Khái quát về bệnh viêm bàng quang ít người biết

Viêm bàng quang bệnh lý không khó để xử lý nhưng không điều trị sớm gây nên biến chứng khó lường khiến quá trình trị bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ bước vào đô tuổi trung niên hay tiền mãn kinh có tỉ lệ bị viêm bàng quang cao hơn ở nam giới. Hãy cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu thêm ở bài chia sẻ này nhé!

Viêm bàng quang là gì

Bị viêm bàng quang hầu hết là do vi khuẩn gây nên, chúng còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Nhiễm trùng bàng quang thường xuất hiện các cơn đau và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Đặc biệt chúng có thể trở thành vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu tình trạng nhiễm trùng lan đến thận.

Trường hợp ít phổ biến hơn, viêm bàng quang có thể xảy ra một vài phản ứng với một số loại thuốc, liệu pháp bức xạ hoặc chất kích thích. Trong đó phải kể đến như: Chất vệ sinh phụ nữ, thuốc diệt tinh trùng hoặc sử dụng ống thông lâu dài. Viêm bàng quang cũng có thể xảy ra như một biến chứng của bệnh khác gây nên.

Viêm bàng quang được chia thành 2 giai đoạn là viêm bàng quang cấp tính và viêm bàng quang mãn tính.

  • Viêm bàng quang cấp tính: Là tình trạng viêm bàng quang ở giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này, các triệu chứng của bệnh khá rõ ràng và nghiêm trọng. Đối với giai đoạn cấp tính này thường có đặc điểm là: đến rất đột ngột và nghiêm trọng khiến người bệnh bị suy giảm sức khỏe nhanh chóng.
  • Viêm bàng quang mãn tính: Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, triệt để ở giai đoạn đầu thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, kéo dài, đặc biệt tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm hơn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

Khi nam giới bị viêm bàng quang còn thể gặp hai dạng khác nữa là

  • Viêm bàng quang kẽ: Là dạng viêm bàng quang mãn tính, các cơn đau từ nhẹ đến nặng khiến người bệnh khó chịu và thường lan xuống vùng xương chậu.
  • Viêm bàng quang xuất huyết: Hiếm gặp hơn. Nguyên nhân thường là do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị như: Cyclophosphamide, Ifosfamide hoặc do xạ trị gây nên.

Đối tượng mắc phải

Viêm bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua niệu đạo. Bình thường hệ tiết niệu có thể ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập giúp bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, khi sức khỏe của bạn bị suy yếu, giảm sức đề kháng hoặc niệu đạo bị tổn thương thì vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.

Các đối tượng dễ bị viêm bàng quang, viêm bàng quang cấp tính như:

  • Phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục
  • Phụ nữ sau mãn kinh
  • Trẻ nhỏ và nam giới chưa cắt bao quy đầu
  • Nam giới từ 50 tuổi trở lên
  • Người bệnh đặt ống thông
  • Người bị đái tháo đường
  • Người bị bệnh thần kinh
  • Những người làm nghề: lái xe, giáo viên, y tá….

Nguyên nhân gây viêm bàng quang

Hệ thống tiết niệu bao gồm: Thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Chúng đóng vai quan trọng trong việc loại bỏ các chất thải từ cơ thể ra ngoài.

  • Thận: Cơ quan có hình hạt đậu nằm ở phía sau vùng vùng bụng phía trên, chức năng chính là lọc chất thải khỏi máu và điều chỉnh nồng độ các chất.
  • Ống gọi là niệu quản từ thận vào bàng quang, nơi lưu trữ nước tiểu trước khi chúng thoát ra khỏi cơ thể thông qua niệu đạo.

Viêm bàng quang cũng như các bệnh lý về đường tiết niệu – sinh dục có rất nhiều nguyên nhân. Tác nhân chủ yếu chính là vi khuẩn, điển hình là vi khuẩn đường ruột E.Coli. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây mắc bệnh như:

1. Thói quen trong sinh hoạt

Thói quen xấu trong sinh hoạt như thường xuyên nhịn tiểu hoặc sử dụng nước không sạch, dung dịch vệ sinh chứa nhiều chất độc hại… là những nguyên nhân gây viêm bàng quang.

Nhất là “khâu” vệ sinh bộ phận sinh dục không đảm bảo – đây chính là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm, trong đó có bàng quang.

2. Quan hệ tình dục thiếu an toàn

Vấn đề quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn đến hình thành viêm bàng quang. Nhất là với người quan hệ với nhiều bạn tình, không sử dụng bao cao su hoặc khi quan hệ sử dụng những hành động thô bạo là yếu tố gây nên bệnh. Chú ý đến vấn đề sức khỏe tình dục để bảo vệ chính bạn và bạn tình của mình.

[Xem]

3. Hệ thống miễn dịch suy giảm

Những ai đang trong quá trình điều trị ung thư, người bị nhiễm HIV/AIDS là đối tượng dễ bị viêm nhiễm bàng quang do hệ thống miễn dịch của họ bị suy yếu.

Ngoài ra, khi hệ miễn dịch bị suy giảm còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn cũng như nguy cơ bị các bệnh lý khác tăng cao so với người bình thường.

4. Do bị bệnh lý khác

Viêm bàng quang còn có thể hình thành do biến chứng của một số bệnh lý khác mà bạn đang gặp phải như: tiểu đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc những tổn thương tủy sống.

Ngoài những nguyên nhân chủ yếu kể trên thì yếu tố khiến cả nam và nữ đều có nguy cơ cao bị viêm bàng quang chính là: tuổi tác, sử dụng phương pháp tránh thai, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài….

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang là bệnh lý không quá khó để xử lý, nhưng nếu người bệnh chần chừ không chịu điều trị sau rất khó xử lý. Thế nên, để việc điều trị tốt nhất, hạn chế tối đa các biến chứng người bệnh cần chú ý một số dấu hiệu điển hình của viêm bàng quang như

  • Rối loạn khi tiểu tiệnRối loạn về tiểu tiện là triệu chứng điển hình của viêm bàng quang. Người bệnh thường bị tiểu buốt, tiểu nóng, tiểu rát …. Nhiều người còn xuất hiện thêm tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm.
  • Nước tiểu thất thườngKhông chỉ ảnh hưởng đến vấn đề tiểu tiện, bệnh viêm bàng quang còn khiến nước tiểu người bệnh có sự thay đổi. Khi đó, nước tiểu của bạn sẽ có sự thay đổi về màu sắc từ trong ngả vàng chuyển sang màu đục, vàng đậm. Ngoài ra, có thể xuất hiện mùi hôi khó chịu trong nước tiểu. Khi bệnh ở giai đoạn cuối của bệnh triệu chứng càng xuất hiện rõ ràng hơn, đôi khi nước tiểu có lẫn máu, mủ.
  • Đau bụng dướiNhững kích thích khi bị viêm bàng quang khiến bụng dưới của nhiều người bị đau tức, nhất là khi đi tiểu. Các cơn đau này sẽ gây căng tức phần vùng bụng dưới, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của người bệnh.
  • Đau vùng xương chậuKhông chỉ khiến vùng bụng dưới đau dữ dội bệnh lý còn gây đau cả ở vùng xương chậu. Thường thì các cơn đau này ở vùng xương mu càng rõ ràng khi bàng quang của bạn căng đầy nước tiểu. Đôi khi còn ảnh hưởng đến vùng niệu đạo như âm hộ (nữ giới) bị đau. Sau khi tiểu xong biểu hiện đau này giảm đi đáng kể.
  • SốtSốt cũng là một triệu chứng giúp bạn nhận biết mình có bị viêm bàng quang hay không. Bởi một số trường hợp do không thể chịu được sức ép của viêm bàng quang nên dẫn đến tình trạng sốt cao. Cũng cần đặc biệt lưu ý là sốt còn có thể là triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng thận. Vì thế, vấn đề phát hiện bệnh sớm, kịp thời điều trị trở thành yếu tố giúp bảo vệ sức khỏe của bạn tốt nhất.
  • Đau lưngĐau lưng là triệu chứng khá phổ biến khi bị viêm bàng quang, vị trí đau có thể đau hai bên hoặc đau ở giữa lưng tùy trường hợp. Viêm bàng quang khiến lượng bạch cầu trong xương sẽ tăng và dẫn đến tình trạng rối loạn. Thế nên, khi phát hiện các cơn đau lưng âm ỉ, đau đầu, mệt mỏi và khó chịu… cần đi kiểm tra chính xác tình trạng để có cách điều trị thích hợp.

Biến chứng của viêm bàng quang

Viêm bàng quang tuy không khó điều trị nhưng nhiều người chủ quan với những triệu chứng nhận biết bệnh sớm, kéo dài thời gian khiến bệnh thêm trầm trọng gây nên biến chứng, tác hại khó lường. Một số biến chứng có thể gặp như:

  • Nhiễm trùng thận, suy thận: Viêm bàng quang là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thận, do vi khuẩn ở bàng quang có thể đi ngược lên thận gây viêm nhiễm. Kéo dài thời gian điều trị bệnh gây tổn hại đến thận, nghiêm trọng có thể gây hư thận, suy thận – như thế buộc người bệnh phải điều trị hoặc chạy thận.
  • Biến chứng thiếu máu, tiểu ra máu: Khi bệnh phát triển ở giai đoạn nặng người bệnh có thể tiểu ra máu do bị nhiễm vi khuẩn. Nhất là khi không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, nặng có thể bị hôn mê.
  • Nguy cơ hiếm muộn – vô sinh: Không chỉ kiến vấn đề tiểu tiện của người bệnh bị rối loạn, viêm bàng quang còn làm cho đời sống tình dục của bạn bị rối loạn. Kèm theo những rối loạn này còn có thể biến chứng suy thận, hư thận… làm tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh ở nhiều người bệnh.

Cách điều trị viêm bàng quang

Càng sớm điều trị viêm bàng quang ngay khi phát hiện bệnh không chỉ giúp ngăn ngừa biến chứng xảy ra, còn giúp bảo vệ sức khỏe người bệnh toàn diện nhất. Thời gian điều trị bệnh được nhanh chóng và không tốn quá nhiều chi phí.

Để có cách trị thích hợp thì bạn cần kiểm tra sức khỏe để tìm rõ nguyên nhân gây bệnh. Bởi việc điều trị bệnh phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra bệnh.

1. Điều trị viêm bàng quang bằng thuốc

Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn thường sử dụng thuốc để điều trị. Bác sĩ thường dùng các thuốc kháng sinh liều cao. Dạng thuốc chủ yếu để điều trị là cách thuốc dạng tiêm, dạng viêm uống. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng những loại thuốc phù hợp.

Các loại thuốc thường có tác dụng trị tận gốc các loại vi khuẩn gây bệnh, giúp kháng viêm, làm lành các tổn thương, viêm nhiễm nhanh chóng.

Tuy nhiên, đối với trường hợp nữ giới trong thời gian mãn kinh bị viêm bàng quang thì ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể cho dùng kèm thuốc estrogen dạng kem.

2. Điều trị viêm bàng quang bằng phương pháp ngoại khoa

Phẫu thuật thường được áp dụng với các nam giới bị viêm bàng quang. Một số trường hợp viêm bàng quang do tắc nghẽn cổ bàng quang, sỏi bàng quang hoặc điều trị thuốc không hiệu quả thì mới chuyển sang phẫu thuật.

Mổ nội soi và xung tần số được các chuyên gia đánh giá cao trong việc điều trị viêm bàng quang. Người bệnh nên đến cơ sở uy tín nhằm thực hiện dù thủ thuật này không yêu cầu quá cao về kỹ thuật, tránh trường hợp xấu xảy ra.

3. Điều trị viêm bàng quang bằng liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý trị bệnh thường được áp dụng với các trường hợp bị viêm bàng quang do thần kinh. Bởi rất nhiều người bị bệnh do tâm lý căng thẳng, stress kéo dài không có cách khắc phục. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị kết hợp giữa sử dụng thuốc đặc trị với liệu pháp tâm lý nhằm giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh của mình.

4. Điều trị viêm bàng quang bằng Đông Y

Những bài thuốc Đông Y là cách điều trị bệnh phổ biến từ xa xưa. Các dược thảo tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí, tăng cường phục hồi sức khỏe người bệnh. Một số dược thảo thiên nhiên giúp điều trị viêm bàng quang hiệu quả như:

  • Chữa viêm bàng quang từ ngải cứu
  • Chữa viêm bàng quang từ dừa nước khô

Cách phòng ngừa bệnh viêm bàng quang hiệu quả

“Mất bò mới xây chuồng” là điều không nên. Bởi thế, đừng để khi bị bệnh mới bắt đầu sợ hãi, lo lắng, chạy chữa khắp nơi. Thay vào đó, bạn nên phòng ngừa bệnh bảo vệ sức khỏe của chính mình thông qua các việc như:

  • Uống nhiều nước: không chỉ giúp phòng ngừa bệnh viêm bàng quang mà còn tránh các bệnh lý về hệ tiết niệu khác. Lưu ý, hạn chế uống nước nhiều trước khi đi ngủ để tránh chứng tiểu đêm nhiều lần, ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
  • Đi tiểu ngay khi có cảm giác mắc tiểu, không được nhịn tiểu.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, nhất là vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ và đúng cách. Hạn chế dùng các loại sữa tắm, dung dịch vệ sinh có mùi thơm quá nồng, bởi những chất kích thích này không tốt cho nội mạc bàng quang.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dụng trước và sau khi quan hệ tình dục. Đặc biệt sau khi quan hệ bạn nên đi tiểu để loại bỏ nước tiểu ra khỏi bàng quang tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình hạn chế các bệnh viêm nhiễm, trong đó phải kể đến viêm bàng quang.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và được làm bằng chất liệu cotton. Thay quần lót mỗi ngày để bộ phận sinh dục không khó chịu, ẩm ướt giúp phòng bệnh hiệu quả.
  • Biết cân bằng giữa cuộc sống sinh hoạt, công việc tránh bị căng thẳng, stress… để phòng bệnh tốt nhất.
  • Không ăn những thực phẩm không tốt cho bàng quang như đồ cay nóng, chất kích thích, rượu bia, các chất kích thích…. Thay vào đó sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ, các loại vitamin tốt cho sức khỏe từ hoa quả, đậu đỗ, rau xanh….

Những thông tin tổng quan về bệnh viêm bàng quang trên hy vọng có thể cho bạn thấy rõ cái nhìn toàn diện về bệnh nhằm có cách phòng ngừa hiệu quả. Đồng thời từ đó tìm cách điều trị bệnh thích hợp, bảo vệ sức khỏe của chính bạn và người thân xung quanh.

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    Về Sỏi Mật Trái Sung

    Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

    Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 01324/2018/ATTP-XNQC ngày 19/11/2018 của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM

    Tìm nhà thuốc gần nhất: Tại đây

    soimat
    soimat