Bệnh cặn sỏi thận là dạng mới khởi phát hay được xem là giai đoạn đầu của sỏi thận. Bệnh tiến triển rất nhanh nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Dùng nước ép thơm có chữa được bệnh cặn thận không? Cách dùng như thế nào? Bạn xem thông tin dưới bài viết sau đây nhé!
Bệnh cặn sỏi thận nếu không chữa trị có nguy hiểm không?
Bệnh cặn sỏi thận hay còn gọi là cặn thận đây là giai đoạn đầu của sỏi tiết niệu. Sỏi thận ở giai đoạn này nếu không được đào thải sớm thì khả năng phát triển thành sỏi rất cao.
Ở những bước đầu của bệnh cặn thận thì hầu như không nguy hiểm gì lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu để một thời gian dài thì bệnh tiến triển xấu và gây ra các biến chứng sau đây:
- Hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang: Khi cặn thận phát triển thành sỏi ở những cơ quan này thường sẽ làm suy giảm chức năng. Sỏi dịch chuyển theo dòng chảy của nước tiểu nên rất dễ mắc kẹt tại đài bể thận, niệu quản.
- Viêm thận: Khi sỏi thận phát triển nhanh, dưới dạng san hô và hình thù sắc nhọn. Khả năng gây ra các tổn thương ở đài bể thận hoặc bên trong thận là rất lớn. Thận là nơi bộ máy lọc chất thải lớn của cơ thể nên khi các tổn thương tồn tại nhiều sẽ gây viêm. Vì lúc này lượng vi khuẩn phát triển rất mạnh mẽ mà khả năng tự chữa lành vết thương của thận thì không đủ.
- Viêm đường tiết niệu: Sỏi ngày càng lớn, dịch chuyển liên tục sẽ gây viêm đường tiết niệu.
- Hư thận, ứ nước ở thận: Sỏi mắc kẹt ở niệu quản hoặc đài bể thận sẽ gây ứ nước ở thận. Lâu dần chức năng thận suy yếu dẫn đến thận hư.
- Ngoài ra, các cơ quan như: gan, mật, hệ tuần hoàn, tim mạch,… cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Bệnh cặn sỏi thận là giai đoạn đầu của sỏi thận
Triệu chứng thường gặp của bệnh cặn sỏi thận
Cặn thận vì là giai đoạn mới khởi phát và thường phát triển âm thầm nên sẽ không có biểu hiện. Tuy nhiên, nếu bệnh cặn sỏi thận phát triển quá nhiều thì sẽ có triệu chứng điển hình như sau:
- Đau tức quanh vùng thắt lưng: Các cơn đau quặn thận, tập trung xoay quanh thắt lưng rất rõ khi có sỏi thận. Khi bạn làm công việc khuân vác hoặc đi lại mạnh cũng sẽ gây đau.
- Tiểu nhiều lần, mỗi lần một ít: Thận đang chứa rất nhiều cặn sỏi thận nên quá trình bài tiết nước tiểu sẽ diễn ra nhiều hơn. Mỗi lần bạn sẽ đi lắc nhắc, không nhiều kèm theo chứng tiểu buốt hoặc rắt.
- Nước tiểu có màu vàng sậm, tanh hôi: Đây được xem là triệu chứng rất điển hình của bệnh sỏi thận. Lúc này hệ bài tiết có sự phát triển của vi khuẩn có hại gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Xuất huyết khi tiểu: Nước tiểu có màu hồng nhạt đến đỏ tươi do quá trình xuất huyết bên trong. Sỏi càng lớn mức độ tổn thương ngày càng nhiều và tình trạng tiểu ra máu là không tránh khỏi.
- Sốt cao: Cơn sốt bình thường bạn có thể tự hạ sốt tại nhà được còn sốt do sỏi thận gây ra thì rất khó. Lúc này tình trạng co giật sẽ rất cao khi bạn không hạ sốt kịp thời. Thông thường những trường hợp sốt cao do sỏi bạn cần đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
- Ngoài ra, người bệnh cặn thận thường có triệu chứng buồn nôn, nôn, người mệt mỏi.
Cặn thận dễ phát triển thành sỏi thận
Đối tượng nào dễ mắc cặn sỏi thận?
Vì bản chất của bệnh cặn sỏi thận là giai đoạn đầu của sỏi thận. Nên đối tượng dễ mắc bệnh cũng sẽ liên quan đến bệnh sỏi thận.
- Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới: Vì nam giới đường tiết niệu và đường tình dục chung một nơi. Nên áp lực lên đường niệu đạo là rất lớn, kèm theo thói quen hay uống rượu, bia. Đây là thói quen cực xấu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận rất cao.
- Người đang điều trị bệnh xương khớp: Thông thường bệnh xương khớp sẽ ưu tiên bổ sung canxi bằng đường uống. Mà canxi được xem là “kẻ thù” của sỏi thận nên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài: Thuốc kháng sinh sẽ làm tăng áp lực lên thận, quá trình lắng cặn sỏi diễn ra nhanh hơn.
- Người lười vận động, ít vận động hoặc tai biến nằm một chỗ: Đây là điều kiện thuận lợi cho cặn thận phát triển nhanh. Tiểu tiện ở những bệnh nhân này thường khó khăn hơn người bình thường. Quá trình trao đổi chất cũng kém hơn và quá trình kết tủa chất rắn diễn ra nhanh hơn.
- Phụ nữ mang thai: Bào thai phát triển ngày càng lớn sẽ chèn lên thận và giảm chức năng thận rõ. Thận ở phụ nữ mang thai hoạt động rất cao và quá trình đi tiểu của họ rất khó khăn.
- Người lớn tuổi: Khi bạn ở độ tuổi từ 55 trở lên thì chức năng thận đã dần suy yếu. Quá trình lọc chất thải diễn ra chậm hơn mà thức ăn thì bạn dung nạp liên tục.
Lợi thế điều trị cặn thận bằng thảo dược từ thiên nhiên
Ngày nay, việc điều trị bệnh cặn thận bằng thảo dược từ thiên nhiên không còn mấy xa lạ. Tại sao lại được ưa chuộng như vậy?
- Nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên rất dễ tìm mà không tốn nhiều chi phí
- Trong quá trình sử dụng ít gây tác dụng phụ, nên thích hợp ở nhiều đối tượng
- Đây là đồ điều trị bệnh cặn sỏi thận tự nhiên mà không cần can thiệp mổ lấy sỏi
Tuy nhiên, điều trị bằng thảo dược cũng có nhược điểm là: Thời gian điều trị lâu nên nhiều bệnh nhân rất nản. Thời gian sơ chế, sắc thuốc rất lâu, tốn nhiều công sức.
Xem thêm:
[Bạn có biết?] Sỏi thận tiểu ra máu
Dùng nước ép thơm để điều trị bệnh cặn sỏi thận
Bệnh cặn sỏi thận thường bác sĩ sẽ không kê đơn thuốc mà chủ yếu khuyên thay đổi khẩu phần ăn. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn nước ép thơm để chữa bệnh cặn thận.
Thơm là loại quả mọng nước, chứa nhiều vitamin C, khoáng chất đặc biệt là chất chống oxy hóa. Khi uống nước ép thơm sẽ giúp cặn thận đào thải ra ngoài bằng đường tiểu mà không cần dùng thuốc.
Dùng thơm ép nước sẽ ngăn quá trình kết tủa của các chất rắn ở thận. Từ đó ngăn quá trình lắng cặn sỏi thận và giúp phòng bệnh sỏi thận hiệu quả.
Bạn nên uống nước ép thơm sau bữa ăn no tránh uống lúc bụng đói. Vì khi bụng đói bạn uống nước ép thơm dễ đau bụng, tiêu chảy hoặc đau dạ dày.
Nước ép thơm chữa bệnh cặn sỏi thận
Tóm lại, bệnh cặn sỏi thận là giai đoạn mới khởi phát của sỏi thận. Điều trị càng sớm sẽ ngăn các biến chứng nguy hiểm của sỏi thận gây nên. Dùng nước ép thơm là một lựa chọn hiệu quả cho việc điều trị cặn thận tại nhà. Bạn có thể áp dụng hàng ngày nhé!
LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY