Suy thận có mấy giai đoạn? Người bị suy thận sống được bao lâu?

Suy thận có mấy giai đoạn và mức độ nguy hiểm của mỗi giai đoạn như thế nào? Người bị suy thận sống được bao lâu? Cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu rõ hơn về các giai đoạn của suy thận qua bài viết dưới.

Suy thận trở thành căn bệnh ác mộng của nhiều người bởi nó khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên. Người bệnh phải thường xuyên lọc máu, chạy thận nhân tạo, chi phí tốn kém vô cùng. Không những thế suy thận còn gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tìm hiểu để biết suy thận có mấy giai đoạn? Và mỗi giai đoạn bệnh biểu hiện như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến suy thận

Hai nguyên nhân chính dẫn đến suy thận thường bắt nguồn từ: viêm cầu thận cấp và cao huyết áp (lâu ngày hoặc áp lực quá cao gây hư hại cầu thận). Ngoài ra, cũng có thể là do biến chứng của bệnh tiểu đường và bệnh tiểu đêm nhiều lần.

[Xem ngay:]

Những thói quen xấu, khẩu phần ăn chứa nhiều chất độc hại có thể khiến thận bị suy giảm chức năng như:

  • Tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau lâu ngày hoặc với liều lượng lớn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thận.
  • Uống nước ngọt và nước có ga thường xuyên khiến nồng độ pH trong cơ thể thay đổi, nhất là thận – cơ quan chính điều chỉnh độ pH của cơ thể. Việc uống các loại nước ngọt trong thời gian dài và liên tục sẽ tạo gánh nặng cho thận khiến xác suất hư hại thận gia tăng.
  • Lạm dụng muối: Chế độ ăn mặn với quá nhiều muối rất dễ gây ra tình trạng huyết áp cao. Điều này khiến lượng máu trong thận khó lưu thông ổn định, dẫn đến những tổn hại đối với sức khỏe của thận.
  • Uống nước quá ít: Khi bạn uống nước quá ít sẽ làm giảm lượng nước tiểu điều này có nghĩa các chất thải và độc tố trong nước tiểu sẽ tăng lên. Và đặc biệt các bệnh lâm sàng thường thấy như sỏi thận, thận ứ nước có mối quan hệ chặt chẽ với việc bạn có uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày hay không.
  • Bánh mì ngọt được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia để làm bánh mềm và thơm ngon hơn. Nhưng những chất này sẽ gây tác động xấu đến hệ thống thần kinh trung ương, máu và thận.

Dấu hiệu nhận biết suy thận

Theo các chuyên gia, để phòng tránh suy thận bạn cần thường xuyên uống nước mỗi ngày, đồng thời thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng để tránh tình trạng bị tăng trọng lượng và thừa cholesterol. Trong chế độ ăn uống cần hạn chế dùng muối – đây là một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp, các bệnh chuyển hóa khác. Bạn cần học cách lắng nghe cơ thể của mình và khám sức khỏe định kỳ. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh suy thận gồm:

  • Tiểu tiện thay đổi: Những thay đổi thất thường như đi tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/sẫm màu, nước tiểu có máu, thường xuyên cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn….
  • Phù chân tay: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, mặt, bàn chân, tay….
  • Mệt mỏi: Khi thận khỏe sẽ tạo ra một hormon gọi là erythropoietin có nhiệm vụ thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Nhưng khi thận hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn dẫn đến các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.
  • Ngứa: Khi thận không còn chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu dẫn đến sự tích tụ của các chất thải này trong máu gia tăng có thể gây ngứa ở da.
  • Hơi thở có mùi kim loại: Khi các chất thải tích tụ trong máu (hay còn được gọi là chứng ure huyết) khiến bạn cảm thấy thức ăn cũng như hơi thở có mùi kim loại.

Ngoài ra, đối với những người bị suy thận còn xuất hiện các triệu chứng như: buồn nôn, đau lưng, đau cạnh sườn, ớn lạnh, hoa mắt, chóng mặt…. Chỉ cần xuất hiện bất kỳ dấu hiệu thất thường nào bạn nên đi khám ngay để sớm phát hiện bệnh và có cách điều trị thích hợp.

Các giai đoạn của bệnh suy thận

Dựa vào mức độ nặng nhẹ về độ suy giảm chức năng của thận hay còn được gọi là mức lọc của các cầu thận mà bệnh được chia thành 4 cấp độ khác nhau. Tên khoa học của cầu thận là GER – là chỉ số được Hiệp hội thận tại Mỹ công bố, nhằm xác định các giai đoạn bệnh suy thận và được xem là: Thông số thuần trong chuẩn đoán và điều trị các loại bệnh thận.

Với 4 giai đoạn khác nhau của suy thận thì ở các giai đoạn sớm như 1, 2, 3 (A) nếu điều trị tốt sẽ kéo dài được thời gian bảo tồn thận, chưa phải dùng đến biện pháp chạy thận. Tuy nhiên, đối với giai đoạn thứ 4 bắt buộc người bệnh suy thận mạn buộc phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Các cấp độ của bệnh suy thận gồm:

Suy thận cấp 1

Suy thận cấp 1 đây là giai đoạn khi mới bị mắc bệnh. Khi đó thận chỉ mới bị tổn thương nhẹ, vì thế mức độ lọc thận vẫn tương đối ổn với 90ml máu mỗi phút.

Suy thận cấp giai đoạn 1 hoàn toàn có thể chữa trị trong trường hợp người bệnh phát hiện bệnh sớm. Chỉ cần phát hiện bất kỳ triệu chứng suy thận thì nên lập tức tới gặp bác sĩ để kiểm tra và được chẩn đoán chuẩn xác nhất, cũng như được hướng dẫn cách chữa trị tốt nhất.

Suy thận cấp 2

Trong giai đoạn suy thận cấp 2 của bệnh suy thận mức độ lọc máu giảm xuống còn khoảng 60-89 ml máu mỗi phút. Ở mức độ này thì người bệnh có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe trong đó phải kể đến các bệnh về hệ tim mạch. Càng nguy hiểm hơn nếu người bệnh trì hoãn chữa trị hay lựa chọn sai cách thức.

Suy thận cấp 3

Bước sang suy thận cấp 3 thì thận của người bệnh trong giai đoạn này đã bị tổn thương nghiêm trọng và khi đó mức lọc chỉ còn khoảng 30-59 ml/phút. Đối với giai đoạn này người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng, các nguy cơ về thiếu máu cũng như các bệnh liên quan tới xương bắt đầu hành hạ người bệnh. Không những thế các biến chứng còn gây trở ngại nghiêm trọng đến cả nhưng sinh hoạt nhỏ nhặt thường ngày.

Suy thận cấp 4

Khi bệnh đã chuyển tới giai đoạn 4 người bệnh sẽ rơi vào tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Đây như một hồi chuông báo động đỏ đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Bởi suy thận cấp 4 cầu thận đã bị tổn thương nghiêm trọng, mức lọc máu chỉ còn 15-26 ml mỗi phút. Việc điều trị bằng thuốc không còn tác dụng mà cần phải thay thế bằng phương pháp lọc máu, chạy thận nhân tạo và ghép thận thì mới có thể duy trì sự sống.

Suy thận cấp 5

Đây là giai đoạn cuối của bệnh suy thận với mức độ lọc của cầu thận chỉ còn dưới 10ml mỗi phút, khi ấy thận của người bệnh chẳng khác nào thận phế, không còn khả năng hoạt động nữa. Và để kéo dài sự sống người bệnh cần được ghép thận, chạy thận, lọc máu là khả thi.

Suy thận sống được bao lâu?

Nếu bệnh suy thận được phát hiện sớm ở những giai đoạn đầu và có cách điều trị thích hợp thì thời gian của người bệnh được kéo dài, thậm chí có thể khỏe như người bình thường. Nhưng khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối thì khả năng sự sống của người bệnh không còn được kéo dài. Đối với người bị suy thận sống được bao lâu? trở thành câu hỏi của rất nhiều người khi nhận được kết quả mình bị suy thận.
[Xem ngay:]

Người bệnh suy thận bước vào giai đoạn cuối nếu có thể được ghép thận, chạy thận và lọc máu thì hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, để tránh bệnh phát triển đến giai đoạn cuối thì người bệnh nên lưu ý đến tình hình sức khỏe của bản thân, để kịp thời phát hiện và điều trị sớm. Một số triệu chứng điển hình bệnh suy thận ở giai đoạn đầu người bệnh cần lưu ý như:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Khi đi tiểu thường có cảm giác đau bên trong (hoặc không có tùy từng trường hợp).
  • Giảm ham muốn trong sinh hoạt vợ chồng.
  • Giảm khả năng sinh dục ở nam giới.
  • Người có cảm giác mệt mỏi, mất ngủ.

Chỉ cần phát hiện một trong bất kỳ các triệu chứng kể trên bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra kỹ càng, bởi giai đoạn đầu bệnh suy thận rất khó phát hiện bằng các biện pháp thông thường. Việc chủ quan và tự điều trị tại nhà khi bệnh chưa có dấu hiệu nặng có thể sẽ khiến bệnh nhanh chóng thêm trầm trọng và chuyển sang giai đoạn cuối do cách trị không đúng. Ngoài ra còn xuất hiện thêm các tác dụng phụ không mong muốn.

Để bảo vệ sức khỏe của chính mình điều đầu tiên bạn cần thay đổi chính là chế độ ăn uống hằng ngày, chế độ sinh hoạt, tập luyện thể thao phù hợp để có sức khỏe tốt nhất.

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    Về Sỏi Mật Trái Sung

    Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

    Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 01324/2018/ATTP-XNQC ngày 19/11/2018 của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM

    Tìm nhà thuốc gần nhất: Tại đây

    soimat
    soimat