Đau sỏi thận ở vị trí nào?

Hiện nay, sỏi thận là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể làm suy thận nếu không được chữa trị. Đau sỏi thận ở vị trí nào? Làm gì để giảm đau do sỏi thận gây nên? Có nên uống thuốc giảm đau không?

Đau sỏi thận ở vị trí nào?

Chạy thận chi phí bao nhiêu?

Thận là cơ quan không thể thiếu của hệ bài tiết, đảm nhận vai trò lọc máu và đào thải chất độc. Tuy nhiên, chức năng này bị gián đoạn một phần hoặc toàn phần do có sỏi thận. 

Sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm đường tiết niệu
  • Tắc nghẽn đường tiểu
  • Viêm niệu quản
  • Thận ứ nước 
  • Thận hư
  • Suy thận 

Các biến chứng sỏi thận ngày càng gây áp lực lên chức năng của thận. Nhiều trường hợp, thận không thể tự lọc chất độc đẩy ra khỏi cơ thể bắt buộc người bệnh phải chạy thận nhân tạo. Chi phí chạy thận  tuỳ thuộc vào thiết bị mà thường sẽ giao động từ 700.000đ – 1.000.000đ/lần chạy. Chi phí chạy thận rẻ hơn nếu bạn có BHYT. 

Tuy nhiên, chạy thận chỉ giúp cơ thể người bệnh khỏe hơn trong thời gian ngắn. Chính vì thế, bắt buộc người bệnh phải chạy thận theo chu kỳ và duy trì liên tục. 

Bị sỏi thận đau ở đâu?

Để ngăn biến chứng phải chạy thận, tốn nhiều chi phí thì việc phát hiện sớm sỏi thận là cần thiết. Đau sỏi thận ở vị trí nào? Sỏi thận gây đau tập trung ở vùng mạn sườn phải hoặc trái. Vùng đau lan rộng lên thắt lưng, hoặc xuống háng, đùi, thậm chí là bộ phận sinh dục. 

Cơn đau thận kéo dài nhiều giờ, đau quặn ở thận hoặc xuất hiện đột ngột và hết ngay sau đó. Cơn đau nhiều hơn khi người bệnh đi lại mạnh hoặc làm công việc nặng sỏi di chuyển liên tục và gây đau. 

Tuy nhiên, người ít vận động cũng sẽ gây đau hoặc không vận động cũng sẽ gây đau. Sỏi thận trong trường hợp này không dịch chuyển nhiều qua nhiều vị trí trong hệ bài tiết. Mà sỏi lại mắc kẹt lại ở niệu quản ngay vị trí tiếp giáp niệu quản và cổ thận thì khả năng gây đau rất cao. 

Kích thước, hình dạng và thành phần cấu tạo nên sỏi sẽ quyết định đến mức độ gây đau của sỏi thận. Sỏi ở dạng canxi, kích thước lớn sẽ gây đau nhiều hơn là sỏi có kích thước bé. 

Sỏi thận đau ở vùng nào?

Sỏi thận đau ở vùng nào?

Triệu chứng khác của bệnh sỏi thận

Ngoài cách đơn giản giúp nhận biết được vị trí đau sỏi thận là tập trung quanh vùng mạn sườn. Thì sỏi thận cũng có thể phát hiện sớm khi có các triệu chứng khác. 

Nước tiểu đục, có mùi hôi và tanh: Đây được xem là triệu chứng thường gặp khi niệu quản bị viêm và nhiễm khuẩn nặng. Môi trường này rất thuận lợi cho vị khuẩn gây hại phát triển nhanh và sẽ tác động xấu đến thận nhiều hơn. 

Tiểu nhiều lần, mỗi lần một ít: Sỏi thận sẽ cản trở quá trình đẩy nước tiểu ra ngoài và gây tắc nghẽn đường tiểu. Đây cũng là trường hợp sỏi sẽ dễ tăng nhanh về kích thước vì hàm lượng chất rắn tích tụ nhiều trong hệ bài tiết. 

Tiểu buốt, rắt, nước tiểu có lẫn máu: Xảy ra khi viên sỏi lớn, cọ xát nhiều vào các bộ phận của hệ tiết niệu. Quá trình này diễn ra thường xuyên sẽ gây xuất huyết bệnh trong và nước tiểu ra ngoài sẽ có màu đỏ hoặc hồng. 

Sốt cao kèm theo rét run: Cơ thể người bệnh đang bị viêm do sỏi làm xuất huyết bên trong nên sẽ có triệu chứng là sốt cao. 

Buồn nôn: Sỏi gây áp lực lên các dây thần kinh vùng bụng nên sẽ gây cảm giác buồn nôn, khó tiêu hoặc chán ăn. 

 Tiểu buốt, rắt hoặc thậm chí là tiểu ra máu được xem là triệu chứng của sỏi thận 

 Tiểu buốt, rắt hoặc thậm chí là tiểu ra máu được xem là triệu chứng của sỏi thận 

Cách giảm đau do sỏi thận gây ra

Đau sỏi thận ở vị trí nào? Cách giảm đau do sỏi thận gây ra phải làm sao? Cảm giác đau do sỏi thận gây nên là một triệu chứng gây khó chịu với người bệnh. Để giảm đau do bệnh sỏi thận gây nên thì bạn có thể tham khảo các cách sau đây:

Kết hợp ăn uống và thể thao hợp lý sẽ giảm đau sỏi thận hiệu quả 

Kết hợp ăn uống và thể thao hợp lý sẽ giảm đau sỏi thận hiệu quả 

Tham khảo các bài tập yoga tốt cho chức năng của thận, thận làm việc tốt sẽ đẩy lùi được sỏi thận. Hạn chế sỏi thận tái phát khi cơ thể bạn có một sức khỏe tốt thông qua luyện tập thể thao thường xuyên.  

Bạn cũng có thể tham gia các bài tập chạy bộ, tập dưỡng sinh, ngồi thiền mà bạn thích. Miễn là bạn luyện tập hàng ngày và yêu thích chúng, bạn có thể tập cùng người thân hoặc bạn bè. 

Chế độ dinh dưỡng cũng được xem là một giải pháp hợp lý để cải thiện các cơn đau do sỏi thận gây nên. Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều canxi thường xuyên mà chỉ nên ăn vừa đủ dinh dưỡng. Nói không với canxi dạng viên uống nếu bạn muốn sỏi ngày càng lớn, tình trạng đau kéo dài. 

Bổ sung nước lọc mỗi ngày ít nhất 2 lít đảm bảo cho thận lọc chất thải tốt, hạn chế chất rắn kết tủa. Ngoài ra, uống nước lọc giúp da khoẻ, hạn chế lão hoá da. 

Bạn uống các thảo dược thiên nhiên để giảm các cơn đau do sỏi thận gây ra. Trái sung sắt khô, kim tiền thảo, râu ngô, atiso,… sẽ giúp lợi tiểu, kháng viêm và giảm đau tốt. 

Có nên uống thuốc giảm đau không? – Đau sỏi thận ở vị trí nào?

Vị trí đau sỏi thận thường tập trung ở vùng thận và bất tiện cho người bệnh. Vậy có nên uống thuốc giảm đau để dễ chịu hơn không?

Giảm đau khi dùng thuốc là lựa chọn tạm thời để ngăn cơn đau tác động lên hệ thần kinh gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì sẽ gây lờn thuốc và nguy hại cho tim mạch. 

Một vài trường hợp, người bệnh đau quằn quại, không thể đứng hoặc không làm bất cứ việc gì được. Thì việc truyền thuốc giảm đau hoặc tiêm thuốc giảm đau lựa chọn hợp lý nhất. 

Cơn đau sẽ giảm ngay khi được truyền thuốc giảm đau. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng khi không được sự đồng ý của bác sĩ. 

Đau sỏi thận ở vị trí nào? Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp xong. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các cách giảm đau về ăn uống và thể thao thay vì dùng thuốc giảm đau. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn nhiều sức khoẻ! 

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Trả lời

soimat
soimat