Điều trị sỏi kẹt niệu đạo ra sao?

Sỏi niệu đạo là căn bệnh khá phổ biến ở nam giới và bệnh chiếm tỷ lệ thấp ở các loại sỏi. Tuy nhiên, người mắc bệnh sỏi niệu đạo không nên chủ quan vì biến chứng rất nguy hiểm. Điều trị sỏi kẹt niệu đạo như thế nào để nhanh hết bệnh? Bạn tham khảo thông tin dưới bài viết nhé!

Sỏi kẹt niệu đạo là gì? – điều trị sỏi kẹt niệu đạo

Sỏi niệu đạo là một trong những căn bệnh của sỏi tiết niệu. Sỏi kẹt tại niệu đạo là những tinh thể rắn mang bản chất phần lớn là canxi. Sỏi càng lớn thì khả năng từ đạo thải ra ngoài theo đường tiểu càng khó. 

Nam giới có đường niệu đạo dài hơn nữ nên tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn. Sỏi nằm dọc theo đường niệu đạo, thường có một viên và dạng hình thoi. Sỏi thường nằm ở đoạn ⅔ niệu đạo trước và ⅓ niệu đạo sau. 

Điều trị sỏi kẹt niệu đạo ra sao để giảm nhanh tình trạng đau cho bệnh nhân. Bạn tìm hiểu ở các phần tiếp theo nhé!

 Sỏi niệu đạo là gì?

 Sỏi niệu đạo là gì?

Dấu hiệu nhận biết sớm sỏi kẹt niệu đạo

Triệu chứng sỏi niệu đạo giúp bạn nhận biết sớm để điều trị sỏi kẹt niệu đạo nhanh chóng:

  • Xuất hiện các cơn đau vùng bụng dưới, lan xuống bộ phận sinh dục nam: Sỏi niệu đạo lớn mà đường niệu đạo lại nhỏ nên gây đau và chèn ép các dây thần kinh. Sỏi luôn dịch chuyển liên tục nên sẽ có những lần ma sát mạnh sẽ làm đau vùng thượng vị. Đồng thời, người bệnh càng đi nhiều, làm việc nặng thì tình trạng đau càng nghiêm trọng. 
  • Thường xuyên tiểu buốt, bí tiểu: Sỏi kẹt tại niệu đạo nên chặn nơi thoát ra của nước tiểu. Chính vì nguyên do này mà thường xuyên có triệu chứng tiểu khó, bí tiểu. Các cơn tiểu buốt thường xuyên diễn ra vì sỏi gây tổn thương niêm mạc bên trong niệu đạo. 
  • Khi tiểu có xuất huyết: Đây được xem là triệu chứng nguy hiểm nhất của sỏi niệu đạo. Sỏi liên tục cọ xát vào niêm mạc tạo rất nhiều tổn thương và chảy máu. Chính vì thế mà khi tiểu bạn sẽ thấy có máu. Tình trạng này để càng lâu rất dễ dẫn đến viêm tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra nước tiểu có màu sẫm và có mùi tanh, hôi bất thường. 
  • Người bệnh sốt cao kèm theo rét run: Các cơn viêm tiết niệu diễn ra thường xuyên làm cho người bệnh sốt cao. Bạn sẽ khó có thể tự hạ sốt tại nhà mà cần phải đến bệnh viện để được điều trị.

 Nguyên nhân nào dẫn đến sỏi kẹt niệu đạo – điều trị sỏi kẹt niệu đạo

Bệnh sỏi niệu đạo chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các bệnh sỏi tiết niệu. Căn bệnh được hình thành bởi các nguyên do sau đây:

  • Sỏi rơi từ thận xuống bàng quang và mắc kẹt tại niệu đạo: Đây là nguyên nhân khá phổ biến của bệnh này. Cho nên bạn cần điều trị sỏi thận để không phải điều trị sỏi kẹt niệu đạo. Và hạn chế được các cơn đau do sỏi gây nên. 
  • Sỏi hình thành ngay tại niệu đạo: Nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày sẽ tồn dư lượng chất rắn trong niệu đạo. Chính những tinh thể này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi niệu đạo hơn. 
  • Ngoài ra, nam giới bị hẹp bao quy đầu, hoặc bao quy đầu bị viêm làm ứ đọng nước tiểu. Từ đó sỏi niệu đạo sẽ dễ hình thành và gây cản trở quá trình thải nước tiểu ra ngoài. 

Điều trị kẹt sỏi niệu đạo sớm tránh biên chứng suy thận

Người mắc bệnh sỏi thận sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi niệu đạo

Biến chứng nguy hiểm của sỏi mắc kẹt tại niệu đạo 

Điều trị sỏi kẹt niệu đạo để ngăn các biến chứng nguy hiểm của bệnh như:

  • Viêm đường tiểu, viêm bàng quang và viêm thận: Đây là biến chứng dễ nhận thấy nhất của sỏi niệu đạo. Sỏi cọ xát liên tục sẽ gây ra nhiều tổn thương bên trong niêm mạc niệu đạo. Lâu ngày quá trình chữa lành vết thương không kịp sẽ gây ra tình trạng viêm. 
  • Thận ứ nước, giãn bể thận: Khi sỏi kẹt tại niệu nạo sẽ cản trở quá trình đào thải nước tiểu ra ngoài. Chính vì vậy mà thận dễ bị ứ nước lâu ngày sẽ làm giã bể thận. 
  • Suy thận: Khi chức năng bài tiết nước tiểu bị gián đoạn thì đồng nghĩa với việc chức năng thận sẽ suy giảm. 

Để chẩn đoán chính xác bạn có đang mắc bệnh sỏi niệu đạo hay không thì cần:

  • Khám sàng lọc tại bệnh viện để xác định bạn có mắc các triệu chứng của bệnh không. 
  • Tiếp theo bạn sẽ được xét nghiệm nước tiểu, máu 
  • Ngoài ra, bạn sẽ được chụp CT, X quang giúp bác sĩ xác định được chính xác viên sỏi. 

 Điều trị sỏi kẹt niệu đạo như thế nào?

Sau khi đã chẩn đoán đang mắc sỏi niệu đạo thì điều trị sẽ được tiến hành như sau: 

  • Trường hợp sỏi còn bé, tiểu ngắt quãng thì bạn sẽ chỉ định điều trị nội khoa. Bạn sẽ được dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, thông tiểu,… nhằm tăng lượng nước tiểu để tăng tỷ lệ đẩy sỏi ra ngoài. 
  • Trường hợp sỏi lớn thì phác đồ điều trị sỏi kẹt tại niệu đạo sẽ được chỉ định như sau:
  • Tán sỏi ngoài cơ thể
  • Tán sỏi qua đường hầm 
  • Tán sỏi nội soi ngược dòng

Cho nên tùy thuộc vào tình trạng và chi phí người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp. Bạn cũng đừng quá lo lắng vì tỷ lệ mắc bệnh sỏi niệu đạo rất thấp. Trên đây là các dấu hiệu và cách điều trị sỏi kẹt niệu đạo được áp dụng nhiều hiện nay. Hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bệnh bệnh sỏi tiết niệu. Chúc bạn nhiều sức khoẻ và nhanh hết bệnh nhé!

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Trả lời

soimat
soimat