Người bị polyp túi mật kiêng ăn gì để có thể ngăn chặn được những triệu chứng bệnh và phòng ngừa biến chứng cho sức khỏe? Cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
Khi có polyp túi mật, cơ thể người bệnh sẽ nhạy cảm hơn với chế độ dinh dưỡng do sự có mặt của polyp gây nên ứ trệ dịch mật, đồng thời gây ảnh hưởng tới hoạt động cô đặc và co bóp để đẩy dịch mật ra khỏi túi mật. Nếu người bệnh không may ăn quá nhiều những món có dầu mỡ sẽ cảm thấy thấy ấm ách vùng hạ sườn phải, đầy bụng, chậm tiêu… nhưng nếu ăn ít lại tăng nguy cơ hình thành sỏi mật do dịch mật không thể đẩy được xuống ruột non. Chính vì lẽ đó, để sống chung với polyp túi mật đồng thời phòng ngừa polyp tiến triển thành ung thư, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.
Vậy polyp túi mật là bệnh gì? Triệu chứng polyp túi mật? Người bị polyp túi mật nên ăn gì và kiêng ăn những gì?
Polyp túi mật là bệnh gì?
Polyp túi mật mọc nhô ra từ lớp niêm mạc bên trong của túi mật. Polyp túi mật thường được phát hiện trên siêu âm.
Đa số các polyp túi mật là vô hại, chúng chỉ là các khối cholesterol được tích tụ chứ không phải là các tế bào ung thư. Tuy nhiên, polyp túi mật cũng có thể là các khối u nhỏ, một số trong đó có thể là ung thư trong khi những khối khác là u lành tính. Những khối u nhỏ này có thể nhô ra từ bên trong các thành của túi mật.
Khi nói đến polyp túi mật, kích thước chắc chắn rất quan trọng: polyp càng lớn, càng có nguy cơ ung thư túi mật. Polyp lớn hơn 1 cm có nhiều khả năng là ung thư, vì vậy các bác sĩ thường khuyên cắt bỏ túi mật ở bệnh nhân có polyp túi mật lớn. Những polyp nhỏ hơn ít có khả năng phát triển thành ung thư.
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh polyp túi mật vẫn chưa được biết rõ. Những khối u này thường lành tính nhưng không lúc nào cũng vậy, thậm chí còn có một số bằng chứng cho thấy tuổi của người, sỏi mật hoặc polyp có kích thước lớn cũng có thể tiến triển thành ác tính. Tuy nhiên, vì khối u thường không được chẩn đoán cho đến khi siêu âm bụng hoặc phẫu thuật túi mật, bạn phải hiểu biết về căn bệnh để ứng phó kịp thời.
Triệu chứng polyp túi mật
Trên thực tế, polyp túi mật thường được phát hiện tình cờ khi kiểm tra vùng bụng bằng siêu âm hoặc có biểu hiện đau bụng. Có khoảng 6 – 7% bệnh nhân bị polyp túi mật có biểu hiện triệu chứng, thường gặp nhất là đau tức dưới sườn phải hay đau vùng trên rốn, một số ít có biểu hiện buồn nôn hay nôn thật sự, ăn chậm tiêu, thấy co cứng nhẹ vùng da bụng ở dưới sườn phải.
Với triệu chứng đau ở dưới sườn tuy giống bệnh sỏi túi mật, nhưng khác với sỏi túi mật ở chỗ, polyp túi mật ít khi có biểu hiện cấp tính do viêm hay những biến chứng của sỏi gây ra như viêm đường mật, tắc mật.
Siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh tăng âm bám trên bề mặt túi mật, không có bóng cản và không thay đổi theo tư thế người bệnh, đây là dấu hiệu để phân biệt với sỏi túi mật. Tuy nhiên, siêu âm không thể phân biệt được là polyp lành tính hay ác tính để có chỉ định phẫu thuật. Thông thường siêu âm có thể thấy hình ảnh chung của polyp túi mật là một bóng giống polyp mọc vào trong lòng túi mật, thường là bất động, trừ khi là polyp có cuống dài. Các hình ảnh polypcholesterol thường có kích thước nhỏ với tỉ lệ trên 90% là dưới 10mm, hầu hết nhỏ hơn 5mm. Nếu là adenoma thì có kích thước lớn hơn, đơn độc, không cuống với mạch máu bên dưới và độ phản âm trung bình. Nếu polyp có đường kính trên 10mm thì tỷ lệ ác tính là 37 – 88%.
Người bị polyp túi mật nên ăn gì và kiêng gì?
Polyp túi mật nên ăn gì?
Tình trạng béo phì, mỡ máu cao là một trong những yếu tố hình thành polyp túi mật. Vì vậy, để phòng bệnh và tránh bệnh nặng hơn, chúng ta cần giữ cân nặng ổn định, đường gan, mật tốt. Do đó, đối với người bị polyp túi mật thì chế độ ăn uống phải thanh đạm gần giống với người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, tức là phải giảm cholesterol xấu trong máu.
- Bạn có thể giảm cholesterol bằng các loại thực phẩm lành mạnh gồm: Yến mạch, các loại hạt, đậu, thay chất béo từ thực vật bằng động vật, tăng ăn cá hồi thay thịt động vật…
- Nên chọn thịt nạc từ gia cầm. Nếu ăn cá, nên chọn các loại cá biển. Đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ.
- Nên ăn những thực phẩm theo màu như màu đen chọn nấm hương, mộc nhĩ; màu vàng chọn cà rốt, bí ngô; màu xanh chọn các loại rau họ cải; màu trắng chọn cải bắp, su hào… bởi những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B1, C và chứa thành phần chống viêm cho người bệnh.
- Nên ăn nhiều loại trái cây tươi, hoa quả tươi để cung cấp nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể.
- Nên ăn lòng trắng trứng thay vì lòng đỏ bởi vì chúng có ít cholesterol.
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc, bỏ mỡ và bì; thịt gia cầm bỏ da.
Người bị polyp túi mật kiêng ăn gì?
Trên thực tế, bênh nhân polyp túi mật không cần phải tuân thủ chế độ ăn quá kiêng khem nhưng để giảm các triệu chứng đồng thời ngăn ngừa biến chứng, vậy người bị polyp túi mật kiêng ăn gì? Người bệnh nên hạn chế một số thực phẩm có chứa nhiều chất béo có hại hoặc chứa nhiều cholesterol trong các nhóm được liệt kê sau đây:
- Chocolate, đồ ngọt: Trừ những thanh chocolate nguyên chất, đa phần chocolate hiện nay đều được thêm một lượng lớn chất phụ gia khác nhau để tạo vị ngọt và hương vị. Bên cạnh đó các loại bánh, bánh sinh nhật, kem, sữa chua… cũng nên hạn chế.
- Sữa: Có thể không phải dừng hẳn việc dùng sữa nhưng bệnh nhân nên hạn chế. Bệnh nhân có thể từ từ giảm lượng sữa hàng ngày để theo dõi chuyển biến của bệnh.
- Thực phẩm có chất béo cao: Bất kỳ thực phẩm nào có hàm lượng chất béo cao đều sẽ gây ra những cơn đau đớn cho người bệnh. Do đó, người bệnh không nên ăn nhiều thịt mỡ, đồ chiên xào. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần cân nhắc để cân đối lượng mỡ nạp vào, bởi nếu tiêu thụ quá ít hoặc cắt hoàn toàn chất béo sẽ khiến bệnh nhân giảm cân nhanh chóng, hoặc gây ra các triệu chứng như đau đầu và chóng mặt.
- Rượu, đồ uống có cồn: Sử dụng nhiều hoặc thường xuyên rượu không mang lại lợi ích cho túi mật và ngay cả sự hoạt động của gan.
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản khi bị polyp túi mật nên ăn gì và kiêng ăn gì mà người bệnh cần chú ý. Polyp túi mật có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như ung thư túi mật, viêm nhiễm túi mật, hoại tử túi mật rất nguy hiểm do đó, bệnh nhân không được chủ quan với căn bệnh này. Khi mắc bệnh người bệnh tốt nhất là nên chữa trị bệnh theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa để có thể hạn chế được bệnh tốt nhất.
Người bị polyp túi mật phần lớn là bị tổn thương từ gan, cơ quan tạo ra dịch mật và đổ vào túi mật. Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên có tác dụng mát gan, cân bằng dịch mật cũng có thể điều trị được polyp túi mật, tuy nhiên tỉ lệ hết bệnh không được cao như điều trị sỏi mật hay sỏi thận.
Bạn muốn điều trị bảo tồn và tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏi. XEM NGAY giải pháp điều trị sỏi không cần phẫu thuật.
Về Sỏi Mật Trái Sung
Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.