Sỏi Mật theo quan niệm Y Học Cổ Truyền

Mật trong gan là một dung dịch đẳng trương với thành phần điện giải như huyết tương. Trong khi đó mật trong túi mật lại khác với mật trong gan do các ion clo và bicarbonate đã được hấp thu qua lớp biểu bì của túi mật.

Thành phần của mật gồm 82% là nước, 12% là acid mật, 4% là lecithin và các phospholipid còn cholesterol không este hóa chỉ chiếm 0,7%. Những thành phần còn lại như bilirubin kết hợp, các protein (IgA, chất chuyển hóa của các hormone, những protein được chuyển hóa ở gan), những chất điện giải, chất nhầy và những chất chuyển hóa của thuốc

Acid mật trong gan và trong túi mật còn gọi là các acid mật sơ cấp như cholic và chenodeoxy cholic vốn được tổng hợp từ cholesterol trong gan, được kết hợp với glycin và taurin. Trong khi đó các acid mật thứ cấp là deoxycholat và lithocholat vốn là các acid mật nguyên phát bị chuyển hóa bởi các vi khuẩn trong ruột. Ngoài ra còn có một acid mật thứ phát là ursodeoxychoalat vốn là một dị phân của chenodeoxycholic.

sỏi mật theo quan niệm y học cổ truyền
Hình ảnh sỏi trong túi mật

Trong một thành phần mật bình thường, tỷ lệ kết hợp với cholesterol của glycin và taurin là 3:1. Sự hòa tan của cholesterol trong mật sẽ tùy thuộc vào tỷ lệ giữa acid mật và lecithin cũng như nồng độ của các thành phần lipid có trong mật. Chính sự thay đổi các yếu tố này sẽ đưa đến sự thành lập sỏi mật.

Vai trò của acid mật không những giúp cho sự bài xuất cholesterol theo đường mật dễ dàng mà còn cần thiết cho sự hấp thu chất mỡ vào trong ruột, thúc đẩy sự lưu thông dòng mật trong gan cũng như sự chuyên chở các muối điện giải và nước ở ruột non và ruột già.

Chu trình chuyển hóa của acid mật tùy thuộc vào dòng tuần hoàn gan – ruột. Phần lớn các acid mật hấp thu qua cơ chế chuyên chở chủ động ở cuối hồi trang. Từ đó chúng sẽ theo hệ tĩnh mạch cửa về gan, được hấp thu tại tế bào gan, để rồi được tái kết hợp và tái bài tiết. Trung bình mỗi ngày sẽ có một lượng mật từ 2 – 4g chu chuyển theo vòng tuần hoàn gan – ruột khoảng 5 lần để đảm trách việc tiêu hóa chất mỡ và chỉ thất thoát theo phân khoảng 0,3 – 0,6g/ ngày. Tuy nhiên với tốc độ sản xuất mật ở gan tối đa là 5g/ngày thì việc thất thoát mật qua phân trong những bệnh lý của ruột (ví dụ như bệnh Crohn) nhất định sẽ đưa đến bệnh lý tiêu phân mỡ.

Sự bài xuất acid mật vào ruột còn tùy thuộc vào chức năng của túi mật và cơ vòng Oddi với cơ chế điều hòa của một hormon là cholecystokinin (CCK) vốn được bài xuất từ niêm mạc tá tràng để đáp ứng cho việc tiêu hóa chất mỡ và các acid amin trong thức ăn, tác dụng CCK là

  • Gây cơ bóp túi mật
  • Gĩan cơ vòng oddi
  • Tặng sự bài tiết mật của gan đưa đến sự thúc đẩy mật bài xuất và tá tràng.

Sỏi mật gặp rất nhiều ở các nước phương Tây. Riêng tại Mỹ chúng xuất hiện khoảng 20% ở nữ giới và 8% ở nam giới trong độ tuổi 40. Tính trung bình năm có khoảng 1 triệu trường hợp mới.

Riêng về loại sỏi sắc tố (với thành phần chính là calcium bilirubinat) lại thường xuất hiện ở các nước Viễn Đông và có liên quan mật thiết với bệnh lý nhiễm trùng đường mật.

Theo Y học Cổ Truyền

Sỏi mật (túi mật và đường mật) với các triệu chứng đau liên sườn phải, buồn nôn, nôn mửa và các rối loạn tiêu hóa hoặc thậm chí là vàng da, thuộc phạm trù chứng can khí thống và hoàng đản mà nguyên nhân có thể là do ăn uống thất thường hoặc do rối loạn chức năng vận hóa của tỳ trước đó đưa đến rối loạn công năng sơ tiết của can đởm. Từ đó đởm trấp bị ứ đọng mà sinh ra thấp, thấp uất kết sinh ra nhiệt (trường hợp biến chứng thành viêm đường mật). Đồng thời rối loạn công năng sơ tiết của can đưa đến can khí uất kết gây đau và can khí hoàn nghịch khiến cho vị khí bất giáng nạp gây nôn mửa, ợ hơi.

Các thể bệnh theo Y học Cổ Truyền

  • Thể khí trệ: Đau vùng hạ sườn phải âm ỉ hoặc quặn từng cơn kèm buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác như đầy bụng, sôi bụng, ợ hơi xảy ra sau ăn, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
  • Thể thấp ứ: Triệu chứng như trên nhưng kèm theo vàng da, rêu lưỡi vàng dày nhớt, mạch huyền hoạt.

Điều trị bằng Y học Cổ Truyền

  • Mục đích

– Lợi mật: Tăng cường sự bài tiết dịch mật như kim tiền thảo và chất 6 dimethoxy coumarin của nhân trần và paratolyl methyl carbinol của uất kim.

– Tống mật: Làm giãn cơ vòng Oddi như: nhân trần, uất kim (curcumin).

– Co bóp túi mật: Chi tử

  • Dùng bài thuốc đông y theo hướng hành khí, giải uất và thông lâm lợi thấp, gồm: Kim tiền thảo 40g, Chi tử 12g, Nhân trần 12g, Chỉ xác 8g, Uất kim 8g.

Trong đó

– Theo đó ở thể khí trệ, ta có thể gia thêm Hương phụ, Mộc hương, mỗi thứ 8g để tăng tác dụng lý khí chỉ thống.

– Ở thể thấp ứ có thể gia thêm Đại hoang 8g để tăng tác dụng hóa thấp.

Ngoài ra việc sử dụng mật ngan (vịt xiêm) trong việc điều trị sỏi mật cholesterol còn đang nghiên cứu.

Điều trị sỏi mật bằng các bài thuốc của Đông y cũng có tác dụng rất tốt, tuy nhiên bệnh nhân cần được thăm khám và chỉ định cụ thể, không nên tự ý sử dụng.

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    Về Sỏi Mật Trái Sung

    Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

    Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 01324/2018/ATTP-XNQC ngày 19/11/2018 của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM
    soimat
    soimat