Dinh dưỡng cho người bị viêm bàng quang ăn gì – Kiêng gì

Dinh dưỡng cho người bị viêm bàng quang cần hết sức lưu ý nếu không bệnh sẽ phát triển trầm trọng dẫn đến viêm bàng quang mạn tính, khó chữa và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm trùng cấp tính hay mạn tính ở bàng quang.

Viêm bàng quang có nguy hiểm không

Viêm bàng quang là bệnh lý thường gặp với các triệu chứng như: tiểu dắt, tiểu khó và đái tiểu mủ. Người bệnh thường đi tiểu nhiều lần, đau trước, trong và sau khi đi tiểu, kèm theo cảm giác buốt mót sau cuối, nhiều khi đau dữ dội, chuột rút lan tới quy đầu đến 2 bẹn và hậu môn. Phần nước tiểu đục toàn bộ nhưng chủ yếu là đầu bãi và cuối bãi, cặn vẩn đục khá đặc có khi lẫn đái máu khi viêm bàng quang xuất huyết.

Toàn thân người bệnh có thể bị hội chứng nhiễm trùng cấp tính. Nếu người bạn để tình trạng viêm bàng quang cấp không điều trị tốt sẽ tái phát nhiều lần điều này dẫn đến viêm bàng quang mạn tính, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Ngoài ra, bệnh có thể lan đến thận gây viêm thận và đường tiết niệu. Bệnh viêm bàng quang có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào cách bạn phát hiện thời điểm nào? Chọn cách nào để trị liệu và thực hiện như thế nào?

Viêm nhiễm quang không nên ăn gì

  • Rượu, chè, thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga… là các thực phẩm gây kích thích phản ứng co thắt bàng quang, khiến tăng tình trạng tiểu rắt. Rượu khiến nước tiểu đậm đặc và có tính axit, làm cho bệnh dễ tấn công. Thuốc lá là nguyên nhân gây nên ung thư bàng quang.
  • Một số thực phẩm như: vitamin C, trái cây, giấm, chanh, nho, xoài, ổi, dứa… chứa axit khiến tình trạng viêm bàng quang.
  • Phô mai, các loại hạt, sữa chua, chuối, đậu nành, gan gà, nho khô, kem chua, bơ, đồ ăn đóng hộp, thịt bò corned, đậu fava, bia nấm men, ủ rượu và chocolate… có thể làm tăng các triệu chứng viêm bàng quang bởi chúng chứa tyramine hóa học tự nhiên.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo, gia vị cay nồng như tiêu, ớt, rượu bia… và nhất là cà chua sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu đi.
  • Tránh sử dụng thức ăn có tính ôn như: thịt dê, thỏ và các món ăn chiên xào.
  • Đối với những ai thường xuyên bị đau bụng, táo bón thì nên kết hợp điều trị táo báo. Bởi táo bón gây ra tình trạng ứ đọng phân trong ruột già khiến các vi khuẩn sinh sôi..

Bị viêm nhiễm quang nên ăn gì

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm bàng quang cần đảm bảo đủ chất, uống đủ nước và tránh các thực phẩm gây kích thích bàng quang. Viêm nhiễm bàng quang nên ăn gì? Bạn có thể xem các lưu ý dưới

  • Uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều nước giúp cơ thể bài tiết tốt tránh nước tiểu ứ đọng lại ở bàng quang đồng thời nhờ đó đẩy vi khuẩn ra ngoài hạn chế được viêm nhiễm. Lưu ý khả năng bị viêm bàng quang sẽ tăng cao vào mùa hè do tiết mồ hôi nhiều nhưng đi tiểu thì ít đi.
  • Nên dùng các loại nước ép như: Nước ép dâu tây hay dâu tằm khoảng 300ml mỗi lần, uống 3 – 4 lần/ngày càng tốt. Bởi theo kết quả nghiên cứu cho thấy nước các loại nước ép này có tác dụng ngăn không cho các loại vi khuẩn sinh bệnh bám vào niêm mạc của đường tiết niệu và theo dòng nước tiểu vào đường đào thải. Chính vì thế nên chúng an toàn hơn các loại thuốc kháng sinh kinh điển. Theo nghiên cứu ở Scandinavia và Hoa Kỳ, tỉ lệ tái phát có thể giảm 50% nếu uống nước ép dâu tây hoặc dâu tằm 2 lần/ngày, mỗi lần 200ml nước ép pha loãng với nước khoáng loại có nhiều kali trong suốt thời gian điều trị viêm bàng quang. Nước ép Nam Việt Quất có các đặc tính chống viêm.
  • Một số loại quả có tác dụng lợi tiểu như: dưa hấu, lê, nho, dưa ngọt… và các loại thực phẩm như: Ốc, ngô, đậu xanh, hành củ… có thể làm giảm các triệu chứng tiểu nhiều, tiểu gấp và tiểu buốt.
  • Rau cần tây dùng để nấu canh giúp khả năng hạ chất acid uric nhờ đó gián tiếp góp phần ngăn chặn tình trạng bội nhiễm trên đường tiết niệu.
  • Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên tăng lượng tỏi – chứa hoạt chất kháng sinh rất tốt.
  • Ăn protein trong thịt, cá, trứng để axit hóa nước tiểu.

Thế nên cần cân bằng chế độ ăn uống, kết hợp ăn nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ. Cố gắng ăn đúng giờ,có chế độ tập luyện thể dục và sinh hoạt hàng ngày giúp phòng tránh viêm bàng quang. Đồng thời cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ đảm bảo sức khỏe tốt để ngăn tình trạng viêm bàng quang hiệu quả.

Bị viêm bàng quang có nên quan hệ

Khi bị viêm bàng quang có nên quan hệ hay không? Theo các chuyên gia trong thời gian điều trị viêm bàng quang người bệnh cần tránh vận động mạnh, bởi sẽ gây sức ép cho bàng quang dẫn bị đến bị đau và nên uống nước nhiều.

Khi bị viêm bàng quang không gây ảnh hưởng quá lớn đến chuyện giao hợp, nhưng bạn cũng cần nên chú ý một số trường hợp khi làm “chuyện ấy” như đau rát khi quan hệ thì nên ngưng hoặc có thể dùng thuốc giảm đau. Người bị viêm bàng quang cũng không cần quá kiêng chuyện quan hệ tình dục chỉ cần chú ý hơn đến mức độ vận động và sau khi thực hiện “chuyện ấy” nên vệ sinh bộ phận sinh dục.

Trường hợp nếu bị viêm bàng quang do mắc các bệnh lây truyền từ đường tình dục thì nên tránh các “cuộc yêu” trong thời gian điều trị bệnh. Để tránh bệnh viêm nhiễm nặng và nguy cơ lây bệnh cho bạn tình.

Một số lưu ý khi bị viêm bàng quang

  • Người bệnh nên nghỉ ngơi đầy đủ
  • Rửa âm hộ và hậu môn thường xuyên: Hằng ngày, sau khi quan hệ tình dục, ngày hành kinh, sau khi đi vệ sinh hay nước xịt thơm
  • Hạn chế vệ sinh bên trong cơ quan sinh dục của mình. Sử dụng sản phẩm có độ pH phù hợp (5 – 7), không nên dùng các sản phẩm diệt khuẩn.
  • Tránh dùng trực tiếp vòi hoa sen rửa trực tiếp vào âm hộ, bởi sẽ khiến vi khuẩn ẩn náu ở lỗ ngoài niệu đạo và tạo cơ hội xâm nhập vào bên trong rồi lên bàng quang theo dòng nước rửa. Càng không nên dùng bồn tắm.
  • Tránh gây ẩm ướt hay làm tăng nhiệt độ cơ thể.
  • Mặc quần áo không quá chật, nên dùng vải cotton thay vì jean chật và quần lót chật.
  • Đối với phụ nữ cần chú ý trong thời kỳ kinh nguyệt, định kỳ thay băng vệ sinh 4 – 6 giờ/lần.
  • Không nên thường xuyên nhịn tiểu.
  • Để giảm cảm giác đau tức bàng quang, người bệnh có thể chườm ấm bằng một miếng đệm nóng đặt lên bụng.
  • Việc tập thể dục đều đặn thường xuyên giúp giảm các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh.
  • Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một số phương pháp luyện tập dành cho bàng quang như: Đi tiểu vào những giờ nhất định bằng cách sử dụng các kỹ thuật thư giãn, giảm kích thích bàng quang đảm bảo đi tiểu đúng giờ.

Món ăn tốt cho bệnh viêm bàng quang

Đảm bảo dinh dưỡng cho người bị viêm bàng quang, dưới đây là một vài gợi ý về món ăn mà bạn có thể chế biến như

  • Rau dền nấu với vỏ dưa hấu
  • Trứng cút đường phèn
  • Cháo gạo tẻ nấu với xa tiền thảo
  • Đậu phụ nấu rau tề thái
  • Canh thịt nạc, rau sam, đậu xanh
  • Canh bí đao đậu xanh
  • Canh nấm tươi giá đậu nành
  • Canh đậu xanh rau sam
  • Canh dưa chuột tôm khô
  • Canh đậu xanh củ cải trắng
  • Canh râu bắp đậu đỏ
  • Canh cam thảo tam đậu
  • Canh đậu xanh bồ công anh
  • Cháo bắp
  • Rau cần củ năng xào thịt

….

Các món ăn trên giúp lợi tiểu, giải độc thanh nhiệt, thích hợp với những người bị nhiễm trùng hệ tiết niệu cấp, phù thũng, khó tiểu, miệng khô và đắng, tẩm bổ gan thận, bổ ích khí huyết, người bị viêm đường niệu cấp, mạn tính và viêm bàng quang. Chính vì thế đối với người bị bệnh viêm bàng quang rất thích hợp. Đồng thời người bệnh cũng cần chú ý nên bổ sung những thực phẩm cần thiết, thực hiện chế độ tập luyện thể thao đều đặn và khám sức khỏe định kỳ để luôn đảm bảo sức khỏe tốt.

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    soimat
    soimat