Ghép thận – Cách kéo dài sự sống sau khi ghép thận nhân tạo

Ghép thận là cách cuối cùng để duy trì sự sống khi không còn cách nào khác thay thế. Và việc ghép thận nhân tạo cũng như sau khi ghép thận người bệnh sống được bao lâu luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Ghép thận nhân tạo ở Việt Nam hết bao nhiêu tiền?

Thận có hai quả và là cơ quan quan trọng trọng hệ tiết niệu.

Thận có hình hạt đậu, nằm ở phần trên, mặt trước che phủ bởi phúc mạc, mặt sau là cơ thịt chắc khỏe của vùng lưng.

Đối với nam giới trưởng thành có sức khỏe bình thường, mỗi quả thận nặng khoảng 134 – 148g, kích thước là 10cm x 5cm x 4cm, gần bằng nắm tay của bạn. Thận của nữ giới nhỏ hơn so với nam giới một chút và thường thì thận bên trái nặng hơn bên phải.

Khi nào cần ghép thận?

Thận có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình bài tiết các chất độc hại sau khi cơ thể đã chuyển hóa thông qua sự bài tiết nước tiết, điều hòa huyết áp, điều chỉnh cân bằng toan – kiềm, cân bằng lượng nước – điện giải, đồng thời tham gia biệt hóa hồng cầu cũng như điều hòa chuyển hóa canxi phốt pho….

Khi người bệnh bị cách bệnh lý liên quan đến thận – tiết niệu khác nhau, nếu cả hai thận đều không còn khả năng bài tiết cũng như không có khả năng phục hồi thì được gọi là suy thận mạn giai đoạn cuối. Lúc này người bệnh chỉ có thể sống được nhờ: chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận. Trong đó việc ghép thận là phương pháp điều trị lý tưởng nhất chính là ghép thận, bởi một quả thận ghép có thể đảm đương hoàn toàn chức năng của hai thận bị tổn thương. Còn 2 phương pháp còn lại chỉ có thể giúp thay thế được một phần nào đó chức năng thận, đó là chức năng loại thải chất độc và điều chỉnh những rối loạn nội môi, còn với các chức năng khác thì không đủ khả năng.

 

Nhiều người thường nghĩ ghép thận là cắt bỏ thận bị tổn thương rồi ghép một quả thận mới vào đúng vị trí cũ. Nhưng thực chất ghép thận là việc lấy một quả thận khỏe rồi ghép vào bụng (chính xác là ngoài ổ bụng vì thận ghép ở ngoài màng bụng). Vị trí thuận lợi nhất để đặt thận mới thường là vùng hố chậu bên phải (cũng có thể là bên trái). Động mạch và tĩnh mạch thận ghép sẽ được nối với động mạch và tĩnh mạch chậu cùng bên, niệu quản thận ghép sẽ được khâu nối vào bàng quang. Thận chỉ được cắt bỏ 1 hoặc 2 thận trong một số trường hợp đặc biệt như: thận đa nang quá to, thận bệnh bị viêm mãn tính nặng, hẹp động mạch thận nặng. Một số người được có thể được ghép thận nhiều lần, nếu thận ghép bị hỏng.

Trường hợp thực hiện ghép thận được chỉ định cho những người bị bệnh suy giai đoạn IIIb – IV có nguyện vọng muốn được ghép thận. Tuy nhiên để được thực hiện ghép thận, người bệnh cần có sức khỏe tốt, huyết áp được kiểm soát ở mức ổn định, mạch máu vùng chậu bình thường, tuổi dưới 60 để cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi.

Đặc biệt không có chỉ định ghép thận cho những người bị ung thư, đang bị nhiễm khuẩn cấp, rối loạn tâm thần, cường giáp chưa điều trị ổn định, xơ gan hoặc viêm gan mạn hoạt động, nhiễm HIV, giang mai, lao, lupus ban đỏ. Các trường hợp bị bệnh tiểu đường cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Sau khi hoàn thành tất cả các công đoạn kiểm định ban đầu để tuyển chọn nhận thận và hiến thận, cả người nhận và hiến thận còn phải thực hiện thêm công đoạn xét nghiệm nhằm xác định sự phù hợp giữa người nhận – hiến (nhóm máu, HLA, đo chéo huyết thanh, tiền mẫn cảm của người nhận), tình trạng sức khỏe chung của cả hai người (các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, đông máu, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…), tình trạng phải giải phẫu chức năng mạch máu thận của người hiến và mạch máu vùng chậu của nhận.

Khi tất cả các xét nghiệm đều đảm bảo, được hồi đồng chuyên môn thông qua thì phẫu thuật để lấy và ghép thận được tiến hành đồng thời. Một tuần sau khi tiến hành lấy thận người hiến thận có thể xuất viện và sức khỏe hoàn toàn có thể được phục hồi sau 1 tháng. Còn với người được nhận thận thì cần thời gian dài hơn để theo dõi và hướng dẫn dùng thuốc trí khi ra viện. Quá trình này kéo dài từ 2-3 tuần.

Nguồn thận ghép từ đâu?

Nguồn thận để ghép thường được lấy từ người sống cho thận hoặc từ người đã bị chết nào. Đối với người bị chết nào có lấy được thận để ghép hay không là do hội đồng chuyên môn của bệnh viện quyết định. Từ năm 2007 ở nước ta đã ban hành luật cho ghép thận lấy tạng từ người chết não để ghép cho người bệnh.

[Đọc thêm]

Thận hiến tặng

Nguồn thận ghép từ hiến thận khỏe mạnh thì cần có cùng huyết thống có thể là bố, mẹ đẻ, anh chị em ruột, quan hệ huyết thống xa hơn như anh em nội tộc. Hoặc cũng có thể không cùng huyết thống. Hiện nay, hầu hết người bệnh cần ghép thận ở nước ta thường được ghép thận từ người cho cùng huyết thống. Còn trường hợp với người không cùng huyết thống thì phải chứng minh được sự “tự nguyện hiến thận vì mục đích nhân đạo” chữa bệnh chứ không được mua bán (luật pháp cấm mua bán tạng). Chính vì thế, nguồn thận ghép này còn rất hiếm.

Người hiến thận sẽ được tư vấn kỹ lưỡng và thực hiện các xét nghiệm đầy đủ, chính xác nhằm đảm bảo thận ghép cho người khác đảm bảo an toàn cũng như không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng cuộc sống, tuổi thọ của người hiến tặng. Để cuộc ghép thận diễn ra thuận lợi cần đến các bệnh viện chuyên khoa thận, cũng như người hiến tặng cần đảm bảo sức khỏe thật tốt (có giấy chứng nhận của Bộ Y tế quy định và nên dưới 60 tuổi).

Thận nhân tạo

Thận nhân tạo được con người tạo ra dựa trên các nghiên cứu khoa học mà không phải là thận phát triển tự thân của mỗi con người.

Theo các nhà nghiên cứu phát động Dự án thận William Fissell từ Vanderbilt và Shuvo Roy từ Đại học California, San Francisco (UCSF) cho biết cấu tạo và cách hoạt động của thận nhân tạo gồm có:

  • Thận nhân tạo có khoảng 15 con chíp lọc nano siêu nhỏ và các tế bào thận sống. Các con chup bao gồm nhiều lỗ lọc, mỗi lỗ lọc hoạt động như màng lọc của tế bào thận sống giống chức năng tự nhiên của thận.
  • Quả thận được thiết kế đủ nhỏ để có thể đưa nó vào trong cơ thể người bệnh.
  • Thận hoạt động được nhờ tim và áp lực của dòng máu.
  • Các bộ lọc liên kết với các tế bào sống của thận được nuôi cấy trong một lồng ấp sinh học và được đặt trong một khoang đóng kín kết nối với hệ tuần hoàn và bàng quang. Do đó, thận nhân tạo không yêu cầu sự hiện diện của các ống dẫn ở bên ngoài và người bệnh có thể sinh hoạt bình thường sau khi cấy ghép.

Ưu điểm của ghép thận nhân tạo:

  • Không bị đào thải bởi cơ thể.
  • Giá thành rẻ.
  • Sản xuất đại trà.

Nhược điểm:

Dù được tài trợ bởi nhiều tổ chức y tế và được nghiên cứu bởi nhiều giáo sư, tiến sĩ khoa học nhưng quả thận nhân tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong các lần thử nghiệm như:

  • Tình trạng đông máu xảy ra tại các màng lọc nano.
  • Không tự sản sinh được ra các hooc môn có lợi cho cơ thể.
  • Màng lọc nano vẫn chưa nhận biết được hết những chất có lợi cho sức khỏe mà lại đào thải ra ngoài.

Ghép thận sống được bao lâu?

Mặc dù rất nhiều người ghép thận luôn thắc mắc sau khi ghép thận sống được bao lâu? nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này bởi:

  • Không gì là mãi mãi bởi thế mà đến 2 quả thận nguyên bản còn hỏng thì huống hồ gì là quả thận từ 1 cơ thế khác ghép vào.
  • Ghép quả thận mới không thể nào phù hợp 100% ren nên việc đào thải diễn ra theo thời gian là không thể tránh khỏi, dù bạn đã thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hay bất cứ điều gì để quả thận hoạt động tốt nhất cũng không thể tránh khỏi quá trình đào thải này.
  • Thuốc giữ quả thận mới có tác dụng chống đào thải miễn dịch nhưng cũng đồng thời gây hại cho chính quả thận đó bởi nó đào thải qua thận và các cơ quan khác. Với người bình thường uống nhiều thuốc đã gây tổn hại đến cơ thể huống gì là một người cấy ghép thận.
  • Một số yếu tố gây tác động đến quả thận ghép như: Cơ thể đào thải, lượng thuốc duy trì, chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, chức năng của quả thận ghép, cũng như người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Theo số liệu thống kê, sau khi ghép thận thành công, người bệnh sẽ trở lại cuộc sống hoàn toàn bình thường, có đời sống tình dục như bao người khỏe mạnh khác, phụ nữ có thể sinh con. Tuy nhiên đối với người được ghép thận từ người cùng huyết thống, tỉ lệ kéo dài tuổi thọ 5 năm lên tới 95 – 98%, sống sau 10 năm khoảng 75 – 85% và kéo dài hơn 20 năm lên tới 50% tổng số ca ghép thận. Ngoài việc có thận phù hợp, tinh thần và sự lạc quan của người bệnh góp phần quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ.
  • Hiện nay, ca ghép thận sống lâu nhất là ông Lê Thanh Nghiêm thường trú tại phường Phú Lân, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên sau 23 năm thực hiện ghép thận vẫn có sức khỏe tốt. Bí quyết giúp ông sống lâu như vậy được chia sẻ là nhờ giữ tinh thần lạc quan cũng như thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, kèm theo hoạt động thể thao nhẹ nhàng.

Ghép thận hết bao nhiêu tiền?

Chi phí ghép thận ở Việt Nam dao động vào khoảng 100 – 400 triệu đồng cho ca phẫu thuật. Tuy nhiên, phòng trường hợp ngoài ý muốn như cơ thể đào thải thận ghép và các phụ phí liên quan gia đình nên chuẩn bị khoảng 500 – 1 tỷ.

Sau phẫu thuật người bệnh còn phải dùng thêm một số loại thuốc chống đào thải thận ghép mỗi tháng tầm khoảng 12 – 15 triệu, nếu có bảo hiểm thì bạn sẽ được thanh toán theo giá trị bảo hiểm hiện có.

Lưu ý:

  • Nếu có BHYT, người bệnh nên đăng ký khám tại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, sau đó xin chuyển việc đến bệnh viện thực hiện ghép thận, như thế người bệnh sẽ được BHYT hỗ trợ thanh toán.
  • Người bệnh cần liên lạc trước với cơ sở y tế đó xem ghép thận có nằm trong danh mục được BHYT chi trả hay không? Nếu có thì chính xác là được bao nhiêu phần trăm? Nhờ đó giúp bạn giảm thiểu chi phí ghép thận thấp nhất có thể.

[Đọc thêm]

Cuộc sống của người bệnh sau khi ghép thận

Sau khi được ghép thận, dù chức năng của thận ghép tốt, người bệnh trở lại với cuộc sống khỏe mạnh như người bình thường nhưng cần chú ý một số điều dưới đây phòng tránh trường hợp xấu có thể xảy ra:

  • Thường xuyên đi khám định kỳ nhằm kiểm tra nồng độ ức chế miễn dịch sau ghép cho phù hợp. Người bệnh nhớ lưu ý uống thuốc đầy đủ hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khả năng tiềm ẩn nguy cơ sau khi ghép thận là không thể lường trước như: thải ghép cấp (đào thải mảnh ghép, nhất là trong năm đầu tiên sau khi thực hiện phẫu thuật). Các thuốc chống thải ghép thận mới làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể nên người bệnh rất dễ bị mắc các bệnh về nhiễm trùng do vi khuẩn (viêm phế quản – phổi, viêm đường tiết niệu, nhiễm lao), virus (virus thông thường, thủy đậu, zona, CMV, EBV), nấm…. Việc sử dụng thuốc lâu ngày có thể gây nên một số tác dụng phụ như: mặt tròn bệu, phì đại lợi (nhất là ở giai đoạn đầu), mọc nhiều lông hơn, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường….
  • Ghép thận hay ghép các nội tạng khác giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân được ghép cũng như mang đến niềm vui, hạnh phúc cho họ, gia đình và cả xã hội.

Sau khi ghép thận để có sức khỏe tốt nhất người bệnh cần thực hiện:

  • Chế độ ăn uống khoa học.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.
  • Uống thuốc đúng quy định, thời gian ngủ nghỉ hợp lý, đúng giờ giấc.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

Chỉ những điều tưởng chừng như đơn giản trên có thể giúp kéo dài tuổi thọ của người bệnh sau quá trình ghép thận dù đó là thận được hiến tặng hay ghép thận nhân tạo. Vì thế đừng xem thường mà bỏ qua để sau bạn phải hối tiếc. Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình là điều cần thiết, mỗi ca ghép thận hết bao nhiêu tiền? bạn cũng biết đấy, đôi khi đó là cả một gia tài để giành lại sự sống. Thế nên, khi đã thực hiện xong bạn nhớ trân trọng và giữ gìn chúng thật tốt.

Chúc bạn sức khỏe!

Danh sách các bệnh viện thực hiện ghép thận tốt nhất ở Việt Nam

Bệnh viện

Địa chỉ

Số Điện Thoại

Bạch Mai78 Giải Phóng, Q. Đống Đa, HN04.3869.3731
Việt Đức8 Phủ Doãn, Q. Hoàn Kiếm, HN04.3825.3531
103 (Học Viện Quân Y)261 Phùng Hưng, Hà Đông, HN04.956.6417
Đa khoa Xanh Pôn12 Chu Văn An, Q. Ba Đình, HN04.3823.3075
Trung Ương Quân Đội 108Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, HN069.572.400 – 069.555.283
Đa Khoa Quốc Tế Vinmec Times City458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, HN024.3974.3558
BV Trung Ương Thái Nguyên479 Đường Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên0280.3855.125
BV Trung Ương Huế16 Lê Lợi, Huế054.382.2325
BV Chợ Rẫy201B Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, TP. HCM08.3855.4137 – 08.3855.4138. Liên hệ phòng khám ghép thận ở Lầu 1
Đại Học Y Dược TP. HCM215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP. HCM08.3855.4269
Nhân Dân 115527 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TP. HCM028.3865.2368

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    soimat
    soimat