4 Dấu hiệu đau sỏi bàng quang không nên bỏ qua

Sỏi bàng quang là một trong những bệnh liên quan đến hệ bài tiết. Sỏi càng lớn mức độ nguy hiểm đến chức năng bài tiết càng cao. Dưới đây là 4 dấu hiệu đau sỏi bàng quang giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh này. Bạn tham khảo ngay nhé!

Sỏi bàng quang có nên mổ không?

Sỏi bàng quang hình thành do quá trình tích tụ nhiều chất rắn dạng canxi ở thận. Sỏi thận dịch chuyển theo dòng chảy của nước tiểu rơi xuống bàng quang và mắc kẹt tại đây. Sỏi bàng quang ngày càng lớn sẽ càng gây đau và viêm bàng quang. Bạn sẽ khó có triệu chứng đau sỏi bàng quang khi sỏi còn bé. 

Khi bị sỏi bàng quang có nên mổ không? Chỉ định mổ sẽ được chỉ định khi sỏi có kích thước lớn, đau viêm nhiều, chức năng bàng quang suy giảm. Vì trường hợp sỏi càng lớn sẽ càng nguy hiểm, nguy cơ thận ứ nước càng lớn. Ngoài ra, khi phương pháp dùng thuốc không đáp ứng được thì sẽ được chỉ định tán hoặc mổ. 

Hiện nay, phần lớn phác đồ điều trị nội khoa dùng thuốc ngày càng được ưu tiên. Vì sỏi là bệnh lý mạn tính rất dễ tái phát nên khi mổ thì khả năng bị lại rất cao. Sỏi có thể tái phát ở nhiều vị trí như: thận, niệu quản, ống niệu đạo,… 

Chính vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh sỏi bàng quang bạn cần điều trị ngay. Vì biến chứng mà sỏi để lại cho hệ bài tiết rất nguy hiểm. 

 Sỏi bàng quang có nên mổ không?

 Sỏi bàng quang có nên mổ không?

Dấu hiệu đau sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng điển hình của bệnh. Khi sỏi lớn thì sẽ có dấu hiệu đau sỏi bàng quang rất rõ. Dưới đây là 4 triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang:

  • Tiểu nhiều lần, ngắt quản hoặc bí tiểu: Khi bàng quang chứa sỏi đặc biệt là sỏi có kích thước lớn thì sẽ gây tắc đường tiểu. Bạn sẽ gặp khó khăn khi đi tiểu như buốt, rắt, tiểu khó hoặc bí tiểu. Tình trạng này bạn để lâu không điều trị sẽ làm suy thận, chân tay phù nề rất nguy hiểm.
  • Nước tiểu có màu và mùi lạ: Sỏi bàng quang càng lớn khả này cọ xát ngày càng cao vì thế sẽ tạo ra nhiều vết thương bên trong hơn. Quá trình này lặp lại nhiều lần sẽ gây nhiễm trùng đường tiểu. Chính vì vậy bạn sẽ có triệu chứng khi tiểu nước tiểu sẽ mùi tanh hôi và màu sẫm. 
  • Đau vùng bụng dưới: Nước tiểu chứa trong bàng quang càng nhiều  do không thoát ra ngoài kịp sẽ căng bàng quang. Bạn sẽ có cảm giác đau vùng thượng vị vì sỏi lúc này gây tắc nghẽn đường tiểu. Cộng với việc sỏi dịch chuyển liên tục nên mức độ đau càng âm ỉ và kéo dài hơn. 
  • Sốt cao kèm lạnh run: Quá trình ma sát của sỏi bàng quang ngày càng nhiều sẽ gây chảy máu bên trong nên rất dễ viêm. Bạn sẽ có dấu hiệu sốt cao, lạnh run và khó có thể tự hạ sốt tại nhà. Những lúc này bạn cần đến ngay bệnh viện gần nhất nhé!

 Đau sỏi bàng quang tập trung ở vùng bụng dưới

 Đau sỏi bàng quang tập trung ở vùng bụng dưới

Bị sỏi bàng quang nên và không nên ăn gì?

Cơn đau sỏi bàng quang gây cảm giác khó chịu cho người bệnh chính vì vậy ăn uống rất quan trọng. Dưới đây là một vài lưu ý cho những ai đang mắc bệnh sỏi bàng quang:

  • Uống nhiều nước lọc, ít nhất 2l/ngày: Việc làm này giúp đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Đồng thời giúp tăng cường chức năng thận để lực đẩy nước tiểu mạnh hơn. Sỏi bàng quang sẽ được ra ngoài theo đường tiểu một cách tự nhiên. 
  • Hạn chế thực phẩm giàu canxi, oxalat: Vì chính những loại thực phẩm này nếu bổ sung quá nhiều sẽ làm cho tình trạng sỏi nghiêm trọng hơn. Cho nên bạn cần ăn vừa đủ dinh dưỡng sẽ tốt cho sức khoẻ lúc này nhé!
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây: Lượng vitamin và khoáng chất có trong trái cây và rau xanh rất lớn. Đảm bảo cơ thể có sức đề kháng tốt và làm cơn đau do sỏi bàng quang gây ra. 
  • Hạn chế chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá: Những loại thức uống này nếu bạn lợi dụng quá mức sẽ làm suy giảm chức năng thận. Càng làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị sỏi bàng quang hơn. 

Có thể bạn quan tâm:
Sỏi bùn bàng quang điều trị ra sao?

[Mách nhỏ] 5 Cách giảm đau sỏi bàng quang tại nhà

Tập thể dục giúp giảm cơn đau sỏi bàng quang

Ngoài chế độ ăn uống ra thì việc tập thể dục cũng quan trọng không kém. Đặc biệt đối với bệnh sỏi bàng quang thì rất cần thiết. Bạn cần lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng của cơ thể, các bài tập nhẹ nhàng tránh quá sức. Yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, cầu lông,… là một trong những lựa chọn thông minh khi mắc bệnh sỏi. 

Như vậy, trên đây là 4 triệu chứng đau sỏi bàng quang giúp bạn dễ dàng nhận biết bệnh. Ngoài ra bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống và thể thao khoa học, Đặc biệt, bạn cần đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để nhanh hết bệnh. 

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Trả lời

soimat
soimat