Tây Nam Mỹ, nơi bệnh sỏi mật ở phụ nữ trẻ có thể tới 80%.

Những yếu tố nguy cơ của sỏi sắc tố mật là vệ sinh ăn uống kém thường liên quan tới sự gia tăng sắc tố bilirubin trong mật. Điều này được thấy rõ ở những bệnh có sự phá hủy hồng cầu như bệnh hồng cầu hình liềm, sốt rét hoặc trên nền bệnh gan như xơ gan.

Nam giới sau phẫu thuật túi mật cũng có nguy cơ bị sỏi mật cao

Ở độ tuổi 75, chỉ khoảng 20% nam giới xuất hiện sỏi túi mật. Tuy nhiên, ở những người đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật thì có nguy cơ tái phát sỏi và biến chứng sau phẫu thuật cao hơn so với nữ giới.

Nguy cơ bị sỏi mật cũng có thể xảy ra với trẻ em

Mặc dù ít hơn so với người lớn những sỏi mật cũng có thể xảy ra với trẻ em và thường là sỏi sắc tố, gặp ở bé trai nhiều so với bé gái. Nếu trẻ mắc một số bệnh lý sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật:

  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm.
  • Suy giảm miễn dịch.
  • Phẫu thuật ổ bụng.
  • Chấn thương ở cột sống.
  • Phải nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong thời gian dài: Khoảng 40% trường hợp mắc sỏi do túi mật không co bóp, làm lắng đọng các thành phần của dịch mật và tạo sỏi.

Có nhiều loại sỏi mật

Tùy thuộc vào bản chất của sự rối loạn sản xuất dịch mật mà sỏi của bệnh nhân có thành phần khác nhau. Trong nhiều trường hợp, thành phần chính của sỏi là cholesterol. Tuy nhiên ở một số bênh nhân có thể thay đổi thành phần chẳng hạn như: sắc tố, muối, dịch tiết, protein…Có nhiều loại sỏi mật khác nhau. Nếu căn cứ vào thành thành cấu tạo nên sỏi mật thì có Sỏi cholesterol, sỏi hỗn hợp, sỏi sắc tố… Nếu căn cứ vào vị trí sỏi mật thì có sỏi túi mật (sỏi nằm trong túi mật), sỏi gan (sỏi nằm trên đầu ống mật gần Gan) và sỏi ống mật chủ. Tùy vào loại sỏi mật là gì mà cách điều trị có thể khác nhau.

Điều trị sỏi mật như thế nào?

Điều trị sỏi mật tùy thuộc vào thành phần sỏi và mức độ trầm trọng của bệnh. Có nhiều cách điều trị sỏi mật: dùng thuốc, dùng sóng rung động, phẫu thuật, chế độ ăn. Chúng ta phải xem xét, nếu sỏi yên lặng không triệu chứng thì không nhất thiết phải điều trị, chỉ điều trị khi sỏi có triệu chứng. Tuy nhiên sỏi ống mật thì phải điều trị gấp không cần có triệu chứng.

1. Thuốc uống điều trị sỏi mật

Chủ yếu để đẩy lùi quá trình thành lập sỏi, sự tăng lên của thích thước sỏi, tán sỏi, phòng tránh các trường hợp viêm nhiễm túi mật, ống mật, phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật… (khá đau đớn khi trình trạng viêm nhiễm xảy ra)…

Những loại sỏi cholesterol (hơn 60% bệnh phân bị sỏi mật là sỏi cholesterol) thì thích hợp nhất cho việc điều trị bằng thuốc. Ngoài ra thì vì nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, kích thước sỏi, thành phần hình thành nên sỏi mật là gì mà những bệnh nhân bị sỏi mật cũng chỉ cần uống thuốc mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật hay bắn sỏi bằng sóng.

Ngoài những loại thuốc tây được phân phối rộng rãi trên thị trường thì những bài thuốc đông y: bài thuốc dân gian của những Lương y, bác sỹ…được bào chếvà chiết xuất từ những dược liệu tự nhiên cũng là một phương pháp điều trị bệnh sỏi mật rất hiệu quả. Những thành phần có trong trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…vốn là những dược liệu quý trong việc điều trị các bệnh về sỏi mật.

2. Điều trị sỏi mật bằng cách bắn sỏi

Bắn sỏi mật ngoài cơ thể (ESWL) được sử dụng từ năm 1985. Phương pháp này được giới thiệu đầu tiên năm 1980 để điều trị sỏi thận. Mục đích của phương pháp này là làm giảm kích thước của sỏi mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật. Kỹ thuật này thích hợp cho sỏi mật đơn độc hay sỏi kẹt trong ống mật mà không thể lấy ra bằng phương pháp nội soi.

3. Điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị sỏi mật là phẫu thuật thông thường và khá an toàn. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân vẫn có thể có biến chứng hoặc tái phát. Khoảng 25% bệnh nhân vẫn còn triệu chứng khó chịu sau phẫu thuật. Nên điều trị sỏi mật bằng phương pháo bảo tồn, chỉ khi những phương pháp trên thất bại thì phẫu thuật là phương án sau cùng.

Ngày nay có thể lấy sỏi mật bằng thủ thuật nội soi, nhờ vậy tránh được cho bệnh nhân cuộc phẫu thuật lớn và rút ngắn thời gian nằm viện. Vậy sỏi nằm trong ống mật, người ta thường lấy ra bằng kỹ thuật nội soi.

[Xem]

Sỏi mật tái phát làm sao để ngăn ngừa?

Dù cho thành phần hình thành nên sỏi mật là gì (cholesterol, muối canxi…) thì những bệnh nhân bị sỏi mật đều có thể bị tái phát. Một vấn đề lớn của những bệnh nhân sau khi điều trị hết sỏi mật là tình trạng tái phát sỏi khác. Hiện tại chưa có cách để ngăn ngừa tận gốc quá trình tái phát sỏi, Sỏi mật được thành lập là do sự mất cân bằng về chuyển hóa trong gan. Nghiên cứu thấy rằng khoảng 30 – 50% bệnh nhân sẽ có tái phát sỏi sau điều trị trong vòng 5 năm. Tuy nhiên một số rất ít mới có phát triển biến chứng đau.

Một số lưu ý để hạn chế sỏi tái phát như:

  • Tránh tăng cân
  • Giảm chế độ ăn nhiều cholesterol
  • Chia ra nhiều bữa ăn nhỏ, ăn nhiều lần trong ngày
  • Ăn nhiều rau quả, chế độ ăn nhiều chất xơ

Ngoài ra những bệnh nhân bị sỏi mật còn có thể dùng một số loại thuốc để ngăn ngừa sỏi tái phát. Những loại thuốc có chứa các thành phần như: Trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi… vốn là những dược liệu quý trong việc điều trị  và phòng ngừa các bệnh về sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan.

Bài viết ” Sỏi mật là gì?” được tổng hợp dựa trên cuốn sách “Bệnh gan mật và những điều cần biết” của Bác sỹ Bạch Sĩ Minh và một số tài liệu khác.

Bạn cần tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏi và dùng bài thuốc từ dược liệu dân gian, an toàn. XEM NGAY giải pháp điều trị sỏi.

?Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

soimat
soimat