Sỏi gan – Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi gan nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi gan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi nhờ đó mà người bệnh có thể phục hồi sức khỏe cũng như ngăn ngừa và hạn chế sỏi tái phát trở lại. Sau khi mổ sỏi gan người bị sỏi gan nên ăn gì và kiêng ăn gì cần đặc biệt chú ý.

Sỏi gan là gì?

Sỏi gan nằm ở trong gan, về bản chất chúng cũng giống như sỏi mật nhưng các viên sỏi nằm ở trong các ống gan.

Mật từ gan tiết ra, theo các ống gan đến các ống mật lớn và ống mật nhỏ, rồi theo các ống mật chính đổ vào túi mật. Dịch mật có thể bị kết tủa tại túi mật và hình thành nên sỏi mật.

Tỉ lệ bị sỏi thận cao hơn sỏi gan chính vì lẽ đó mà bạn thường thấy sỏi thận được nhắc đến nhiều hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho biết thì sỏi gan không phải là căn bệnh hiếm gặp và chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào (nhất là ở nữ giới).

Và đặc biệt nếu không phát hiện kịp thời cũng như có cách điều trị đúng đắn thì bệnh sẽ gây nên ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Áp xe gan, ngộ độc gan, thậm chí bị suy gan.

Hiện nay có 2 loại sỏi gan chính gồm:

  • Sỏi bilirubin (thường thấy nhiều ở Việt Nam)
  • Sỏi cholesterol (gặp nhiều ở châu Âu)

Một lưu ý nữa là sỏi mật cũng có thể hình thành trong các ống gan nên gọi là sỏi gan.

Nguyên nhân bị sỏi gan

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sỏi trong gan là do:

  • Sự bất thường của axit mật và cholesterol trong gan
  • Thói quen ăn uống hằng ngày, không bổ sung đủ chất dinh dưỡng.
  • Viêm đường mật do mật tích tụ trong gan.
  • Tích lũy chất độc trong gan cũng như toàn cơ thể.
  • Vấn đề di truyền (sự xuất hiện của các gen xấu).
  • Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc tổng hợp.
  • Giun từ ruột di chuyển lên đường mật và gây nhiễm trùng. Giun thường ký sinh ở phần đoạn cuối của ruột non nhưng vì một vài lý do nào đó chúng đi ngược từ ruột non đến tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật trong gan. Khi giun hoạt động ở đây sẽ gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đường mật khiến sỏi hình thành trong gan.

Triệu chứng bệnh sỏi gan

Dấu hiệu – Triệu chứng nhận biết bệnh sỏi gan thường rất đa dạng, tùy theo từng vị trí, kích thước của sỏi mà có những biểu hiện cụ thể. Nếu sỏi túi mật triệu chứng thường mơ hồ, không rõ ràng thì sỏi gan lại khá đặc trưng nhờ thế bạn có thể nhận biết bệnh sớm hơn.

Một số triệu chứng giúp nhận biết bệnh sỏi gan như:

  • Đau đột ngột và dữ dội ở vùng bụng trên (chủ yếu là ở bên phải), có thể lan dần xuống phía dưới của cơ thể có.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Viêm cấp tính.
  • Sốt cao và ớn lạnh.
  • Tiêu hóa kém.
  • Chán ăn.
  • Giảm cân nhanh chóng.
  • Nước tiểu có màu sẫm.
  • Phân lỏng.
  • Kiệt sức, thỉnh thoảng đổ mồ hôi đêm.
  • Viêm đường ruột (nhiễm khuẩn gan)
  • Vàng da (vàng mắt và da do bilirubin tích tụ).

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi gan

Vì đường dẫn mật trong gan khá nhỏ nên biến chứng của bệnh sỏi gan sẽ khá nguy hiểm. Bởi thế việc điều trị sỏi sớm có ý nghĩa rất quan trọng. Khi bị sỏi gan có thể bị các biến chứng như:

  • Viêm mủ đường mật: Đây là biến chứng phổ biến nhất khi bị sỏi gan. Tình trạng viêm mủ đường mật thường tái phát nhiều lần và gây khó khăn trong việc điều trị sỏi. Viêm mủ tái diễn có thể gây xơ hóa, chít hẹp đường mật, áp xe gan, xơ gan mật thứ phát, tăng huyết áp tĩnh mạch cửa, một số trường hợp thậm chí còn có thể dẫn tới tử vong do nhiễm trùng huyết và suy gan.
  • Tổn thương gan: Gan tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nếu dịch mật bị sứ lại do sỏi mật, các sản phẩm cần thải ra trong dịch mật lại không được đào thải sẽ tấn công trở lại gan khiến gan bị tổn thương khi đó men gan cao, làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
  • Ung thư đường mật: Tỉ lệ ung thư đường mật do sỏi gan chiếm khoảng 3.0-4.3% và thường được chẩn đoán sau một thời gian điều trị sỏi gan. Đặc biệt với những trường hợp sỏi tái phát trở lại nhiều lần. Nguyên nhân là sỏi làm tổn thương thành đường mật, kích thích các tế bào đường mật tăng sinh bất thường.

Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi gan

Ăn uống ảnh hưởng không chỉ tới tình hình sức khỏe của người bệnh mà đó còn là nguyên nhân khiến hình thành một số bệnh khác. Đối với người bị sỏi gan cần lưu ý đến chế độ ăn uống của mình để đảm bảo luôn có một sức khỏe tốt cùng hạn chế những thực phẩm không cần thiết ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Dinh dưỡng cho người sỏi gan cần được lưu ý quan tâm nhiều hơn, bởi gan là một trong những cơ quan nội tạng quan trọng nhất của cơ thể.

Bệnh sỏi gan nên ăn gì?

sỏi mật nên ăn gì

Người bị sỏi gan ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị điều trị của bác sĩ thì người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Những thực phẩm người bị sỏi gan nên ăn gì như:

  • Bổ sung nước đầy đủ: Nước đặc biệt quan trọng với sự sống. Nước còn là dung môi hòa tan các chất độc và tăng cường đào thải ra khỏi cơ thể. Người bị sỏi gan nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên tùy vào thể trạng của mỗi người mà lượng nước cần nạp cũng khác nhau.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ: Các loại rau có màu xanh lá đậm, rong biển và rau mầm là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa nhờ đó mà khả năng dọn dẹp các chất thải gây độc cho gan rất tốt.
  • Các loại quả mọng như: Quả việt quất, mâm xôi, dâu tây… chứa nhiều chất chống oxy hóa nhờ đó bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại. Trong các loại quả này còn chứa anthocyanin và polyphenols – đây là những hợp chất đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư gan.
  • Ngũ cốc như: Bánh mì, gạo nâu, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám là những siêu thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, chất béo sau ăn.
  • Chất béo thực vật như: Dầu dừa, dầu oliu, bơ… rất dễ tiêu hóa, bởi chúng ngay lập tức được phân hủy bởi các enzym trong nước bọt và dạ dày. Dầu oliu nguyên chất còn giúp tăng vận động đường mật, tăng tiết dịch mật nên rất tốt cho người bị sỏi gan.
  • Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da và cá: Chứa hàm lượng protein khá lớn, chất béo tốt cho sức khỏe.
  • Thường xuyên vận động và tập thể dục: Để tăng nhu mô động mật, làm giảm sự ứ trệ. Chạy chậm, đi bộ, dưỡng sinh… là những môn thể thao được khuyến khích dành cho người bị sỏi trong gan.

Bệnh sỏi gan kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi gan không giúp người bệnh thoát khỏi bệnh sỏi gan nhưng lại có thể làm dịu đi các triệu chứng của bệnh. Một số thực phẩm người bị sỏi gan nên kiêng ăn như:

  • Hạn chế các thực phẩm chiên/rán: Chế biến thực phẩm chiên/rán dù rất hấp dẫn bởi màu sắc lẫn mùi vị, các món như gà rán, gà chiên xù, khoai tây chiên… khiến nhiều người khó cưỡng lại. Nhưng các món ăn này có thể kích hoạt các cơn đau quặn mật, tăng nguy cơ bị đầy trướng, chậm tiêu… do thiếu dịch mật dự trữ.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Hầu như các thực phẩm chế biến sẵn đều sử dụng chất béo trans (chất béo hydro hóa một phần) không có lợi cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, sỏi mật.
  • Giảm thực phẩm chứa nhiều đường: Theo các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ một hàm lượng lớn đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Đặc biệt khi bị sỏi gan, người bệnh cần nên hạn chế tiêu thụ đường như: đường thực phẩm, đường tinh chế….
  • Tránh thực phẩm có hàm lượng muối cao: Muối có chứa natri sẽ không được gan xử lý hoàn toàn nếu chức năng gan đang bị tổn thương. Một số thực phẩm chứa hàm lượng muối cao như: thịt đóng hộp, dưa cà muối, món kho, món súp….
  • Hạn chế chất đạm động vật: Bởi khi các tế bào gan bị tổn thương, chúng sẽ không thể chuyển hóa các protein (chất đạm). Thị đỏ, trứng, sản phẩm từ sữa… là những thực phẩm bạn nên hạn chế. Ngược lại, bạn nên tăng cường bổ sung chất đạm thực vật có trong các loại đậu.

Ngoài ra, đối với người bị thừa cân tốt nhất nên cố gắng giảm từ 0,5 – 1kg mỗi tuần bằng việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Với người bị bệnh sỏi gan nên lưu ý giữ vệ sinh trong ăn uống, tránh để bị táo báo hoặc tiêu chảy lâu ngày, nên ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái sống và tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.

Các phương pháp điều trị

Bệnh sỏi gan và cách nào giúp điều trị hiệu quả luôn là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Điều trị bằng Tây y hay Đông y thì mục đích cuối cùng vẫn là thoát khỏi bệnh sỏi gan.

Điều trị sỏi gan bằng Tây Y:

  • Thuốc làm tan sỏi: Đa số không có tác dụng với sỏi gan (sỏi sắc tố với thành phần chính là bilirubin) nhưng chúng lại có tác dụng với sỏi cholesterol.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng: Phương pháp này thích hợp cho người chưa bị chít hẹp đường mật. Ưu điểm nổi bật là thực hiện nhanh, ít xâm lấn, giải quyết kịp thời tình trạng ứ trệ dịch mật.
  • Phẫu thuật mổ hở lấy sỏi: Được áp dụng tương đối nhiều nhờ phối hợp được các kỹ thuật hiện đại như: lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm, nong và đặt stents đoạn đường mật bị tắc hẹp. Nhược điểm: mổ sỏi gan không thực hiện được cho người bệnh có bệnh lý về tim mạch hoặc rối loạn đông máu.
  • Phẫu thuật cắt một phần gan: Đây là giải pháp cuối cùng khi không còn cách nào khác để lấy sỏi nằm sâu trong nhu mô gan. Một phần của lá gan bị cắt bỏ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất dịch mật, đào thải độc tố, chuyển hóa glucose… Vì thế, chỉ những trường hợp nặng không còn biện pháp thay thế mới dùng giải pháp này.

Điều trị sỏi gan bằng Đông Y:

  • Theo số liệu thống kê có đến 50% người bệnh sau khi tiến hành các biện pháp can thiệp lấy sỏi, sau 3-10 năm phải nhập viện do sỏi tái phát trở lại. Nhiều trường hợp phải tiến hành phẫu thuật 2-3 lần, điều này làm gia tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng do đường mật trong gan bị tổn thương. Nhưng với các dược thảo Đông y có thể giúp khắc phục nhược điểm này.\
  • Sự kết hợp các thảo dược như: Trái Sung, Kim Ngân Hoa, Kim Tiền Thảo, Nhân Trần, Nấm Linh Chi, Uất Kim… có tác dụng lợi mật, bổ gan, giúp gia tăng khả năng vận động đường mật, do đó tưng hiệu quả bào mòn và tống xuất sỏi, giúp hạn chế tối đa nguy cơ sỏi hình thành và tái phát trở lại trong gan. Với phương pháp này giúp điều trị sỏi từ chính căn nguyên khiến sỏi hình thành trong gan. Cũng như không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Nhờ thế trị sỏi gan bằng dược thảo thiên nhiên được nhiều người bệnh sử dụng hơn cả.

Sỏi gan là bệnh khá nguy hiểm nhưng nếu người bệnh am hiểu và có cách điều trị kịp thời khả năng khỏi bệnh rất lớn. Thế nên, chỉ cần thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng thất thường nào thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và làm xét nghiệm chuyên sâu, nhờ đó nắm rõ tình trạng sức khỏe, bệnh tình của mình và có các phác đồ điều trị đúng, kịp thời.

Ngoài việc tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho người sỏi gan nên ăn gì và không nên ăn gì? để hạn chế bệnh tiến triển xấu. Cũng như thường xuyên vận động thể dục để giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Bạn muốn điều trị bảo tồn  tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏiXEM NGAY giải pháp điều trị sỏi không cần phẫu thuật.

?Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

01324/2018/ATTP-XNQC

soimat
soimat