Không được chủ quan – Sỏi đường mật trong gan

Sỏi đường mật trong gan là gì? Liệu có nguy hiểm không và biểu hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Sỏi đường mật trong gan là gì?

SỎI ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN – KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN
Sỏi đường mật trong gan có thành phần chính là cholesterol hoặc bilirubin

Sỏi đường mật trong gan còn có tên gọi khác là sỏi gan, sỏi nhu mô gan. Đây là một trong những bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên có phải vì phổ biến nên đây là dạng bệnh thông thường hay không? Câu trả lời là ngược lại, trong các bệnh về gan, sỏi gan được xem là một trong những bệnh nguy hiểm nhất!

Sỏi trong gan có thể ở dạng viên sỏi nhỏ, to hoặc dạng bùn xuất hiện trong ống gan trái, ống gan phải, trong mật, tập trung thành từng đám hoặc rải rác tại đường mật sau bên trong nhu mô gan.

Có hai loại sỏi gan là sỏi cholesterol và sỏi bilirubin (thường có màu vàng xanh gọi là sỏi sắc tố)
Do gan giữ nhiều vai trò quan trọng của cơ thể nên sau khi bị sỏi, gan tổn thương rất nghiêm trọng và thường dẫn tới những biến chứng như viêm gan, xơ gan, ung thư gan,

Theo thống kê, tỷ lệ người bị sỏi gan ở Châu Á cao hơn tất cả các Châu lục khác. Tại Việt Nam, bệnh chiếm khoảng 15-30% trong số những trường hợp mắc sỏi.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Những nguyên nhân chính gây ra sỏi gan có thể kể đến là:

  • Nhiễm trùng dịch mật: Giun sán và kí sinh trùng từ đường ruột chui lên đường mật làm thay đổi khả năng hòa tan bilirubin trong dịch mật. Lượng bilirubin ứ đọng kết hợp với trứng và xác của giun sán tạo thành sỏi sắc tố.
  • Ứ trệ dịch mật kéo dài: Dịch mật bị ứ trệ không lưu thông lâu ngày, các thành phần bên trong dịch mật sẽ kết tinh lại, tạo thành sỏi gan.

Đối tượng thường bị sỏi gan:

  • Người béo phì, lười vận động
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý như viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, xơ gan,…cũng có nguy cơ bị sỏi gan rất cao.
  • Người mắc bệnh teo đường mật bẩm sinh hay u đường mật trong gan
  • Người bị bệnh tan máu, hồng cầu bị phá hủy, lượng lớn bilirubin chết đi không bài xuất hết sẽ gây ra sỏi.
SỎI ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN – KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN
Người béo phì, không vận động rất dễ bị sỏi gan

Biểu hiện của bệnh sỏi gan

Sỏi đường mật trong gan có thể được phát hiện sớm nếu bạn lắng nghe những dấu hiệu của cơ thể.

  • Ở giai đoạn đầu, do sỏi còn nhỏ nên người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, ăn không ngon miệng. Ở giai đoạn sau, sỏi đã lớn và chèn ép gan thì sẽ có những dấu hiệu càng rõ ràng hơn
  • Đau:

Đau quặn hạ sườn phải

Thường diễn ra sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt đau về đêm

Cảm giác buồn nôn, nôn ói, thở mạnh cũng đau

Cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Có khi đau âm ỉ, có khi đau dữ dội.

  • Sốt

Nếu bị viêm đường mật, túi mật thì sẽ dễ bị sốt. Nếu không viêm thì không sốt.

Nếu bị sốt thường bị sốt cao đột ngột và kéo dài vài giờ

Sốt đi kèm cơn đau

Sốt có thể kéo dài vài giờ, vài tuần thậm chí thường xuyên tái lại trong vài tháng.

  • Vàng da

Bilirubin ứ đọng trong dịch mật có màu vàng sẽ ảnh hưởng đến máu, làm người bệnh có triệu chứng vàng da, vàng củng mạc mắt, nước tiểu sậm màu, phân bạc màu

Chứng vàng da thường đi kèm ngứa, uống thuốc chống ngứa cũng không hiệu quả

Khác với sự âm thầm của sỏi mật, sỏi gan thường có triệu chứng ngay từ đầu, kể cả khi viên sỏi còn rất nhỏ.

Ba triệu chứng thường gặp của sỏi gan được gọi là “Tam chứng Charcot”, nếu phát hiện bản thân có những biểu hiện này, bạn nên thăm khám ngay.

Biến chứng của sỏi đường mật trong gan

SỎI ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN – KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN
Sỏi gan là bệnh nguy hiểm và gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng

Sỏi gan là một bệnh nguy hiểm, thường gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Viêm gan: Do bị tích tụ dịch mật lâu ngày, vi khuẩn tăng sinh sẽ tấn công vào gan. Nồng độ men gan bị tăng cao và dễ dẫn tới viêm gan.
  • Xơ gan: Tình trạng này xảy ra khi gan đã bị viêm, số lượng tế bào gan bị phá hủy vượt xa lượng tế bào được sản sinh. Mô gan bị tổn thương, gan không thể hồi phục và dần suy giảm chức năng
  • Viêm mủ đường mật: Đây là biến chứng thường gặp nhất, dù có trị cũng rất dễ tái phát. Bệnh gây ra tình trạng xơ hóa và hẹp đường mật, áp xe gan, nhiễm trùng huyết
  • Nhiễm trùng máu: Biến chứng này đi kèm sốt cao, rét run, đầu choáng váng, tắc mật. Khi phát tác cần cấp cứu kịp thời nếu không có thể dẫn đến tử vong.
  • Ung thư đường mật: Là biến chứng nguy hiểm nhất, tuy nhiên ít khi gặp phải hơn so với những biến chứng khác. Khi phát triển đến giai đoạn này, bệnh gần như không thể cứu chữa được nữa và người bệnh chỉ có thể sống được từ vài tháng đến khoảng 1- 2 năm.

Phòng ngừa bệnh sỏi gan

SỎI ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN – KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN
Chế độ ăn uống và lối sống lành và tấm khiêng giúp bạn đẩy lùi sỏi gan

Nguyên nhân gây ra sỏi gan chủ yếu đến từ chế độ ăn uống không khoa học. Do đó, nếu duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không những có thể giúp ngừa sỏi mà còn giúp giảm triệu chứng và ngừa biến chứng đối với người đang bị sỏi.

  • Không lạm dụng rượu bia
  • Không sử dụng chất kích thích, hút thuốc
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều cholesterol, dầu mỡ, thức ăn nhanh
  • Không ăn đồ sống, tái để tránh bị nhiễm giun sán từ thức ăn
  • Uống nhiều nước
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây
  • Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để tăng vận động đường mật, hạn chế tình trạng ứ đọng dịch mật
  • Bổ sung thức ăn chứa đạm lành mạnh như các loại đậu, hạt,…

Xem thêm

Sỏi Mật Trái Sung có tốt không?

Sỏi tiết niệu- Nguyên nhân và biểu hiện

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh áp xe gan

soimat
soimat