Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không? Biến chứng sau mổ cắt túi mật
Túi mật đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều tiết dịch mật từ gan tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Do đó, khi được chỉ định cắt bỏ túi mật, nhiều người bệnh thường cảm thấy rất băn khoăn, lo lắng, bởi không biết rằng, liệu cắt túi mật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Có những hội chứng, biến chứng nào sau mổ cắt túi mật…
Trên thực tế, phẫu thuật cắt bỏ túi mật là một phương pháp điều trị tương đối an toàn. Tuy nhiên túi mật cũng giống như bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể, sau khi bị cắt bỏ, cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro ngắn hạn hoặc dài hạn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Cùng Sỏi Mật Trái Sung đi sâu tìm hiểu về vấn đề túi mật bị cắt bỏ và những ảnh hưởng của nó qua bài viết sau đây.

Túi mật là gì? Khi nào cần cắt túi mật?
Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê, màu xanh, nằm ở mặt dưới của thùy gan phải, dài khoảng từ 6 – 8cm và rộng nhất là 3cm khi căng đầy. Đây là một bộ phận của đường dẫn mật ngoài gan, gồm có 3 phần: Đáy, thân và cổ.
Túi mật là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Khi ăn thức ăn, túi mật có chức năng co bóp để đẩy dịch mật qua đường mật vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn. Những lắng đọng bất thường của các thành phần chính trong dịch mật sẽ hình thành nên bùn mật, sỏi mật. Sỏi mật thường gây ra đau bụng, viêm túi mật và viêm tụy.
Sỏi mật, sỏi túi mật là nguyên nhân chính thường gặp nhất trong chỉ định cắt túi mật. Người bệnh sẽ cần cắt túi mật nếu sỏi chiếm 2/3 diện tích túi mật, sỏi gây viêm túi mật tái đi tái lại nhiều lần, viêm túi mật cấp tính, túi mật đã bị vôi hóa không còn chức năng dự trữ và cô đặc dịch mật…
Nếu sỏi mật không làm phát sinh triệu chứng hoặc bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào, cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành, do sau phẫu thuật, người bệnh có thể đối diện với nguy cơ gặp phải các biến chứng trên đường tiêu hóa.
[Nên đọc]
Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?
Sau khi túi mật bị loại bỏ, gan vẫn sản xuất dịch mật đều đặn, chất lượng và số lượng dịch mật không hề thay đổi. Nhưng thay vì đi con đường vòng như trước kia, nay dịch mật đi nhanh hơn và đổ thẳng xuống tá tràng ngay cả khi không có thức ăn. Điều này có thể gây ra những rối loạn rối loạn nhất định về tiêu hóa như đầy trướng, chậm tiêu hay chán ăn.
Sau phẫu thuật, cũng có khoảng 10 – 15% người bệnh gặp phải hội chứng sau cắt túi mật, với các triệu chứng tương tự sỏi mật như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, vàng da, vàng mắt, sốt cao…., Nguyên nhân gây nên hội chứng này vẫn chưa được giải thích rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến sự thích nghi của cơ thể khi thiếu vắng túi mật hoặc do còn sót sỏi ở trong đường mật. Các triệu chứng này có thể thoáng qua và biến mất sau một vài tuần, nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài dai dẳng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Để làm giảm được tình trạng này, sau cắt túi mật người bệnh nên cố gắng hạn chế dầu mỡ, đồ ăn nhiều cholestrol. Sau đó khi cơ thể đã thích ứng trở lại, người bệnh có thể tập ăn lại từng ít một và tăng dần lên. Nếu bị tiêu chảy mạn tính, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được sử dụng một số loại thuốc cầm tiêu.

Hội chứng, biến chứng sau mổ cắt túi mật
Tuy có thể nói là ít khi xảy ra, nhưng trong quá trình thực hiện phẫu thuật cắt túi mật, người bệnh vẫn có thể gặp phải một số rủi ro gây ra các biến chứng, hội chứng sau cắt túi mật, bao gồm
- Tổn thương ống mật: Các ống dẫn mật có thể bị tổn thương ngay trong quá trình loại bỏ túi mật. Khi đó người bệnh có thể cần phải tiến hành phẫu thuật một lần nữa để giải quyết các tổn thương này.
- Tổn thương ruột, mạch máu: Dụng cụ phẫu thuật có thể làm tổn thương ruột, các mạch máu. Điều này sẽ được giảm thiểu đến mức tối đa nếu bác sỹ là người có chuyên môn và kinh nghiệm cao.
- Rủi ro gây mê: Để thực hiện ca phẫu thuât, tất cả người bệnh đều phải gây mê. Tuy nhiên, một số người có cơ địa quá mẫn cảm có thể bị dị ứng, phản ứng với thuốc. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong ngay sau đó.
- Rò rỉ mật: Khi túi mật được lấy ra, bác sỹ sẽ sử dụng những kẹp đặc biệt để đóng lại đầu nối túi mật với ống mật chủ, nhưng đôi khi dịch mật có thể bị rò rỉ ra ngoài bụng gây nhiễm khuẩn phúc mạc.
- Nhiễm trùng: Vết mổ có thể bị nhiễm trùng gây ra các triệu chứng như đau nhiều, sưng hoặc tấy đỏ, có mủ rò rỉ… Để hạn chế tình trạng này, người bệnh sẽ được sử dụng kháng sinh trước, trong và sau khi phẫu thuật .
- Xuất huyết: Một số ít người bệnh có thể bị xuất huyết ngay sau khi vừa phẫu thuật, trong những trường hợp này người bệnh cần phải được can thiệp nội khoa ngay lập tức.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Một số người bệnh có nguy cơ hình thành cục máu đông (huyết khối) trong quá trình phẫu thuật, gọi là chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, thường xảy ra trong tĩnh mạch ở chân. Cục máu đông có thể bị bóc tách ra khỏi thành mạch, di chuyển theo mạch máu, gây tắc mạch phổi và dẫn tới tử vong.
[Xem]
Cắt túi mật có loại bỏ hoàn toàn được sỏi mật?
Những tưởng khi đã cắt bỏ túi mật là bạn đã tránh xa hoàn toàn được sỏi mật, nhưng thực tế lại không như vậy. Bởi như chúng ta đã biết, gan chúng ta mỗi ngày tạo ra 1 lít mật, mật này cô đặc và dự trữ trong túi mật. Đến bữa ăn, túi mật co bóp và chuyển dịch mật trong túi mật vào tá tràng giúp tiêu hoá các chất béo.
Khi túi mật bị cắt bỏ (thường do sỏi mật), gan vẫn sản xuất dịch mật đều đặn, chất lượng và số lượng dịch mật không hề thay đổi. Nhưng thay vì đi con đường vòng như trước kia, nay dịch mật đi nhanh hơn và đổ thẳng xuống tá tràng ngay cả khi không có thức ăn. Điều này có thể gây ra những rối loạn rối loạn nhất định về tiêu hóa như đầy trướng, chậm tiêu hay chán ăn.
Trên thực tế có khoảng 30 – 50% người bệnh bị tái phát sỏi mật sau thời gian từ vài tháng cho đến vài năm. Nguyên nhân là do cắt túi mật không thể tác động được vào các nguyên nhân sinh sỏi. Để làm được điều này cần có sự phối kết hợp của nhiều cơ chế khác nhau, mang lại tác động đồng bộ và toàn diện lên hệ thống gan mật.
Bạn muốn điều trị bảo tồn và tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏi. XEM NGAY giải pháp điều trị sỏi không cần phẫu thuật.
Về Sỏi Mật Trái Sung
Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

01324/2018/ATTP-XNQC