Bệnh sỏi niệu đạo có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi niệu đạo rất hiếm gặp chỉ chiếm 4% tỷ lệ mắc phải trong tất cả các loại sỏi. Tuy nhiên, bệnh để lại biến chứng nguy hiểm và cảm giác khó chịu cho người bệnh. Chính vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ về bệnh và biết cách điều trị. 

Bệnh sỏi niệu đạo là gì?

Bệnh sỏi niệu đạo là một trong những dạng của sỏi tiết niệu. Sỏi niệu đạo mang bản chất là các tinh thể rắn tồn tại ở niệu đạo. Thời gian dài, sỏi sẽ ngày càng lớn nhanh và chèn ép niệu đạo, không cho nước tiểu ra ngoài. 

Theo thống kê, sỏi niệu đạo thường mắc phải ở nam giới hơn là nữ giới. Bởi đường niệu đạo ở nam giới dài gây khó khăn cho sỏi dịch chuyển ra ngoài. 

 Sỏi niệu đạo là gì?

 Sỏi niệu đạo là gì?

Sỏi niệu quản hình thành bởi các nguyên do sau đây:

  • Sỏi dịch chuyển từ thận, niệu quản và bàng quang theo dòng nước tiểu
  • Sỏi tồn tại ở niệu quản do các tinh thể rắn tích tụ nhiều lần 
  • Hẹp hoặc viêm bao quy đầu làm tắc nghẽn đường tiểu

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh sỏi niệu đạo

Sỏi niệu đạo ở giai đoạn mới khởi phát hầu như không có triệu chứng gì đặc trưng. Chỉ khi bệnh sỏi niệu đạo có kích thước lớn và ảnh hưởng đến chức năng tiểu. Bệnh này sẽ có những biểu hiện thường gặp sau đây:

  • Tiểu khó, tiểu ngắt quãng, đau khi tiểu, nước tiểu có màu vàng sậm. Hoặc tiểu có xuất huyết và rát khi tiểu. Tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần tiểu một ít hoặc bí tiểu, không tiểu được.
  • Xuất hiện các cơn đau quặn tập trung quanh bộ phận sinh dục. Cơn đau càng dữ dội khi bạn làm công việc nặng hoặc đi lại mạnh. 
  • Vị trí đau tập trung quanh vùng thắt lưng, đau quặn vùng thận. Bạn thường xuyên buồn nôn và nôn. Triệu chứng này càng rõ khi sỏi gây tắc đường tiểu. 
  • Sốt cao và kèm theo rét run, bạn khó có thể tự hạ sốt tại nhà mà cần đến bệnh viện. 

Có thể bạn quan tâm:
Hiện tượng sỏi thận gây đau ra sao?

[Bạn có biết?] Bị sỏi thận không đi tiểu được

Biến chứng nguy hiểm của sỏi niệu đạo

Sỏi niệu đạo càng lớn thì càng nguy hiểm, dưới đây là các biến chứng thường gặp:

  • Tắt đường tiểu: Sỏi càng lớn thì mức độ tắc nghẽn đường tiểu càng lớn. Nước tiểu ứ đọng nhiều ở thận, niệu quản và bàng quang và hẹp đường tiết niệu.
  • Viêm đường tiết niệu: Sỏi càng lớn sẽ gây ra nhiều tổn thương bên trong. Các vết xước ngày càng nhiều sẽ gây chảy máu và dễ gây nhiễm khuẩn và viêm. 
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Vi khuẩn gây hại đường tiết niệu sẽ phát triển rất nhanh. Lâu ngày đường tiết niệu nhiễm trùng và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ bài tiết.
  • Chức năng thận suy giảm: Thận ứ nước ngày càng nhiều các vai trò lọc máu và bài tiết nước tiểu suy giảm. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm thận cấp tính và mãn tính.
  • Chất lượng cuộc sống vợ chồng ngày càng đi xuống

Bệnh sỏi niệu đạo ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận 

Bệnh sỏi niệu đạo ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận 

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Phác đồ điều trị sỏi niệu đạo hiệu quả, an toàn

Tương tự như sỏi tiết niệu thì bệnh sỏi niệu đạo cũng có rất nhiều cách để chữa trị. Tùy vào kích thước và biến chứng của sỏi niệu đạo gây ra mà sẽ có phác đồ điều trị. Dưới đây là các phương pháp điều trị sỏi niệu đạo bạn cần biết:

  • Điều trị nội khoa: Khi sỏi có kích thước bé, biến chứng hầu như không có thì sẽ dùng thuốc. Thuốc điều trị sỏi có tác dụng phá huỷ cấu trúc sỏi, ngăn chặn quá trình lắng cặn. Trong thời gian dùng thuốc bạn cần tuân thủ lịch hẹn tái khám của bác sĩ.
  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là phác đồ điều trị sỏi niệu đạo không xâm lấn. Dựa vào tác dụng của sóng âm mà sỏi sẽ vỡ thành nhiều mảnh và ra ngoài theo đường tiểu. 
  • Tán sỏi qua da: Khác với phương pháp tán sỏi niệu quản ngoài có thể là có xâm lấn. Bệnh nhân sẽ được rạch một đường nhỏ ở vị trí thận và luồn ống tới vị trí có sỏi. Dưới tác dụng của laser viên sỏi sẽ được làm nhỏ và hút ra ngoài hoàn toàn. 
  • Mổ lấy sỏi: Trường hợp mổ hở được áp dụng khi sỏi có kích thước rất lớn, tình trạng đau viêm nhiều. Đây là phương pháp loại bỏ sỏi có từ rất lâu và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, khả năng phục hồi sức khoẻ sau ca phẫu thuật lâu hơn. 

Như vậy, bệnh sỏi niệu đạo là bệnh lý ít gặp nhưng rất nguy hiểm. Bạn cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. 

Trả lời

soimat
soimat