Bệnh cặn vôi thận có chạy bộ được không?

Bệnh cặn vôi thận là những cặn sỏi thận tồn tại thành những mảnh nhỏ nằm rải rác ở thận. Bệnh tiến triển nhanh thành sỏi thận dạng san hô, nhiều cạnh sắc nhọn. Biến chứng mà sỏi thận để lại rất nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận. 

Bệnh cặn thận có chạy bộ được không? Nên chạy bao nhiêu lần một ngày? Khi nào thì ngừng không chạy bộ? Sỏi mật trái sung xin thông tin đến quý bạn đọc qua bài viết dưới đây. 

Tác dụng của chạy bộ đối với sức khỏe

Bệnh cặn vôi thận có chạy bộ được không? Chạy bộ là một bài tập thể dục hàng ngày mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể tập. Đây là một hình thức giúp cơ thể vận động được tất cả các bộ phận của cơ thể. Có nhiều hình thức chạy bộ phù hợp với từng thể trạng và sức khỏe của mỗi người. Bạn có thể chạy chậm, chạy vừa, chạy nhanh, hoặc chạy đường dài,…

Duy trì chạy bộ mỗi ngày giúp bạn: 

  • Cải thiện tâm trạng: Đây là bài tập giúp bạn giải tỏa căng thẳng sau một ngày dài làm việc. Theo nghiên cứu, chạy bộ 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện bệnh trầm cảm của 40 người. Ngoài ra, chạy bộ thường xuyên giúp bạn phòng bệnh trầm cảm hiệu quả. 
  • Tăng khả năng ghi nhớ: Não bộ sẽ được cải thiện chức năng ghi nhớ vấn đề khi bạn chạy bộ mỗi ngày. Đặc biệt, đối với người cao tuổi chạy bộ giúp tăng cường tính tập trung. 
  • Tốt cho tim mạch: Nhịp tim được điều hoà nếu bạn chạy bộ 30 phút mỗi ngày theo chuyên gia khuyến cáo. 
  • Sức khỏe xương khớp được cải thiện: Cơ xương khớp khi càng lớn tuổi thì càng yếu dần đi. Bạn chạy bộ giúp các khớp tăng tính dẻo dai và hạn chế các bệnh về xương khớp. 
  • Cơ bắp săn chắc: Luyện tập bài thể dục chạy bộ duy trì mỗi ngày ít nhất 30 phút giúp cơ bắp khỏe hơn. 
  • Giảm cân an toàn, dáng đẹp: Đây được xem là bài tập giúp giảm cân an toàn mà không cần dùng đến thuốc. 
  • Ngoài ra, chạy bộ giúp tăng tuổi thọ, tăng sức đề kháng,đẩy lùi bệnh ung thư,… 

Bệnh cặn vôi thận có chạy bộ được không?

Bệnh cặn vôi thận là dạng mới khởi phát của sỏi thận nên chạy bộ là lựa chọn nên làm. Khi bạn chạy bộ cặn thận sẽ dịch chuyển dọc theo hệ bài tiết. Từ đó tăng khả năng bài tiết cặn thận ra ngoài theo đường tiểu. 

Bệnh cặn thận là bệnh lắng cặn sỏi thận nên việc chạy bộ sẽ được chuyên gia khuyến cáo. Đồng thời việc chạy bộ giúp bạn đỗ nhiều mồ hôi sẽ giảm được áp lực cho thận. 

Ngoài ra, chạy bộ mỗi ngày giúp bạn phòng được bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản. Cùng với đó, chạy bộ giúp tăng cường chức năng gan, mật và thận. 

 Bệnh cặn vôi thận có chạy bộ được không?

 Bệnh cặn vôi thận có chạy bộ được không?

Tuy nhiên, trường hợp cặn thận chiếm phần lớn không gian thận và ảnh hưởng đến chức năng. Thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện nhé! Vì những trường hợp này cặn thận dễ mắc kẹt lại ở cổ thận hoặc niệu quản dễ làm ứ nước thận. 

Bệnh cặn vôi thận khi nào thì nên ngừng chạy bộ

Bệnh cặn vôi thận được khuyên nên chạy bộ mỗi ngày ít nhất 30 phút. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để cơ thể điều hoà được các chức năng của thận. Thận hoạt động tốt sẽ tăng khả năng đào thải chất độc ra ngoài, và hạn chế lắng cặn sỏi. 

Trước khi chạy bộ bạn cần thực hiện những điều sau đây để hạn chế gặp tai nạn khi tập:

  • Ăn nhẹ, uống một ít nước, không nên uống quá nhiều nước sẽ gây sốc hông khi tập.
  • Khởi động kỹ các khớp chân và tay để tránh chuột rút trong lúc tập.
  • Bạn cần chạy từ từ, không nên chạy nhanh khi vừa mới bắt đầu

Vậy khi nào thì nên ngừng không chạy bộ?

  • Trong quá trình tập bạn bị té, chảy máu 
  • Chuột rút hoặc sốc hông
  • Xuất hiện các cơn đau quanh thắt lưng, quặn thận nhiều

Những lúc như thế bạn cần đến chuyên gia để được hướng dẫn về cường độ tập. Vì khi bạn tự ý tăng tốc độ chạy thì cơ thể bạn không đáp ứng kịp và xảy ra tác dụng phụ.

 Chạy bộ giúp đẩy lùi cặn thận 

 Chạy bộ giúp đẩy lùi cặn thận 

Thời điểm nào chạy bộ sẽ tốt cho bệnh cặn thận?

Chạy bộ rất tốt cho bệnh cặn vôi thận nhưng không phải lúc nào bạn tập cũng sẽ tốt. Dưới đây là lời khuyên dành cho bạn khi bị cặn vôi thận và lựa chọn chạy bộ để đẩy lùi bệnh. 

Bạn nên tập vào lúc sáng sớm vào khoảng thời gian 5 giờ đến 7 giờ hoặc chiều 5 giờ đến 6 giờ. Đây là hai khoảng thời gian thích hợp giúp bạn cải thiện tình trạng cặn sỏi thận. Và vừa đánh thức các các cơ quan khác của cơ thể sau một thời gian nghỉ ngơi, hoặc làm việc. 

Có thể bạn quan tâm:
Đẩy lùi sỏi mật tại nhà bằng 10 bài tập yoga đơn giản

Cách trị sỏi thận tại nhà bằng 9 bài tập yoga đơn giản

Tóm lại, bệnh cặn vôi thận bạn có thể chạy bộ hàng ngày và cần tập phù hợp với thể trạng. Bạn cần khởi động kỹ và nên ngừng tập khi gặp tình trạng chuột rút hoặc sốc hông. 

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Trả lời

soimat
soimat