Bị sỏi tiết niệu đã tán – Làm gì để sỏi không tái phát

Hỏi: Tôi bị sỏi tiết niệu đã tán nhưng phân vân không biết làm thế nào để tránh sỏi tiết niệu tái phát

sỏi tiết niệu

Trả lời

Sỏi tiết niệu được hình thành từ các chất khoáng do thận đào thải có trong nước tiểu. Trong 86% các trường hợp, sỏi tiết niệu là tinh thể calci (oxalat hay phosphat) kết dính với nhau thành sỏi. Khoảng 10% là do acid uric kết tinh. Sỏi tiết niệu cũng có thể là phosphat ammoniaco magnesien. Cơ chế hình thành sỏi tiết niệu bắt đầu khi nồng độ các chất khoáng trong nước tiểu cao. Các sỏi tiết niệu hình thành và phát triển trong thận và chúng có thể di chuyển đến niệu quản.

Sỏi đường tiết niệu được chia ra sỏi đường tiết niệu trên gồm sỏi thậnsỏi niệu quản, sỏi đường tiết niệu dưới gồm sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Các loại sỏi: Sỏi calci chiếm 80% gồm calcium oxalate (monohydrate và dihydrate), calcium phosphate, calcium oxalate and phosphate; sỏi struvite (magnesium ammonium phosphate) 10%; sỏi uric acid 8%; sỏi cystine 1%; các loại khác chiếm 1% gồm triamterene, xanthine, matrix.

Khi đường kính của sỏi nhỏ thì sỏi có thể được đào thải tự nhiên qua đường tiểu. Tuy nhiên tỉ lệ này rất ít xảy ra. Nếu sỏi to quá chúng sẽ nằm kẹt trong đường tiết niệu gây đau dữ dôi gọi là triệu chứng “cơn đau quặn thận”, nước tiểu có thể có máu.

Sỏi tiết niệu thường bắt nguồn từ một chế độ ăn uống không thích hợp và uống không đủ nước. Để xác định cấu tạo của sỏi thận, có thể làm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, phân tích bản chất của sỏi có trong nước tiểu hay phân tích sỏi có được qua phẫu thuật.

Từ đó, bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân hạn chế nguy cơ tái phát sỏi thận. Nghiên cứu cho thấy nếu chỉ phẫu thuật, loại bỏ sỏi tiết niệu, 50% các bệnh nhân sẽ bị tái phát. Trái lại, nếu được thay đổi chế độ ăn uống kết hợp sử dụng các sản phẩm để phòng ngừa sỏi thì tỉ lệ tái phát sỏi sẽ thấp hơn 10%. Các lời khuyên, chỉ dẫn của bác sỹ còn đem lại nhiều lợi ích khác: ngăn ngừa thừa cân, giảm nguy cơ cao huyết áp, và đái tháo đường tuýp 2. Đó là các yếu tố nguy cơ bị sỏi tiết niệu.

[Xem]

sỏi tiết niệu đã tán

  • Hai lít nước/ngày: Để loại trừ các khoáng chất thừa, phải tiểu được 2 lít nước/ngày, như vậy phải uống 02 lít nước/ngày. Nên uống 1 ly nước trước khi đi ngủ. Nước chanh, cam cung cấp citrat, một yếu tố ức chế sự kết tinh calci. Nên uống 2 ly nước chanh, cam mỗi ngày. Trái lại, bia, nước ngọt (soda) và nước trái cây công nghệp rất giàu đường sẽ thúc đẩy sự hình thành acid uric, hình thành sỏi.
  • Sử dụng calci: Không quá thừa, cũng như không quá thiếu. Calci cần thiết cả đối với bệnh nhân sỏi tiết niệu vì calci cần thiết cho xương. Cơ thể cần nhận từ 800 mg đế 1g calci/ngày. Người có sỏi tiết niệu có thể dùng sữa, chế phẩm từ sữa và nước khoảng có calci.
  • Thịt và cá: Ăn vừa phải. Các protein động vật thúc đẩy sự đào thải calci vào nước tiểu. Nên hạn chế 100g thịt cá/ngày, ưu tiên dùng trái cây, rau xanh trong khẩu phần ăn.
  • Muối ăn: Càng ít càng tốt, Muối thừa được đào thải qua nước tiểu kéo theo calci, người đã có sỏi tiết niệu nên tránh chấm thêm nước mắm, nước tương trong lúc ăn cơm. Môt số loại nước khoáng có chứa nhiều muối cần hạn chế sử dụng.
  • Người có sỏi oxalat calci cần hạn chế: Đậu nành, hạt dẻ, đậu phộng, rau dền đỏ, trắng, mồng tơi, rau ngót, cần tây, cà chua, măng, mít, trà.
  • Người có sỏi urat, acid uric cần hạn chế thức ăn giàu acid uric như: Lòng trắng, lòng đỏ sức vật (gan, tim, lòng gà, vịt, cá mòi, cá hồi, cá cơm, hải sản.

Lưu ý: Nên hạn chế chứ không kiêng cữ các thức ăn có chứa hay giàu acid uric hay oxalat calci.

Theo Tiến sĩ: Phạm Văn Tất (Tạp chí Hội Dược Học Việt Nam)

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    Về Sỏi Mật Trái Sung

    Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

    Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 01324/2018/ATTP-XNQC ngày 19/11/2018 của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM

    content/uploads/2017/05/box-soi-mat-trai-sung.jpg” alt=”Sỏi mật trái sung” width=”450″ height=”300″ />

    soimat
    soimat