Tác hại của việc cắt túi mật là gì? Cắt túi mật sống được bao lâu?

Túi mật tuy là một cơ quan nhỏ bé trong cơ thể nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong việc lưu trữ, cô đọng và điều tiết dịch mật từ gan tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Do đó, khi được chỉ định cắt bỏ túi mật, nhiều người bệnh thường cảm thấy rất băn khoăn, lo lắng không biết cắt túi mật có ảnh hưởng gì không? Tác hại của việc cắt bỏ túi mật là gì? Cắt túi mật sống được bao lâu?

Trên thực tế, phẫu thuật cắt bỏ túi mật là một phương pháp điều trị tương đối an toàn. Tuy nhiên túi mật cũng giống như bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể. Sau khi bị cắt bỏ, cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro ngắn hạn hoặc dài hạn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Cùng Sỏi Mật Trái Sung đi sâu tìm hiểu về vấn đề túi mật bị cắt bỏ và những ảnh hưởng của nó qua bài viết sau đây.

Túi mật là gì? Túi mật có chức năng gì?

Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê, màu xanh, nằm ở mặt dưới của thùy gan phải, dài khoảng từ 6 – 8cm và rộng nhất là 3cm khi căng đầy. Đây là một bộ phận của đường dẫn mật ngoài gan, gồm có 3 phần: Đáy, thân và cổ. Ống dẫn mật từ túi mật tới ống mật chủ dài 3 – 4cm, đoạn đầu rộng 4 – 5mm, đoạn cuối hẹp 2,5mm. Trong lòng ở phần trên của ống túi mật có những van gọi là van Heister làm cho ống túi mật không bị gấp lại và làm cho mật lưu thông dễ dàng.

Túi mật có nhiệm vụ dự trữ, cô đọng và bài viết dịch mật. Túi mật là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Khi ăn thức ăn, túi mật có chức năng co bóp để đẩy dịch mật qua đường mật vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn. Những lắng đọng bất thường của các thành phần chính trong dịch mật sẽ hình thành nên bùn mật, sỏi mật. Sỏi mật thường gây ra đau bụng, viêm túi mật và viêm tụy.

Trong cơ thể, gan hoạt động sản xuất mật liên tục, mật là một chất dịch màu vàng hơi xanh lục, có vị đắng. Mật đóng một vai trò quan trọng vào quá trình tiêu hoá thức ăn. Muối mật là Natri Glycocholate và Natri Taurocholate có vai trò phân huỷ các chất béo, thúc đẩy cho hoạt động của các men Lipase (Phân huỷ Lipid). Chúng còn giúp cho các chất béo đã được tiêu hoá có thể đi qua được thành ruột.

Cũng tương tự như vậy, muối mật có tác dụng vận chuyển các Vitamin tan trong dầu như các vitamin A, D, E và K. Muối mật không bị mất đi mà được tái hấp thu sau khi sử dụng. Khoảng 80 – 90% muối mật sẽ theo máu chuyển lại về gan và kích thích gan sản sinh thêm mật. Mỗi ngày cứ 12 tiếng, gan tiết ra một lượng dịch mật khoảng 450ml, tuy nhiên thể tích tối đa của túi mật chỉ ở mức 30 – 60ml (95% là nước). Ngoài muối khoáng, muối mật, trong dịch mật còn có cholesterol và sắc tố mật. Khi không diễn ra sự tiêu hóa, dịch mật sẽ quay ngược trở về túi mật qua ống túi mật. Khi được dự trữ trong túi mật, mật sẽ bị mất bớt nước và trở nên cô đặc hơn. Khi chất béo đi vào tá tràng, túi mật bị kích thích, co bóp và tống mật xuống tá tràng.

[Nên xem]

Túi mật có thể bị bệnh gì?

Các bệnh của túi mật có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng ở những người trung niên bệnh thường dễ gặp hơn, đặc biệt là nữ giới. Dưới đây là các bệnh của túi mật thường gặp nhất.

  • Sỏi túi mật: Sỏi túi mật là sự kết tụ thành một khối rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là Cholesterol, Bilirubin (sắc tố mật), Canxi.  Sỏi túi mật có thể gây đau và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Nhiễm trùng túi mật: Nhiễm trùng túi mật do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoặc do sỏi hoặc do giun chui vào túi mật mang theo vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Viêm túi mật: Nếu sỏi ở cổ túi mật sẽ làm cản trở sự lưu thông bình thường của dịch mật, làm tắc nghẽn đường mật, muối mật kích thích gây tổn thương thành túi mật, lúc đó vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào trong túi mật và phát triển gây ra tình trạng viêm túi mật cấp. Theo số liệu thống kê mới nhất cho thấy có tới hơn 90% các trường hợp viêm túi mật là do sỏi gây ra.
  • Polyp túi mật: Polyp túi mật là một dạng tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, đó là kết quả của sự tích tụ cholesterol, thường vô hại và hiếm khi gây ung thư túi mật. Polyp túi mật thường không có triệu chứng và không cần điều trị.
  • Rối loạn vận động túi mật: Túi mật có thể mắc bệnh rối loạn vận động nên làm suy giảm chức năng túi mật mà không phải do sỏi gây nên. Nguyên nhân của rối loạn vận động túi mật có thể là do viêm mãn tính, căng thẳng, do cơ trơn của túi mật hoặc cơ vòng Ốt đi (Oddi) quá chặt. Ngoài ra có thể do suy giảm chức năng tuyến giáp cũng gây nên tình trạng rối loạn vận động túi mật.
  • Ung thư túi mật: Ung thư túi mật khó chẩn đoán vì nó thường không có dấu hiệu hay triệu chứng cảnh báo trước. Trong thực tế, ung thư túi mật chỉ được phát hiện tình cờ khi cắt túi mật do các nguyên nhân khác như sỏi mật. Còn nếu có triệu chứng tại thời điểm được chẩn đoán, ung thư túi mật đã ở giai đoạn nặng. Ung thư túi mật không phổ biến, nếu phát hiện sớm, loại bỏ túi mật và các mô bị ảnh hưởng trong ống dẫn mật là điều trị tiêu chuẩn. Nhưng nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì cơ hội sống sót của bệnh nhân là rất thấp.
    khi nào cắt túi mật
    Hình ảnh minh họa về có sỏi trong túi mật gây nhiều biến chứng nguy hiểm cần được phẫu thuật khi kích thước sỏi đã lớn – Sỏi túi mật là nguyên nhân chính thường gặp nhất trong chỉ định cắt túi mật.

Khi nào cần phẫu thuật cắt bỏ túi mật?

Các bệnh về túi mật làm suy giảm hoặc làm mất hoàn toàn chức năng vận động, hoạt động co bóp để điều tiết dịch mật của của túi mật. Nếu bệnh tiến triển nặng hoặc gây nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân nhiều khả năng sẽ được chỉ định cắt bỏ túi mật.

Bệnh sỏi túi mật là nguyên nhân chính thường gặp nhất trong chỉ định cắt túi mật. Người bệnh sẽ cần cắt túi mật nếu sỏi chiếm 2/3 diện tích túi mật, sỏi gây viêm túi mật tái đi tái lại nhiều lần, viêm túi mật cấp tính, túi mật đã bị vôi hóa không còn chức năng dự trữ và cô đặc dịch mật…

Trên thực tế có khoảng 30 – 50% người bệnh bị tái phát sỏi mật sau thời gian từ vài tháng cho đến vài năm. Nguyên nhân là do cắt túi mật không thể tác động được vào các nguyên nhân sinh sỏi. Để làm được điều này cần có sự phối kết hợp của nhiều cơ chế khác nhau, mang lại tác động đồng bộ và toàn diện lên hệ thống gan mật.

Do đó, nếu sỏi túi mật và các bệnh lý về túi mật khác không làm phát sinh triệu chứng hoặc bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào, cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành, do sau phẫu thuật, người bệnh có thể đối diện với nguy cơ gặp phải các biến chứng trên đường tiêu hóa.

Cắt túi mật sống được bao lâu
Cắt túi mật nội soi và cắt túi mật mổ mở là 2 phương pháp chính hiện nay trong phẫu thuật cắt túi mật

[Cần biết]

Tác hại của việc cắt túi mật

Ngày nay với sự tiến bộ của kỹ thuật y khoa hiện đại mà quá trình phẫu thuật cắt túi mật được thực hiện khá đơn giản thông qua phương pháp mổ nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là tiến hành nhanh chóng, người bệnh có thể ra về chỉ sau một vài ngày, tỷ lệ hồi phục nhanh và ít biến chứng.

Tuy nhiên, mỗi một cơ quan khi sinh ra đều có những chức năng riêng của nó. Tuy gan vẫn sản xuất dịch mật, nhưng  khi túi mật đã bị cắt bỏ thì dịch mật thay vì được dự trữ trong túi mật để sẽ đổ thẳng vào đường tiêu hóa, dẫn tới bạn có thể phải chịu một số hệ quả mà cơ thể chưa có thể thích ứng ngay được khi có sự thiếu vắng của túi mật. Dưới đây là một số tác hại của việc cắt túi mật

  • Tổn thương ống mật: Các ống dẫn mật có thể bị tổn thương ngay trong quá trình loại bỏ túi mật. Khi đó người bệnh có thể cần phải tiến hành phẫu thuật một lần nữa để giải quyết các tổn thương này.
  • Tổn thương ruột, mạch máu: Dụng cụ phẫu thuật có thể làm tổn thương ruột, các mạch máu. Điều này sẽ được giảm thiểu đến mức tối đa nếu bác sỹ là người có chuyên môn và kinh nghiệm cao.
  • Rủi ro gây mê: Để thực hiện ca phẫu thuât, tất cả người bệnh đều phải gây mê. Tuy nhiên, một số người có cơ địa quá mẫn cảm có thể bị dị ứng, phản ứng với thuốc. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong ngay sau đó.
  • Rò rỉ mật: Khi túi mật được lấy ra, bác sỹ sẽ sử dụng những kẹp đặc biệt để đóng lại đầu nối túi mật với ống mật chủ, nhưng đôi khi dịch mật có thể bị rò rỉ ra ngoài bụng gây nhiễm khuẩn phúc mạc.
  • Nhiễm trùng: Vết mổ có thể bị nhiễm trùng gây ra các triệu chứng như đau nhiều, sưng hoặc tấy đỏ, có mủ rò rỉ… Để hạn chế tình trạng này, người bệnh sẽ được sử dụng kháng sinh trước, trong và sau khi phẫu thuật .
  • Xuất huyết: Một số ít người bệnh có thể bị xuất huyết ngay sau khi vừa phẫu thuật, trong những trường hợp này người bệnh cần phải được can thiệp nội khoa ngay lập tức.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: Một số người bệnh có nguy cơ hình thành cục máu đông (huyết khối)  trong quá trình phẫu thuật, gọi là chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, thường xảy ra trong tĩnh mạch ở chân. Cục máu đông có thể bị bóc tách ra khỏi thành mạch, di chuyển theo mạch máu, gây tắc mạch phổi và dẫn tới tử vong.
tác hại của cắt túi mật
Cắt túi mật sống được bao lâu? Tác hại của việc cắt túi mật.

Cắt túi mật sống được bao lâu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không cần lo lắng cắt túi mật sống được bao lâu vì chúng ta hoàn toàn có thể sống bình thường mà không cần túi mật. Không có nghiên cứu nào cho thấy người bệnh sẽ bị giảm tuổi thọ sau khi túi mật bị loại bỏ. Bởi cơ thể của chúng ta là một bộ máy sinh học tuyệt vời, nếu túi mật bị mất đi, cơ thể sẽ ngay lập tức học cách làm quen dần với sự thiếu vắng này và tập thích ứng bằng cách chỉ huy gan tiết dịch mật trùng khớp vào mỗi bữa ăn. Người bệnh vẫn có thể tiêu hóa và hấp thụ các chất béo, vitamin tan trong chất béo như bình thường.

Tuy nhiên sau khi túi mật đã được cắt bỏ thì dịch mật sẽ không được lưu trữ trong túi mật nữa mà được đổ trực tiếp từ gan xuống tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Vì thế trong thời gian đầu, người bệnh sẽ gặp phải một số rối loạn về tiêu hóa như chán ăn, chậm tiêu, ngứa, đau bụng… Tuy nhiên sau một thời gian, khi cơ thể đã bắt đầu thích nghi, các triệu chứng này sẽ biến mất. Trong giai đoạn này, người bệnh nên tuân thủ các hướng dẫn của các bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt để giảm bớt các triệu chứng khó chịu, hỗ trợ phục hồi nhanh hơn.

Do đó, trong những ngày đầu sau mổ, người bệnh nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt. Sau đó bắt đầu ăn đặc dần lên khi sức khỏe đã tạm thời ổn định. Nên ăn nhạt để việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ để phòng chống táo bón. Hạn chế các loại đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu chất béo. Có thể vừa ăn vừa thăm dò, nếu không phát hiện những khó chịu nào đáng kể thì trở lại ăn uống bình thường.

Bạn muốn điều trị bảo tồn  tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏiXEM NGAY giải pháp điều trị sỏi không cần phẫu thuật.

?Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

 

01324/2018/ATTP-XNQC
soimat
soimat