Bệnh sỏi mật

Do nhiều yếu tố về tinh thần, ăn uống cũng như các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học mỗi ngày mà tỉ lệ mắc bệnh sỏi mật ngày càng tăng. Theo đó cũng có nhiều biến chứng nguy hiểm xuất hiện hơn. Hãy cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu về bệnh sỏi mật và cách điều trị hiệu quả hiện nay.

bệnh sỏi mật và cách điều trị

Sỏi mật được tạo thành như thế nào?

Dịch mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin và cholesterol. Sỏi mật được hình thành là do sự mất cân bằng giữa các thành phần này. Cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó được hòa tan trong muối mật. Một sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Sự giảm co bóp và túi mật rỗng thường gặp ở thai kì là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi cholesterol.

Phân loại sỏi mật

1. Theo nguồn gốc hình thành

  • Sỏi cholesterol: Được hình thành do quá dư thừa cholesterol (cholesterol chiếm trên 70% lượng dịch mật), cholesterol này không được hòa tan bởi dịch mật và kết tinh với các thành phần khác lại thành sỏi. Sỏi dạng này chiếm 60% các dạng sỏi mật hiện nay.
  • Sỏi sắc tố: Thành phần sỏi chủ yếu là Bilirubin  và các muối canxi (hàm lượng cholesterol dưới 30%), thường hình thành do nhiễm trùng mãn tính đường mật hoặc nhiễm ký sinh trùng (như giun sán) hoặc mắc các bệnh về máu dẫn đến tăng lượng bilirubin (được tạo thành do hồng cầu bị phá hủy nhiều).
  • Sỏi hỗn hợp: Được tạo thành khi hàm lượng cholesterol chiếm 30% – 70% dịch mật.

2. Theo vị trí

  • Sỏi túi mật: Sỏi nằm trong túi mật.
  • Sỏi ống mật chủ: Sỏi nằm trong ống mật chủ.
  • Sỏi gan (sỏi ống mật gan): Sỏi nằm gần gan và cổ của ống mật chủ.

Ngoài ra thì bùn mật và sỏi bùn túi mật là dạng khởi đầu của sỏi mật. Sỏi mật lúc đầu ở dạng bùn rời rạc, quá trình co bóp túi mật tự đẩy bùn ra nhưng nếu không đẩy ra hết thì lâu ngày bùn sẽ kết tinh lại dưới dạng khối cứng hơn và sỏi mật hình thành.

Lưu ý: Thời gian và cách điều trị bệnh sỏi mật có thể khác nhau đối với các loại sỏi mật khác nhau.

Nguyên nhân cơ bản hình thành sỏi mật

  • Nguyên nhân thứ nhất: Thành phần chính trong mật là cholesterol, bilirubin và muối canxi, những thành phần này chiếm giữ một tỉ lệ nhất định để hòa tan dịch mật. Nếu vì một lý do nào đó mà tỉ lệ này không cân bằng thì nguy cơ hình thành sỏi mật là rất cao.
  • Nguyên nhân thứ hai: Là do nhiễm trùng đường mật (thường do ký sinh trùng) hoặc sự gia tăng chất thải bilirubin (do hồng cầu bị phá hủy nhiều).

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi mật

  • Đau: Sỏi gây cản trở sự lưu thông của dịch mật, khi đó hệ tiêu hóa không hấp thu được chất béo do thiếu dịch mật dẫn đến tình trạng đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu. Mặt khác, khi sỏi di chuyển hoặc dịch mật bị ứ trệ còn gây nên các cơn đau quặn mật, quặn gan, viêm đường mật, túi mật, nếu phát hiện muộn ổ viêm có nguy cơ hóa mủ. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh phải nhập viện do nhiễm trùng hoặc tổn thương các cơ quan lân cận (gan, tụy…) nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.
  • Sốt: Bệnh nhân bị sỏi mật thường bị sốt vì lý do nhiễm khuẩn đường mật, nếu không có nhiễm khuẩn thì không có sốt, có thể sốt cao, rét run nhưng cũng có khi sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau, có khi sốt kéo dài.
  • Vàng da: Da và võng mạc mắt cuả bệnh nhân bị sỏi mật bị vàng là do tắc mật, xuất hiện khi sỏi ở ống mật chủ, ống gan hoặc trong gan tùy theo mức độ tắc mật mà vàng nhẹ hay vàng đậm. Trong trường hợp chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.
  • Gan to: Là triệu chứng thường gặp của bệnh nhân bị sỏi mật, mức độ gan to phụ thuộc vào mức độ tắc mật, sỏi túi mật không gây gan to. Tắc mật do sỏi trong ống mật chủ có thể xuất hiện túi mật to.
  • Chán ăn: Những bệnh nhân bị sỏi mật vì bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thức ăn không tiêu được do thiếu dịch mật nên hay có những biểu hiện như chán ăn, suy sụp tinh thần.

Ngoài những triệu chứng trên thì những người bệnh còn có thể biểu hiện một số triệu chứng khác như: Thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, không thích dầu mỡ, chán ăn, táo bón, tiêu chảy…

Lưu ý: Trường hợp người bệnh có những biểu hiện trên thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở khám chữa bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và kích thước sỏi… mà các bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp (Phẫu thuật, uống thuốc tán sỏi…)

bệnh sỏi mật và cách điều trị

Sỏi trong mật

Cách hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật

1. Cách hỗ trợ điều trị đối với sỏi túi mật

  • Dùng thuốc giúp tan sỏi, áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian dùng kéo dài 6 – 24 tháng, ursodeoxycholic acid 8 – 10mg/kg trọng lượng.
  • Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.
  • Cắt túi mật qua nội soi: dùng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, đây là phương pháp hiện nay thường dùng phổ biến, rút ngắn thời gian nằm viện và hồi phục sức khỏe nhanh.
  • Cắt túi mật bằng mổ phanh: áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.

2. Cách hỗ trợ điều trị đối với sỏi trong gan và ống mật chủ

  • Lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ oddi, áp dụng với sỏi ở ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật.
  • Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng, áp dụng với sỏi to.
  • Phẫu thuật để lấy sỏi.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về bệnh sỏi mật và cách hỗ trợ điều trị. Mọi ý kiến đóng góp hoặc ý kiến xin vui lòng gửi về cho chúng tôi.

Bạn cần tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏi và dùng bài thuốc từ dược liệu dân gian, an toàn. XEM NGAY giải pháp điều trị sỏi.

?Về Sỏi Mật Trái Sung

Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

soimat
soimat