Sỏi bể thận có nguy hiểm không?

Sỏi bể thận hay sỏi tiết niệu có đến 75% là sỏi mang cấu trúc canxi. Phần lớn sỏi cứng và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận. Vậy sỏi ở bể thận nguy hiểm như thế nào nếu không điều trị kịp thời. Triệu chứng thường gặp của loại sỏi này là gì? Bạn tham khảo thông tin ở bài viết nhé!

Sỏi bể thận là gì?

Sỏi bể thận là sỏi nằm ở bể thận, phần lớn cấu trúc của sỏi là dạng canxi rất cứng. Sỏi hình thành do quá trình kết tủa các chất rắn lâu ngày không được đào thải ra ngoài. 

Theo nghiên, sỏi ở bể thận có hình dạng và kích thước phong phú. Đây là loại sỏi phổ biến nhất trong các loại sỏi thận và có kích thước lớn nhất. 

 Sỏi bể thận là gì?

 Sỏi bể thận là gì?

Loại sỏi này thường phát triển âm thầm và tăng kích thước rất nhanh. Ở những giai đoạn đầu của sỏi sẽ không nguy hiểm nhiều. Hầu như bạn sẽ không phát hiện ra được nếu không thăm khám sức khỏe định kỳ. 

Có thể bạn quan tâm:

Bị sỏi thận có đi tiểu nhiều không?

Triệu chứng thường gặp của sỏi nằm bể thận

Triệu chứng của sỏi bể thận thường giống với sỏi tiết niệu như:

  • Gây ra các cơn đau cấp tính quanh vùng thắt lưng và hết ngay sau đó: Triệu chứng này rất hay gặp nếu bạn cử động mạnh hoặc đột ngột thay đổi tư thế ngồi. 
  • Xuất hiện cơn đau mãn tính: Lúc này sỏi thận lớn, nhiều cạnh sắc nhọn hơn nên tần suất đau sẽ nhiều lên. Cơn đau tập trung ở vùng thận, lan xuống vùng đùi, háng và bộ phận sinh dục. Cơn đau kéo dài âm ỉ nhiều ngày liền gây khó khăn trong công việc cho người bệnh. 
  • Tiểu ra máu: Sỏi dịch chuyển liên tục trong hệ bài tiết nên khi đi đến đâu sẽ ma sát đến đó. Quá trình cọ xát liên tục sẽ gây ra nhiều tổn thương bên trong làm gây xuất huyết. Chính vì thế khi nước tiểu đi qua vùng tổn thương và ra ngoài sẽ có máu. 
  • Tiểu ra sỏi: Khi sỏi nhỏ bạn có thể sẽ tiểu ra viên sỏi nhưng để tiểu ra được sỏi bạn rất đau đớn. Không phải một lần tiểu là sẽ sỏi ngay mà phải mất thời gian khá lâu mới làm được. 
  • Tiểu có mủ: Nước tiểu có mùi tanh hôi bất thường đây được xem là dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu. 
  • Tiểu nhiều lần, tiểu buốt và rắt: Sỏi kẹt ở niệu quản hoặc bàng quang làm cản trở quá trình bài tiết nước tiểu ra ngoài. 
  • Sốt cao kèm theo rét run hoặc đau vùng bụng 

Sỏi bể thận có nguy hiểm không?

Sỏi bể thận tăng kích thước rất nhanh nếu không được điều trị kịp sẽ:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây được xem là biến chứng của bệnh rất hay gặp sỏi thận. Khi các tổn thương do sỏi gây ra ngày càng nhiều sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Tình trạng này kéo dài sẽ làm nhiễm khuẩn tiết niệu, bạn sẽ chịu càng nhiều cơn đau nhiều hơn. 
  • Viêm bể thận cấp: Sỏi ở bể thận sẽ ma sát rất mạnh nhờ quá trình bài tiết nước tiểu ở thận. Sỏi sẽ không chịu nằm yên một chỗ mà dịch chuyển liên tục trong hệ bài tiết. Sỏi càng lớn sẽ càng làm cho quá trình ma sát này càng cao sẽ gây viêm bể thận. Lúc này bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn sốt cao kèm theo lạnh run mà khó có thể tự hạ sốt tại nhà.
  • Suy thận: Bạn sẽ rơi vào hai giai đoạn là suy thận cấp tính và suy thận mạn tính do sỏi gây nên. Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất là sỏi thận gây ra. Các chức năng lọc máu và bài tiết chất độc dần giảm đi. Bệnh nhân rơi vào tình trạng phù nề do thận nước. Chi phí phải chạy thận rất tốn kém và không phải là hướng điều trị lâu dài mà ai cũng có thể theo được. 
  • Ngoài ra, sỏi thận còn ảnh hưởng đến tim mạch, tuần hoàn và huyết áp. 

Suy thận là biến chứng nguy hiểm của sỏi thận 

 Suy thận là biến chứng nguy hiểm của sỏi thận 

Cách điều trị sỏi thận tại nhà không cần phẫu thuật

Phác đồ điều trị sỏi bể thận phụ thuộc vào biến chứng và kích thước mà sỏi gây ra. Dựa vào hai yếu tố này mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị riêng cho từng bệnh nhân. 

Hiện nay, điều trị nội khoa dùng thuốc chữa sỏi thận vẫn đang được ưu tiên. Trường hợp sỏi bạn có kích thước bé có thể được chỉ định thay đổi khẩu phần ăn uống. Cùng với đó là uống nhiều nước lọc để tăng khả năng tự đào thải sỏi ra ngoài. 

Để tăng khả năng sỏi tự ra ngoài, bạn cần:

  • Hạn chế các thực phẩm nhiều canxi, chỉ nên ăn vừa đủ dinh dưỡng
  • Không uống thuốc canxi dạng viên, nếu dùng cần có bác sĩ theo dõi
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây mọng nước để lợi tiểu
  • Tập thể dục phù hợp với thể trạng của bản thân, tránh vận động mạnh. 

Xem thêm:

Top 10 loại quả nên ăn sau khi mổ sỏi thận

Cách trị sỏi thận tại nhà an toàn, không tái phát

Sỏi thận có cần phẫu thuật không?

Sỏi ở bể thận sẽ được chỉ định mổ khi điều trị nội khoa không có tác dụng. Thường sỏi ở thận thường có kích lớn, triệu chứng viêm đau kéo dài kèm sốt cao. Các biện pháp điều trị trước đó không có tác dụng thì mổ là lựa chọn cuối cùng. 

Sỏi sau khi loại bỏ thời gian sẽ tái phát lại nên bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ. Và chú ý hơn về vấn đề ăn uống và không lạm dụng rượu bia tránh gây áp lực cho thận. 

Như vậy, sỏi bể thận là sỏi phổ biến nhất của sỏi thận. Bệnh gây nhiều biến chứng cho thận và suy thận được xem là nguy hiểm nhất. Hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh sỏi thận. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Trả lời

soimat
soimat