Sỏi túi mật ở trẻ em

Sỏi mật đã không còn là một bệnh xa lạ ở thời đại ngày nay nữa. Đối tượng thường mắc phải là phụ nữ mang thai, người mắc bệnh nền, người già. Tuy nhiên, sỏi túi mật ở trẻ em cũng đang là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh.

Vậy nguyên nhân tạo ra sỏi mật ở trẻ là do đâu? Cách điều trị như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Sỏi túi mật ở trẻ em

Trẻ em mắc sỏi mật đang có xu hướng tăng cao

Trẻ em mắc sỏi mật đang có xu hướng tăng cao

Sỏi mật là quá trình tích tụ sắc tố bilirubin và hàm lượng cholesterol tạo nên. Gan và túi mật tiết ra dịch mật sau đó theo ống dẫn mật chủ xuống dạ dày để chuyển hóa thức ăn. 

Sỏi túi mật ở trẻ em ngày càng gia tăng mạnh mặc dù đây không phải là bệnh phổ biến ở lứa tuổi này. Đây là một cảnh báo cho sức khỏe của trẻ em và các bậc phụ huynh.

Có 4 loại sỏi mật ở trẻ em:

  • Sỏi cholesterol chiếm đến 25% .
  • Sỏi bilirubin chiếm khoảng 50%, chúng thường hình thành do rối loạn sắc tố mật với các thành phần bên trong của túi mật.
  • Sỏi canxi cacbonat hiếm khi người lớn mắc phải nhưng với trẻ em thì chiếm 25%.
  • Sỏi protein rất ít khi xảy ra, nó chiếm khoảng 5%.

Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi túi mật ở trẻ em

Sỏi túi mật ở trẻ em thường có nguyên nhân không rõ ràng như người lớn. Tuy nhiên, những nguyên do sau đây gây hình thành sỏi ở trẻ nhỏ:

  • Trẻ thừa cân, béo phì: Lượng cholesterol tích tụ nhiều lâu ngày không được đào thải ra ngoài được. Điều này gây áp lực lên mật, gan và tạo ra sỏi.
  • Trẻ di truyền do người mẹ mang thai bị sỏi mật: Yếu tố này chiếm 30% nếu người mẹ chứa gen đột biến ABCG8. Khi mẹ bị sỏi mật thì khả năng đứa bé bị sỏi lên đến 2 – 3 lần trẻ bình thường.
  • Đường ruột của trẻ bị nhiễm ký sinh trùng: Vấn đề này nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì sát của ký sinh trùng ở túi mật không được đào thải ra bên ngoài thì rất dễ tạo ra sỏi.
  • Giới tính cũng là nguyên nhân hình thành sỏi: Khi còn ở độ tuổi trẻ thì tỷ lệ mắc sỏi mật ở trẻ nam và trẻ nữ là ngang bằng nhau. Nhưng khi bước qua giai đoạn dậy thì thì bé gái sẽ có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn bé trai. Vì sự thay đổi của hormone estrogen ở nữ phát triển hơn.
  • Trẻ có sức đề kháng yếu, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân sỏi hình thành.
  • Trẻ sụt cân nhanh, bỏ bữa, biếng ăn, suy dinh dưỡng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị sỏi mật

Theo thống kê, sỏi túi mật của trẻ sơ sinh thường không có triệu chứng rõ ràng chiếm gần 40%. Tuy nhiên, số trẻ em còn lại có những biểu hiện mắc sỏi mật sau đây:

  • Đau vùng bụng dữ dội sau khi ăn no, hay quấy khóc nhiều.
  • Buồn nôn, trớ sữa, bụng bị chướng hơi, khó tiêu.
  • Trẻ bị tiêu chảy, đường ruột yếu.
  • Cơn đau vùng bụng lan ra sau lưng và hạ sườn phải nhiều.
  • Đau quặn thắt từng cơn sau các bữa ăn no, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Đặc biệt là đồ chiên rán như: Khoai tây chiên, gà rán, xúc xích chiên,…
  • Vàng da vùng mắt.
  • Trẻ sốt cao, lạnh run, người đổ nhiều mồ hôi.
  • Đi ngoài phân màu nhạt, tiểu có màu vàng sậm.

Khi trẻ em có những biểu hiện trên, các bậc cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Bệnh phát hiện càng sớm thì sẽ có biện pháp chữa trị kịp thời. Biến chứng sỏi túi mật ở trẻ cũng sẽ giảm đi.

Phát hiện sớm sỏi mật để có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ

Phát hiện sớm sỏi mật để có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ

Cách điều trị bệnh sỏi mật ở trẻ em

Tùy vào kích thước sỏi và thể trạng của trẻ em mà áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

  • Phẫu thuật nội soi
  • Mổ hở
  • Tán sỏi nội soi đường ống mật chủ ngược dòng

Tuy nhiên, thường trẻ mắc sỏi mật ở vị trí đường ống mật chủ thì mới cần phải can thiệp ngay lập tức. Vì đường dẫn mật ở trẻ rất nhỏ và hẹp hơn so với người lớn. Khi có sỏi thì quá trình dẫn dịch mật gặp trở ngại nhiều hơn người lớn.

Ngoài các biện pháp can thiệp sâu như trên thì các bậc phụ huynh không phải lo lắng nhiều khi trẻ bị sỏi mật. Vì phần lớn là không có biểu hiện rõ ràng. Gia đình cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ nhiều hơn. 

Đồ ăn hàng ngày các mẹ cần lưu ý hạn chế ở mức tối đa các thức ăn nhanh, đồ chiên xào. Cho các con uống nước ép trái cây, ăn nhiều rau. Cho các con vận động thể dục thể thao để có một sức khỏe thật tốt nhé. 

Qua vài dòng chia sẻ từ Sỏi Mật Trái Sung đã phần nào giải đáp được các thắc mắc của bố mẹ về sỏi mật ở trẻ em. Các mẹ nên đề cao dinh dưỡng của trẻ lên hàng đầu để các con phát triển thật tốt. Chúc cho thế hệ mầm non tương lai nhiều sức khỏe, vui vẻ và luôn là niềm tự hào của bố mẹ nhé!

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Trả lời

soimat
soimat