Cẩn trọng nhiễm trùng đường mật do sỏi

Túi mật và ống mật có vai trò chứa đựng, dự trữ và vận chuyển dịch mật để tiêu hóa thức ăn. Nếu quá trình này bị tắc nghẽn hoặc có tác động tiêu cực khác thì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường mật.

Nhiễm trùng đường mật là gì?

CẨN TRỌNG NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG MẬT DO SỎI
Nhiễm trùng đường mật là tình trạng đường mật bị viêm do sỏi hoặc do vi khuẩn

Nhiễm trùng đường mật là tình trạng viêm nhiễm đường mật gây ra bởi những loại vi khuẩn kí sinh trong đường mật. Điều kiện xảy ra nhiễm trùng là do đường mật bị tắt nghẽn. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân chứng nhiễm trùng huyết và khả năng tử vong rất cao nếu mắc phải.

Những người bị nhiễm trùng huyết do nhiễm trùng đường mật đa số đều xuất phát từ nguyên nhân cấu trúc đường mật bất thường như bị sỏi mật hay các bệnh ác tính.

Triệu chứng biểu hiện bên ngoài của nhiễm trùng đường mật

CẨN TRỌNG NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG MẬT DO SỎI
Triệu chứng điển hình thường gặp nhất là tam chứng Charcot

Triệu chứng điển hình thường gặp nhất là tam chứng Charcot: Sốt, đau, vàng da.

  • Sốt cao: Sốt trên 39 độ, có thể sốt kéo dài
  • Đau: Bệnh nhân đột ngột cảm thấy đau ở vùng bụng bên phải. Cơn đau có thể hết sau vài tiếng hoặc kéo dài vài ngày. Vì đau nên không thuận tiện khi cử động, đau nhiều khi thở mạnh.
  • Vàng da và vàng mắt: Do đường mật bị tắt nghẽn, nồng độ bilirunbin trong máu quá cao
  • Rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng, khó tiêu, chán ăn,….

Chẩn đoán nhiễm trùng đường mật

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

Ở thể điển hình

  • Người bệnh có thể có tiền sự bị sỏi mật, nhiễm giun tại ống mật chủ,…
  • Sốt cao kéo dài từ 38-40 độ C, đi kèm các triệu chứng vã mồ hôi, rét, run, buồn nôn (thường gặp ở người bị sỏi mật).
  • Đau hạ sườn phải, đặc biệt là sau bửa ăn nhiều dầu mỡ.
  • Đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, rối loại tiêu hóa
  • Vàng da

Ở thể không điển hình

  • Bệnh nhân có thể chỉ gặp 1 hoặc 1 vài triệu chứng so với thể điển hình.
  • Hoặc không gặp triệu chứng nào mà trực tiếp bị biến chứng nhiễm trùng huyết, suy thận, xuất huyết mật, áp xe đường mật,..

Cận lâm sàng

Chẩn đoán cẩn lâm sàng xác định sau khi kiểm tra các tiêu chí sau:

  • Xét nghiệm máu: Máu có tỉ lệ bạch cầu cao, đặc biệt là bạch cầu trung tính, máu lắng tăng.
  • Sinh thiết máu: tình trạng tắt mật, bilirubin tăng, cholesterol máu tăng, phosphatase tăng.
  • Cấy máu phát hiện nhiễm trùng huyết, phát hiện nhiều vi khuẩn gam âm đường ruột, vi khuẩn kị khí.
  • Siêu âm đường mật: Thấy giãn đường mật trong và ngoài gan, thành đường mật dày và có khí, có sỏi hoặc giun trong đường mật.
  • Nội soi đường mật phát hiện các bất thường, dị vật, sỏi trong đường mật.
  • Một số trường hợp cần chụp CT bụng hoặc MRI đường mật để xác định: Các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường mật, hình dạng túi mật có dị dạng hoặc những tổn thương nào.

Chẩn đoán phân biệt

Người bệnh gặp phải những tình trạng sau:

  • Viêm túi mật cấp
  • Bị tắt mật với biểu hiện bên ngoài là vàng da
  • Viêm gan
  • Áp xe gan.

Điều trị nhiễm trùng đường mật

Nguyên tắc điều trị tình trạng viêm đường mật

  • Chống nhiễm khuẩn: Để chống nhiễm khuẩn người ta thường sử dụng những loại kháng sinh có chu trình mật – ruột. Những loại kháng sinh này có phổ hướng vi khuẩn Gam âm đường ruột hoặc có phổ rộng khuếch tán vào máu tốt. Giúp loại bỏ vi khuẩn kị khí trong đường mật.
  • Dẫn đương lưu mật: nếu có tắt nghẽn (do sỏi, giun sán kí sinh)
  • Phẫu thuật: Can thiệp phẫu thuật để xử lý tình trạng tắt nghẽn đường mật, sỏi mật.

Điều trị nhiễm trùng đường mật

Điều trị nội khoa

  • Uống kháng sinh từ 10 đến 14 ngày để tránh nhiễm trùng nặng hơn.
  • Những nhóm kháng sinh thường được chỉ định sử dụng: amoxillin và acid clavulanic, Cephalosporin, Imipenim, Carbapenim, piperacilin,…
  • Nếu bệnh nhân có nhiễm khuẩn thì sẽ được điều trị theo kháng sinh đồ, còn nếu không có vi khuẩn sẽ được chỉ định một trong những nhóm kháng sinh trên.

Chống sốc nhiễm khuẩn

  • Cho thở oxy
  • Truyền dịch để bổ sung điện giải theo áp lực của tĩnh mạch
  • Uống kháng sinh
  • Phẫu thuật lấy sỏi, giải phóng đường mật bị tắt nghẽn.

Điều trị triệu chứng

Điều trị bằng cách cho uống thuốc: hạ sốt, giảm đau, giãn cơ trơn.

Phòng ngừa nhiễm trùng đường mật do sỏi

CẨN TRỌNG NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG MẬT DO SỎI
Duy trì lối sống lành mạnh giúp hạn chế tỉ lệ bị sỏi mật và nhiễm trùng đường mật

Để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường mật do sỏi mật và biến chứng nhiễm trùng huyết, nên lưu ý một số điều sau:

  • Hạn chế thức ăn giàu cholesterol, thức ăn nhanh, gia vị đậm.
  • Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi để tránh nhiễm giun sán kí sinh.
  • Hạn chế bia rượu, thuốc lá, chất kích thích.
  • Kiểm tra sức khỏe định kì.

Xem thêm

Sỏi Mật Trái Sung bào mòn và ngăn ngừa sỏi tái phát

Cách chấm dứt đầy hơi khó tiêu do sỏi mật

Cơ chế hình thành của bệnh sỏi mật

soimat
soimat