[Bật mí] 5 Căn bệnh thận thường gặp

Thận là cơ quan trong hệ tiết niệu có dạng hình hạt đậu, bằng khoảng nắm tay, mỗi người có hai quả thận đảm nhận nhiều vai trò quan trọng của cơ thể. Cùng tìm hiểu 5 căn bệnh thận thường gặp, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng những bệnh này

Bệnh sỏi thận – bệnh thận 

Sỏi thận là gì?

  Sỏi thận thuộc bệnh thận do kết quả của các tinh thể rắn tạo nên 

  Sỏi thận thuộc bệnh thận do kết quả của các tinh thể rắn tạo nên 

Sỏi thận là một trong những căn bệnh thận rất phổ biến ở hệ tiết niệu. Sỏi thận là kết quả của việc các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lâu ngày tại thận, niệu quản, bàng quang,… kết tinh thành dạng tinh thể rắn.

Sỏi thận có thể có dạng bùn hoặc dạng rắn như một viên sỏi và có nhiều kích thước khác nhau, từ vài mm tới vài cm. Nếu sỏi thận nhỏ có thể bị bài tiết ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng nếu viên sỏi của bạn đã lớn thì sẽ bị kẹt lại trong thận, ống dẫn thận, bàng quang,…gây ra những cơn đau, tổn thương niêm mạc thậm chí những biến chứng nặng nề hơn.

Nguyên nhân gây ra sỏi thận

Sỏi thận xuất hiện thường do thói quen trong cuộc sống của bạn chưa khoa học, thường gặp như:

  • Thường xuyên ăn nhiều thức ăn nhiều gia vị, mặn, nhiều dầu mỡ
  • Ít uống nước, khiến cơ thể không có đủ nước cung cấp cho quá trình lọc thận và đào thải các chất cặn
  • Nghỉ ngơi không đủ, mất ngủ lâu ngày làm hoạt động sản sinh tế bào của cơ thể bị giảm sút, mô thận bị tổn thương không kịp tái tạo.
  • Kiêng ăn thiếu khoa học, giảm cân đột ngột, nhịn ăn sáng
  • Thường xuyên nhịn tiểu khiến các chất dư thừa tích tụ tại thận
  • Lạm dụng thuốc, thuốc kháng sinh thường xuyên

Triệu chứng khi bị bệnh

  • Thường bị đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới
  • Đau khi tiểu, tiểu rát, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu són
  • Buồn nôn
  • Hay bị sốt vặt, ớn lạnh

Phòng ngừa sỏi thận như thế nào?

  • Uống đủ nước mỗi ngày (lượng nước này dựa trên thể trạng từng người và thường khoảng từ 1,5- 2,5 lít/ngày)
  • Hạn chế ăn thức ăn nêm gia vị quá đậm
  • Duy trì thói quen vận động tập thể dục điều độ

Bệnh suy thận – bệnh thận 

Suy thận là gì?

Bệnh suy thận là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 của các bệnh thận thường gặp. Đây là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Bệnh thường diễn biến thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp và suy thận mạn.

  • Suy thận cấp là tình trạng tổn thương thận cấp. Thường diễn ra trong vài ngày và có thể phục hồi nếu được điều trị.
  • Suy thận mạn là quá trình đi xuống của chức năng thận và không có khả năng phục hồi lại. Các biện pháp chữa trị hiện nay chỉ giúp làm chậm lại tiến triển bệnh và hạn chế một số biến chứng có thể xảy ra. Giai đoạn cuối của suy thận mạn người bệnh phải thay thận hoặc chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.

Nguyên nhân gây suy thận

  • Suy thận cấp: thận bị tổn thương, chấn thương gây mất máu, nhiễm trùng huyết, biến chứng sau khi chữa một số bệnh khác
  • Suy thận mạn: Thường là biến chứng hệ lụy đi theo những bệnh khác như đái tháo đường, cao huyết áp, thận đa nang, viêm đài bể thận,…

Triệu chứng của suy thận

  • Bệnh suy thận thường không dễ phát hiện, chỉ khi bệnh diễn biến nặng mới xuất hiện triệu chứng. Thường gặp:
  • Buồn nôn, nôn ói thường xuyên
  • Chán ăn, mệt mỏi
  • Mất ngủ kéo dài
  • Tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu ít hoặc nhiều một cách bất thường
  • Tiểu ra máu

Những biến chứng mắc phải khi bị suy thận

  • Phù nề tay chân, cao huyết áp, phù phổi cấp
  • Bệnh tim
  • Thiếu máu, tăng kali máu
  • Giảm mật độ xương, xương yếu và dễ gãy
  • Suy giảm miễn dịch khiến người bệnh dễ bị mắc các bệnh cơ hội
  • Tổn thương thần kinh trung ương
  • Giảm khả năng sinh lý, ham muốn hoặc thậm chí bất lực

Phòng bệnh suy thận

  • Giữ lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục.
  • Duy trì cân nặng ổn định
  • Ăn nhạt, hạn chế thức ăn quá mặn, quá nhiều dầu mỡ
  • Uống nhiều nước
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, theo dõi chỉ số đường huyết, huyết áp,…

Bệnh viêm bể thận cấp – bệnh thận 

Bệnh viêm bể thận cấp là gì?

Viêm thận bể thận cấp liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu

Viêm thận bể thận cấp liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu

Đây là bệnh thận liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu. Trong đó bao gồm nhiễm khuẩn cấp tính đài thận, bể thận, niệu quản, nhu mô. Bệnh thường xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu dưới, sau phẫu thuật tiết niệu,…

Triệu chứng viêm thận bể thận cấp

  • Sốt cao đột ngột
  • Rét run người không rõ nguyên do
  • Sức khỏe giảm sút nhanh và đột ngột
  • Đau vùng sườn lưng hoặc âm ỉ hoặc dữ dội
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu
  • Chán ăn, chướng bụng, buồn nôn

Biến chứng thường gặp khi bị bệnh

Khi bị bệnh triệu chứng nhiễm trùng thường hiện rõ
Nếu được điều trị kịp thời bệnh có thể khỏi hoặc cải thiện rõ rệt sau từ 10 đến 14 ngày. Nhưng nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ dễ bị tái phát, diễn biến càng nặng hơn, thậm chí tử vong.

Hội chứng thận hư – bệnh thận 

Thận hư là bệnh gì?

Hội chứng thận hư là tình trạng thận bị hư yếu, viêm phù, nước tiểu có protein. Ngoài ra, thận hư là căn bệnh thận liên quan đến hàm lượng protein trong máu và mỡ.

Nguyên nhân gây ra bệnh

  • Cầu thận bị tổn thương, chức năng thận suy giảm sẽ gây ra bệnh thận hư nguyên phát
  • Bệnh thận hư thứ phát do nguyên nhân đái tháo đường, lupus ban đỏ, rối loạn miễn dịch, nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc.

Triệu chứng

  • Phù toàn thân, nguy cơ tràn dịch màng bụng, phổi, tim, tinh hoàn thậm chí là phù não
  • Tiểu ít
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Da tái xanh, mất ngủ, trí nhớ giảm sút
  • Suy thận, nhiễm trùng, máu đông ở tĩnh mạch và hạ canxi

Xem thêm:

Giải pháp mới cho người bị sỏi thận

Sỏi đường tiết niệu – Nguyên nhân, biến chứng và cách chữa trị

Bệnh mãn tính là gì? Người bệnh nên biết

Bệnh viêm cầu thận – bệnh thận 

Viêm cầu thận là gì?

Đây là một trong những căn bệnh thận rất nguy hiểm. Bệnh này xảy ra ở vị trí cầu thận, bao gồm cả tiểu cầu thận và mạch máu trong thận. Bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến suy thận, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Viêm cầu thận có hai thể là viêm cầu thận cấp tính và viêm cầu thận mạn tính.

  • Viêm cầu thận cấp tính xuất hiện sau khi nhiễm liên cầu khuẩn và có thể hồi phục sau điều trị từ 4 tới 6 tuần
  • Viêm cầu thận mạn tính tiến triển trong thời gian dài, từ nhiều tháng đến nhiều năm, khiến thận bị suy giảm chức năng, dần dần xơ teo, không có khả năng hồi phục

Nguyên nhân bệnh

  • Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A ở một số loại
  • Biến chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống
  • Biến chứng của đái tháo đường
  • Tác dụng phụ sau khi dùng thuốc điều trị lâu ngày

Triệu chứng

  • Phù ở mặt, phù chân, đặc biệt là vào thời gian buổi sáng
  • Tăng huyết áp (thường bị khi viêm cầu thận cấp, ít bị hơn đối với viêm cầu thận mạn).
  • Suy tim, tai biến mạch máu não
  • Tiểu ra máu, nước tiểu có màu đỏ, xuất hiện 1-2 lần mỗi ngày, tần suất ngày càng thưa dần rồi hết hẳn.
  • Sốt nhẹ
  • Đau thắt lưng âm ỉ hoặc dữ dội
  • Đau bụng, trướng bụng, chán ăn

Phòng ngừa bệnh viêm cầu thận

  • Điều trị bệnh nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A
  • Cân bằng hợp lý giữa sinh hoạt, làm việc, tập thể dục và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là người có tiền sử các bệnh liên quan đến thận
  • Ăn nhạt, hạn chế đạm nếu có dấu hiệu suy thận khi bị viêm cầu thận

Trên đây là 5 bệnh thận thường gặp và thường có những triệu chứng đặc trưng. Chính vì thế, khi mắc các loại bệnh trên bạn cần thăm khám và chữa trị ngay. 

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Trả lời

soimat
soimat