[Bạn có biết?] Cách chữa sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là căn bệnh nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Chức năng thận dần suy giảm chức năng khi có sỏi tiết niệu. Vậy cách chữa sỏi đường tiết niệu như thế nào? Có phải tất cả các loại sỏi tiết niệu đều phải phẫu thuật không? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ở dưới bài viết nhé!

Biến chứng nguy hiểm của sỏi đường tiết niệu

Hệ tiết niệu đảm nhận vai trò lọc các chất thải đẩy ra ngoài dưới dạng chất lỏng và lọc máu. Hệ tiết niệu bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện ở các vị trí trên thì sẽ được gọi là sỏi tiết niệu. 

Sỏi đường tiết niệu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bạn cần biết được mức độ nguy hiểm của bệnh để có cách chữa sỏi đường tiết niệu nhé!

  • Viêm đường tiết niệu: Sỏi là khối rắn và dịch chuyển liên tục theo lưu lượng của nước tiểu. Khi di chuyển sỏi ma sát mạnh vào thành của các cơ quan hệ tiết niệu và gây tổn thương. Các vết thương này càng nhiều sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh và gây viêm. Chính vì thế mà khi bệnh nhân mắc bệnh sỏi tiết niệu đi tiểu sẽ màu đục và mùi rất tanh. 
  • Sỏi rơi từ thận xuống hai ống niệu quản và kẹt tại đây làm tắc đường tiểu. Khi nước tiểu không được đào thải ra ngoài sẽ gây bí tiểu và ứ nước ở thận. Lượng nước tiểu được thận bài tiết liên tục nhưng không thoát ra ngoài được lâu dần sẽ làm vỡ thận. 
  • Tình trạng ứ nước ở thận do sỏi gây ra kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng thận. Thận có thể bị suy thận cấp tính hoặc mãn tính, khi rơi vào trường hợp này bạn cần thăm khám ngay. Vì khi thận suy yếu trầm trọng bắt buộc bạn phải chạy thận hoặc phẫu thuật thay thận. 

Sỏi đường tiết niệu là gì?

Sỏi đường tiết niệu là gì?

Có phải tất cả các loại sỏi tiết niệu đều phải phẫu thuật không?

Phẫu thuật là một trong những cách chữa sỏi đường tiết niệu hiệu quả. Tuy nhiên, không phải lúc nào sỏi tiết niệu cũng nên mổ vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Trường hợp sỏi tiết niệu có kích thước bé, tình trạng bệnh nhân ít đau viêm hoặc không có. Thì đối với những trường hợp như này bạn có thể điều trị nội khoa là dùng thuốc. Đồng thời bạn thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày thì sỏi sẽ hết dần. 
  • Trường hợp sỏi có kích thước lớn, mắc kẹt tại niệu quản, bàng quang và thận. Đồng thời sỏi tiết niệu gây biến chứng viêm niệu quản, ứ nước ở thận và viêm bàng quang.Thì những trường hợp như này bạn có thể được chỉ định tán sỏi hoặc mổ lấy sỏi. 

Sỏi tiết niệu có khả năng tự đào thải ra ngoài một cách tự nhiên khi sỏi bé hơn 6mm. Những trường hợp như này bạn có thể uống nhiều nước, ăn uống khoa học sẽ tốt. 

Có thể bạn quan tâm:
[Bật mí] Cách chữa bệnh giãn đài bể thận

Bị sỏi thận có đi tiểu nhiều không?

Phương pháp chẩn đoán bệnh sỏi tiết niệu – Cách chữa sỏi đường tiết niệu

Để cách chữa sỏi đường tiết niệu đi đúng phác đồ thì bạn cần thực hiện các xét nghiệm:

  • Siêu âm ổ bụng nhằm quan sát được kích thước sỏi và vị trí sỏi. 
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm biết được sự thay đổi bất thường của natri, kali. 
  • Chụp X quang, chụp CT để quan sát được chính xác các cấu trúc sỏi mà siêu âm không tìm ra. 

Ngoài thực hiện các xét nghiệm trên thì bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh tiết niệu nhờ:

  • Sỏi tiết niệu sẽ có triệu chứng đau dữ dội tập trung ở vùng thắt lưng. Đau tại vị trí thận lan xuống vùng bụng dưới nơi có bàng quang hoặc bộ phận sinh dục. 
  • Cơn đau kéo dài âm ỉ nhiều giờ liền hoặc xuất hiện đột ngột và hết ngay sau đó. 
  • Tiểu khó khăn hơn, bí tiểu, tiểu rắt hoặc buốt. Tiểu nhiều vào ban đêm và gây mất ngủ. 
  • Nước tiểu có màu sẫm, đậm bất thường và mùi tanh. Một vài trường hợp tiểu có xuất huyết và gây đau rát.
  • Bạn sốt cao và kèm theo lạnh run, bạn khó có thể tự hạ sốt tại nhà mà cần đến bệnh viện. 

Cách chữa sỏi đường tiết niệu

Ở mỗi loại sỏi của tiết niệu sẽ có cách chữa trị khác nhau, cụ thể như sau:

Điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản

  • Điều trị nội khoa: Được áp dụng với các trường hợp sỏi bé, kích thước < 7mm. Vai trò của thận còn tốt, không có tình trạng đau viêm. Các biến chứng do sỏi tiết niệu gây ra không có, cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Bạn có thể không dùng thuốc chỉ điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt. Còn trường hợp viêm nhẹ, đau nhẹ thì có thể dùng thuốc kháng sinh, giảm đau.
  • Điều trị ít xâm lấn: Cách chữa sỏi đường tiết niệu được chỉ định như: tán sỏi, nội soi lấy sỏi,… sẽ được áp dụng khi sỏi kích thước lớn, đau ít. 
  • Điều trị xâm lấn nhiều: Các trường hợp sỏi quá lớn, thận ứ nước cấp độ 3 và 4 thì được chỉ định mổ hở. Phương pháp này sẽ lấy hết sỏi tiết niệu ra ngoài nhưng khả năng phục hồi của bệnh lâu hơn.

Điều trị sỏi bàng quang – Cách chữa sỏi đường tiết niệu

  • Điều nội khoa dùng thuốc kháng sinh, giảm đau cho các trường hợp viêm bàng nhẹ. Sỏi bàng quang bắt đầu gây cảm giác đau khó chịu cho người bệnh, nước tiểu có màu hơi sẫm. 
  • Điều trị xâm lấn: Bạn có thể tán sỏi trong trường hợp sỏi bàng quang kích thước < 30mm. Và mổ hở lấy sỏi với trường hợp > 30mm. 

Cách chữa sỏi đường tiết niệu phụ thuộc vào kích thước sỏi và biến chứng của bệnh 

Cách chữa sỏi đường tiết niệu phụ thuộc vào kích thước sỏi và biến chứng của bệnh 

Điều trị sỏi niệu đạo 

Tùy thuộc vào vị trí sỏi và biến chứng của sỏi niệu đạo mà sẽ có cách chữa phụ hợp: 

  • Sỏi niệu đạo nằm ở phía trước sẽ tiến hành gắp sỏi qua miệng sao
  • Sỏi niệu đạo ở phía sau hướng về phía bàng thì điều trị như sỏi bàng quang
  • Mổ hở lấy sỏi được áp dụng khi điều trị ở 2 phương pháp trên không hiệu quả

Như vậy, cách chữa sỏi đường tiết niệu phụ thuộc vào vị trí và kích thước sỏi. Ngoài ra, phác đồ điều trị còn phụ thuộc vào biến chứng và thể trạng của người bệnh. 

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Trả lời

soimat
soimat