Sỏi đường tiết niệu – Nguyên nhân, biến chứng và cách chữa trị

Sỏi đường tiết niệu là hiện tượng sỏi kết tụ ở đường tiết niệu. Trong đó có: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo. Sỏi niệu quản là căn bệnh nguy hiểm và cũng khó điều trị nhất.

Hệ tiết niệu là hệ thống giúp cho cơ thể trong việc thải ra bên ngoài những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu. Các chất lỏng này thường tập trung ở thận, sẽ có một số chất tái hấp thu ở đây, còn lại sẽ được lọc và chuyển xuống bọng đái để sẵn sàng đưa ra ngoài.

Hệ tiết niệu gồm có:

  • Thận: Giúp điều hòa thể tích và thành phần máu, giúp điều hòa huyết áp, pH và mức đường huyết sản xuất hai hormone (calcitriol và erythropoietin), cũng như bài tiết chất thải vào nước tiểu.
  • Niệu quản: Vận chuyển nước từ thận tới bàng quang.
  • Bàng quang: Lưu trữ nước tiểu và tống nó xuống niệu đạo.
  • Niệu đạo: Tống nước tiểu ra khỏi cơ thể.
  • Tiền liệt tuyến: Tiết ra một chất dịch được hòa với tinh dịch giúp bảo vệ tinh dịch chống lại các tác nhân gây bệnh, nhờ đó tinh trùng hoạt động thuận lợi và tạo điều kiện cho sự thụ thai dễ dàng.

Nhưng khi bị sỏi đường tiết niệu chức năng của hệ tiết niệu bị ảnh hưởng điều này gây nên một số hệ quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Sỏi đường tiết niệu là gì?

Sỏi đường tiết niệu hình thành do sự lắng đọng các khoáng chất trong nước tiểu đáng lẽ phải được hoàn tan và đào thải ra ngoài. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó chúng bị lắng đọng lại tạo thành sỏi, bùn sỏi và sạn sỏi trong hệ tiết niệu.

Tùy vào vị trí sỏi được hình thành mà sỏi đường tiết niệu gây tắc nghẽn đường lưu thông của nước tiểu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, viêm thận, rối loạn hệ tiết niệu… thậm chí tử vong.

Đối tượng dễ bị sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu thường xảy ở ở thận nhất, kế đến là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và ít gặp hơn còn có sỏi kẹt ở niệu đạo chỉ xảy ra ở nam giới. Vì niệu đạo của nam dài, sỏi khó thoát ra ngoài theo dòng nước tiểu.

Nam có tỉ lệ bị sỏi tiết niệu cao hơn nữ giới 2-3 lần. Sỏi gặp nhiều ở người trưởng thành hơn trẻ em và người già. Độ tuổi dễ bị sỏi ở nam giới trung bình từ 20 – 40 tuổi, còn với nữ thì từ 25 – 40 tuổi. Tuy nhiên, từ sau 55 tuổi trở lên phụ nữ lại có nguy cơ bị sỏi niệu cao hơn nam giới. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi về nội tiết tố nữ và tình trạng loãng xương gia tăng ở tuổi mãn kinh.

Ở trẻ em, bệnh nhân bị sỏi niệu thường dưới 10 tuổi, lứa tuổi từ 10 – 18 tuổi lại ít bị sỏi niệu hơn.

Nguyên nhân gây sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố phức tạp gây nên. Quá trình hình thành sỏi thường bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Khi có những rối loạn về mặt sinh lý bệnh học và có những yếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu hoặc có yếu tố di truyền thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh từ một nhân nhỏ lâu ngày tích tụ dần dần thành sỏi.

[Đọc thêm:]

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự lắng đọng tạo sỏi có thể do nước ta có khí hậu nóng ẩm khiến lượng mồ hôi ra nhiều. Trong khi đó nước tiểu bị cô đặc khiến các tinh thể muối trong nước tiểu bão hòa, dễ dàng kết tủa tạo thành sỏi.

Một số yếu tố thuận lợi thúc đẩy quá trình hình thành sỏi

  • Urate, cystine, pH nước tiểu thấp, uống ít nước, một số sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn hoặc các nguyên nhân dẫn đến cô đặc nước tiểu là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành sỏi đường tiết niệu. Trong đó, khẩu phần ăn có nhiều oxalat cũng là một yếu tố thuận lợi tạo sỏi. Nhưng vai trò của việc sử dụng thực phẩm có nhiều canxi gây tăng nguy cơ hình thành sỏi là yếu tố không rõ ràng. Việc hạn chế canxi trong khẩu phần ăn không phải là cách hiệu quả để ngăn ngừa sỏi thận tiết niệu.
  • Sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc lợi tiểu quai, Acetazolamide (Diamox), Glucocorticoids, Theophylin, Vitamin D và Vitamin C là những tác nhân thúc đẩy quá trình hình thành sỏi canxi.
  • Lợi tiểu nhóm Salicylate, Probenecid, Thiazides, Allopurinol là những tác nhân thúc đẩy quá trình hình thành tạo sỏi axit uric. Khi dùng các loại thuốc như: Triamterene, Acyclovir, Indinavir những loại này sẽ lắng đọng lên sỏi đã hình thành và khiến sỏi phát triển nhanh hơn, to lớn hơn.

Các loại sỏi và quá trình hình thành sỏi

1.Sỏi canxi:

  • Nguyên nhân chính là do tình trạng nước tiểu bị bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng hấp thu canxi ở ống thận. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng canxi có tăng cao không? Bình thường thận đào thải khoảng 300 mg canxi qua nước tiểu trong 1 ngày. Nếu nước tiểu bị bão hòa về muối canxi lượng canxi đào thải qua nước tiểu có thể tăng lên 800-1000mg/24h với chế độ ăn bình thường.
  • Nguyên nhân thứ 2 là do giảm citrat niệu. Citrat niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ Kali máu thì thường citrat niệu sẽ giảm. Khi thiếu citra nước tiểu sẽ bị bão hòa muối canxi, điều này tạo điều kiện cho sỏi kết tinh.
  • Nguyên nhân thứ 3 là do nước tiểu quá bão hòa về Oxalat. Các loại thực phẩm giàu oxalat như: rau chút chít, đại hoàng hoặc trong trường hợp ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị bão hòa. Đối với người bị viêm ruột, cắt một phần ruột non khả năng tăng oxalat niệu và có sỏi oxalat là rất lớn. Người bị rối loạn hệ thống men chuyển hóa ở gan do di truyền gây tăng bài acid oxalic để tạo thành oxalat cũng dễ bị sỏi oxalat.

2.Sỏi acid uric:

Nguyên nhân gây ra sỏi acid uric thường là do nước tiểu quá bão hòa acid uric tạo điều kiện gây sỏi urat và thường có tăng acid uric niệu đi kèm. Sỏi acid uric gặp trong tăng acid uric màu, bệnh gout. Một số trường hợp khác có thể là do di truyền.

3.Sỏi struvite:

Sỏi struvite hình thành là do tình trạng nhiễm khuẩn lâu ngày ở đường tiết niệu, tạo điều kiện cho vi khuẩn giải phóng men urease, men này phân giải ure gây tổng hợp amoniac trong nước tiểu giảm, dẫn tới làm giảm hòa tan struvite (MgNH4PO46H2O) tạo điều kiện thuận lợi hình thành sỏi.

4.Sỏi cystin

Sỏi cystin thường ít gặp, sỏi được hình thành là do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng thành sỏi.

Biến chứng nguy hiểm của sỏi đường tiết niệu

Tỷ lệ người bị sỏi đường tiết niệu ngày càng gia tăng, độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Trong khi đó bệnh càng diễn biến phức tạp và thường ít có biểu hiện rõ ràng, khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn muộn.

Sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không? khi bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, choáng nhiễm khuẩn, suy thận, viêm thận, gây tăng huyết áp… và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

  • Sỏi tiết niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn, do đó những vị trí dễ có sỏi thường là thận, niệu quản chậu hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo. Sự di chuyển của sỏi, đặc biệt là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản.
  • Trường hợp sỏi bị kẹt trong đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc đài thận nên đài thận giãn ra, lâu ngày thận sẽ bị giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị ứ nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao từ đó tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra các cơn đau quặn thận.
  • Sỏi ở bàng quang, niệu đạo gây ra tình trạng đái buốt, đái rắt, đái khó.
  • Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm là không thể tránh khỏi; đây trở thành điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh thường sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt và đái dục.
  • Tắc nghẽn đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận.
  • Trường hợp sỏi gây nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Còn nếu thận ứ mủ nhiều buộc đài bể thận phải giãn to ra khi đó có thể phải cắt bỏ thận.
  • Tình trạng viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Sự hiện diện lâu ngày của sỏi ở hai bên niệu quản hay sỏi thận một bên còn bên kia sỏi niệu có thể gây ra hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu). Chức năng thận bị suy giảm nếu có sỏi ở hai bên thận, nhất là khi sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận cấp hoặc mạn tính.

Dấu hiệu – Triệu chứng sỏi đường tiết niệu

Khi sỏi hình thành và phát triển ở đường tiết niệu sẽ khiến khu vực đó bị kích thích dẫn đến co thắt… gây tăng áp lực đột ngột ở đài – bể thận gây ra các cơn đau quặn thận. Ban đầu có thể chỉ đau ê ẩm ở vùng thắt lưng, cơn đau tăng lên khi người bệnh vận động nặng, đi đường dài, đạp xe…. Dưới đây là các triệu chứng sỏi đường tiết niệu để nhận biết bệnh sớm nhất có thể.

  • Đau: Sỏi di chuyển thường gây nên những cơn đau dữ dội, mãnh liệt, cảm giác bị co thắt bên trong, lăn lộn, dù nằm ở tư thế nào cũng không thể giảm đau, nôn và buồn nôn. Vị trí: ở vùng hố sườn lưng 1 bên hay 2 bên cả vùng hạ sườn. Hướng lan: Từ hố thắt lưng lan xuống dưới hoặc ra phía trước đến hố chậu rồi bộ phận sinh dục ngoài và mặt trong đùi.
  • Tiểu tiện: Sau các cơn đau quặn thận, thường tiểu máu, máu toàn bãi và hay tái phát khi người bệnh rung chuyển nhiều, mạnh, sẽ dỡ dần khi nghỉ ngơi. Ngoài máu người bệnh có thể gặp tình trạng tiểu mủ (khi có dấu hiệu này nghĩ  ngay đến sỏi thận), tiểu buốt hay gắt (nếu viêm đài – bể thận).
  • Sốt: Sốt cao, rét run nếu có viêm đài – bể thận.

Tuy nhiên để biết chính xác tình trạng và vị trí của sỏi bạn nên khi xét nghiệm và chẩn đoán bằng hình ảnh.

Khi nào phải vào viện cấp cứu nếu bị sỏi đường tiết niệu?

Nếu người bệnh được chẩn đoán có 1 trong các tình trạng dưới đây:

  • Ứ mủ bể thận do sỏi bể thận hoặc niệu quản.
  • Người bệnh không có khả năng uống thuốc do bị nôn dai dẳng, suy kiệt hoặc tuổi tác cao. Hay người bệnh bị những cơn đau dữ dội dùng thuốc giảm đau thông thường không tác dụng.
  • Vô niệu – suy thận do tắc nghẽn niệu quản hai bên hoặc một bên ở thận duy nhất còn chức năng.
  • Đái máu đại thể liên tục.
  • Suy thận mạn giai đoạn cuối do sỏi.

Phương pháp trị sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu đặc biệt là sỏi thận gây nên những biến chứng nguy hiểm chính vì thế nếu rơi vào trường hợp buộc phải can thiệp cấp cứu để lấy sỏi ngay, còn trường hợp có thể trì hoãn lấy sỏi nghĩa là can thiệp lấy sỏi chủ động theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Có trường hợp không cần can thiệp gì đối với những sỏi nhỏ không gây các biến chứng đau nhiều, đái ra máu hoặc biến chứng viêm nhiễm ở thận.

Phương pháp điều trị cũng như tiên lượng của sỏi đường tiết niệu nhất là sỏi niệu quản phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là: kích thước và vị trí của sỏi.

Kích thước sỏi

Là đường kính lớn nhất đo được của sỏi, nếu sỏi <5mm thì tốt nhất nên cố gắng tác động để sỏi có thể rơi xuống bàng quang một cách tự nhiên. Những trường hợp này thường thì mất khoảng 2 tuần sỏi mới xuống bàng quang và khoảng 80% số bệnh nhân không cần can thiệp gì ngoài thuốc giảm đau và giãn cơ trơn niệu quản.

Những bệnh nhân có sỏi cản quang mà lựa chọn cách trị bảo tồn này thì nên chú ý thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chụp bụng không chuẩn bị 1-2 tuần/lần và nên uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu bài tiết.

Lưu ý: Cần để ý biến chứng nhiễm khuẩn trong suốt thời gian điều trị cũng như theo dõi sát chức năng của thận.

Nếu sỏi lớn hơn 5mm hoặc kích thước có thể nhỏ hơn 5mm nhưng sỏi không xuống được bàng quang sau 2-4 tuần bằng cách trị bảo tổn thì nên đến kiểm tra lại để xem xét khả năng lấy sỏi.

Vị trí sỏi

  • Sỏi thận với kích thước < 2cm thường được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài da, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn. Trường hợp sỏi nằm ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi chỉ < 1cm.
  • Sỏi niệu quản có kích thước < 1cm tán sỏi ngoài cơ thể cũng được áp dụng cho một số trường hợp. Tuy nhiên tác động này gây hại cho buồng trứng – Đây được xem là trở ngại nếu dùng phương pháp này với nữ giới trong tuổi sinh đẻ mà có sỏi nằm ở ⅓ giữa hoặc ⅓ dưới.
  • Phương pháp mổ lấy sỏi qua da là cách điều trị sỏi tương đối an toàn và hiệu quả. Vì thế thường được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận có kích thước lớn và sỏi nằm ở niệu quản không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi. Tuy nhiên, với phương pháp này người bệnh mất thời gian để hồi phục lại sức khỏe.
  • Phương pháp lấy sỏi qua nội soi được áp dụng tùy vào từng hợp hợp cụ thể như: thể trạng người bệnh, chức năng thận khi phát hiện sỏi cũng như kinh nghiệm của bác sĩ và phương tiện của cơ sở điều trị. Đây là phương pháp được xem tốn kém chi phí, vì thế người bệnh thường cân nhắc rất kỹ lưỡng khi lựa chọn.

Điều trị giảm đau

  • Nhóm giảm đau trung ương như: morphin, codein.
  • Nhóm giảm đau chống viêm non-steroids như: Voltaren, Mobic, Feldene… dùng đường uống hoặc tiêm.
  • Nhóm giãn cơ: Spasfon đường uống và Visceralgin đường tiêm.

Lưu ý: Các tác dụng phụ của thuốc và thận trong trường hợp người bệnh đang có triệu chứng mất nước.

Điều trị sỏi đường tiết niệu bằng thảo dược thiên nhiên

Các thảo dược tự nhiên có tác dụng cải thiện sức khỏe và hạn chế các biến chứng cho sỏi mật gây nên, giúp hạn chế sỏi mật từ căn nguyên thông qua việc điều chỉnh sản xuất và sử dụng cholesterol như:

Trái Sung:

Trong trái Sung chứa đường glucose, sucrose; acid quinic, shikimic; các nguyên tố vi lượng (canxi, photpho, kali…) và một số vitamin (C, B1…). Nghiên cứu cho thấy, trái sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Đặc biệt, một trong những công dụng của trái sung mà ít ai biết đến là hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật.

Kim Tiền Thảo:

Theo Y học cổ truyền, Kim Tiền Thảo vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, tiêu thũng bài thạch. Thảo dược này thường được dùng để chữa các chứng bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi mật, phù thũng do viêm thận, hoàng đản (vàng da)….

Atiso:

Gần như không có tác dụng phụ và thường được dùng để kích thích sự tiết dịch của gan. Đặc biệt hoa Atiso có tác dụng trong việc điều trị các vấn đề về thận, ngăn ngừa sỏi mật cũng như hạn chế tình trạng nhiễm trùng bàng quang, giúp lợi tiểu.

Uất kim:

Uất kim còn có tên khác là củ nghệ, là phần rễ phình ra thành củ của cây khương hoàng (Curcuma aromatica Salisb.) hoặc cây nghệ. Thân củ được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim. Nghệ là một loại gia vị quan trọng trong nhiều món ăn ngon. Theo y dược học hiện đại, nghệ có nhiều ưu điểm như giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu, chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột; tác dụng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và ngăn ngừa ung thư, tác dụng khử khuẩn và mau lành vết thương, thông gan lợi mật. Y dược học cổ truyền thường dùng uất kim làm thuốc.

Kim Ngân Hoa:

Kim Ngân Hoa có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ cholesterol trong máu, tăng bài tiết dịch vị và mật, lợi tiểu… Là loại thảo dược dễ tìm giúp hỗ trợ điều trị các bệnh sỏi. Tuy nhiên, khi kết hợp với Trái Sung, Nhân Trần, Kim Tiền Thảo… hiệu quả tán sỏi sẽ tăng, cải thiện triệu chứng và chức năng gan – mật – thận của người bệnh. Nhất là với trường hợp sỏi quá cứng khó điều trị, bệnh nhân từng phẫu thuật lấy sỏi muốn phòng ngừa tái phát.

Sự kết hợp của các thảo dược tự nhiên chính là phương pháp giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận) và hỗ trợ làm tăng bài tiết cặn sỏi

Phương pháp ngăn ngừa sỏi thận, sỏi mật từ thảo dược được xem là cách hạn chế sỏi không cần mổ, các thảo dược không chỉ hạn chế sỏi tái phát trở lại mà còn phòng ngừa các biến chứng do sỏi gây nên. Đem đến cuộc sống thoải mái và sức khỏe tốt hơn cho người bệnh.

Cách phòng sỏi đường tiết niệu

  • Dù là loại sỏi nào thì bạn cùng cần: Uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu khoảng 2,5 lít/ngày.
  • Điều trị các đợt nhiễm khuẩn, viêm thận bể thận. Điều trị các biến chứng hay các yếu tố thuận lợi dễ khiến sỏi hình thành.
  • Khi biết được nguyên nhân hay thành phần của sỏi thì nên điều trị theo nguyên nhân.

Sỏi đường tiết niệu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống hoạt động và chức năng của hệ tiết niệu chính vì thế khi phát hiện bất kì triệu chứng sỏi bạn nên đi khám để kiểm tra chính xác tình trạng. Đồng thời đảm bảo sức khỏe luôn tốt để phòng và trị bệnh hiệu quả nhất.

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    Về Sỏi Mật Trái Sung

    Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

    Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 01324/2018/ATTP-XNQC ngày 19/11/2018 của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM

    Tìm nhà thuốc gần nhất: Tại đây

    soimat
    soimat